13/01/2025

Trẻ mầm non “chóng mặt” vì ngoại khoá: nhiều bên có lợi

Phần lớn trường có dạy ngoại khoá ở TP.HCM đều liên kết với các trung tâm, câu lạc bộ năng khiếu. Liên kết này thường theo công thức: trường có cơ sở vật chất, có học sinh; đối tác có chương trình, giáo viên. Ðối tác phải để lại cho trường một tỉ lệ phần trăm nhất định theo hợp đồng liên kết.

 

Trẻ mầm non “chóng mặt” vì ngoại khoá: nhiều bên có lợi

Phần lớn trường có dạy ngoại khoá ở TP.HCM đều liên kết với các trung tâm, câu lạc bộ năng khiếu.

Giờ học ngoại khoá môn võ thuật tại Trường mầm non 7A, quận Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: H.HG.

Liên kết này thường theo công thức: trường có cơ sở vật chất, có học sinh; đối tác có chương trình, giáo viên. Ðối tác phải để lại cho trường một tỉ lệ phần trăm nhất định theo hợp đồng liên kết.

Theo hiệu trưởng các trường mầm non, tỉ lệ này cao hay thấp tuỳ thuộc vào thoả thuận của ban giám hiệu với đơn vị đối tác.

Một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở TP.HCM cho biết tỉ lệ này là 50-50. Trong khi đó, hiệu trưởng một trường mầm non ở Q.Bình Thạnh nói nhà trường chỉ nhận 30% học phí, phần còn lại của đối tác.

Cô giáo cũng có phần

“Rà soát, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập có tổ chức hoạt động ngoại khóa, đặc biệt việc liên kết tổ chức làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non.

Kiên quyết đình chỉ hoạt động của các đơn vị liên kết tại các cơ sở giáo dục mầm non không thực hiện đúng quy định.

Các cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện nghiêm túc: việc dạy ngoại khóa phải tổ chức sau khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non; phụ huynh tham gia trên tinh thần tự nguyện; nhà trường đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khóa: có phòng, trang thiết bị…

Trẻ không học ngoại khóa, giáo viên vẫn tổ chức các hoạt động khác cho trẻ; ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường”.

(Trích văn bản hướng dẫn về việc tổ chức dạy và học ngoại khóa trong trường mầm non do phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt ký ngày 10-10-2014)

Ngoài ra, theo tiết lộ của một hiệu trưởng, nhiều trung tâm còn “bỏ nhỏ” với các giáo viên mầm non rằng: nếu vận động được học sinh đi học thì sẽ được hưởng hoa hồng.

Có trung tâm không chia hoa hồng sòng phẳng (tính trên đầu học sinh) nhưng có tặng quà cho các cô rồi nhờ các cô nói với phụ huynh một tiếng để họ đăng ký cho con em mình đi học.

“Ðương nhiên, trên thực tế không phải giáo viên nào cũng nhận hoa hồng và không phải giáo viên nào cũng ép phụ huynh phải đăng ký cho con em họ học ngoại kh.

Thế nhưng lợi ích vật chất thường khiến người ta đi quá xa so với chức trách của mình: cô giáo vận động ráo riết, gặp phụ huynh thì nói, nhắc nhở hoài, phụ huynh ngại nên đăng ký cho mọi chuyện êm xuôi.

Ở trường mầm non, phụ huynh sợ cô giáo chứ đâu có sợ hiệu trưởng, cô giáo trực tiếp chăm sóc con em họ mà” – hiệu trưởng trên thừa nhận.

Theo ghi nhận của chúng tôi, số lượng học sinh học ngoại kh môn hội hoạ đông hơn hẳn so với những môn học khác.

Có trường trên 90% học sinh/lớp đăng ký (ví dụ ở Trường mầm non Sơn Ca 5, Q.Phú Nhuận: lớp lá 1 có 34 học sinh học vẽ, lớp lá 2 có 32 học sinh, lớp lá 3 có 31 học sinh trong khi sĩ số mỗi lớp là 38 học sinh). Như vậy, chỉ còn vài học sinh không học vẽ.

Chơi ngoài trời để nhường lớp học cho ngoại kh

Hiện nay, hầu hết trường mầm non ở TP.HCM đều tổ chức cho học sinh học ngoại kh tại các phòng chức năng như phòng âm nhạc, phòng thể dục…

Thế nhưng một số trường mở quá nhiều lớp, quá nhiều môn học thì phòng chức năng làm sao “tải” hết? (đó là chưa kể các phòng chức năng có nhiệm vụ chính là phục vụ những tiết học chính kh).

Và ở rất nhiều trường, lớp học vẽ và lớp học tiếng Anh được thực hiện ngay tại lớp học chính kh của học sinh. Vậy còn những học sinh không đăng ký thì sao?

Tại một trường mầm non ở Q.Bình Thạnh, theo cô hiệu trưởng: “Những học sinh không đăng ký ngoại kh sẽ được cô giáo tổ chức vui chơi ngoài trời. Gặp ngày mưa gió thì học sinh sẽ chơi ở các góc chơi trong lớp học”.

Nhưng nghe qua đã thấy không ổn bởi học sinh mầm non rất hiếu động, một nhóm học sinh chơi ngay trong lớp học chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các học sinh đang học, dù ít dù nhiều. Có cán bộ quản lý lại đề xuất: “Cho học sinh vào thư viện chơi”.

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có thư viện. Vả lại, thư viện trường mầm non không giống như trường tiểu học, thường có diện tích nhỏ, hẹp, làm sao đủ chỗ cho học sinh các lớp đến chơi?

Hoạt động ngoại kh đã và đang tạo một nguồn thu nhất định cho các trường mầm non, góp phần làm tăng thu nhập cho giáo viên mầm non – ngành học không thể dạy thêm như những ngành học khác.

Thế nhưng thực tế đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: nhà trường có được phép lấy cơ sở vật chất của Nhà nước (đầu tư cho học sinh học chính kh) để các trung tâm bên ngoài vào dạy ngoại kh hay không?

Khi phòng ốc xuống cấp, trang thiết bị dạy học hư hỏng, nhà trường sẽ lấy kinh phí từ nguồn nào (ngân sách nhà nước, huy động từ phụ huynh hay yêu cầu các trung tâm dạy ngoại kh phải có trách nhiệm đóng góp) để tu bổ, sửa chữa?

Giờ học, giờ chơi nằm trong quy định nhà nước của học sinh mà các cháu phải đi ra ngoài, nhường chỗ trong lớp học cho các bạn có đóng tiền học ngoại kh liệu có bất công đối với trẻ em không?

Và tại sao các trường không tổ chức dạy ngoại kh sau giờ học (tức sau 16g hoặc17g), bởi khung giờ 7-17g hằng ngày là giờ học, giờ chơi trong quy định.

Dù các trường có tổ chức dạy ngoại khóa trong giờ chơi thì cũng không phù hợp bởi ở bậc mầm non, vui chơi cũng là một kỹ năng cần được rèn luyện và hướng dẫn.

Rồi khi các lớp ngoại kh được tổ chức quá nhiều trong nhà trường, liệu nó có lấn át các tiết học chính khóa hay không?

Lời giải cho những câu hỏi trên xin được dành cho các cấp quản lý.

 

* TS PHAN THỊ THU HIỀN (trưởng khoa giáo dục mầm non ĐH Sư phạm TP.HCM):

Không nên học quá 2 môn ngoại khoá/năm học

Trẻ mầm non không nên học nhiều hơn hai môn ngoại kh trong thời gian năm học (riêng hè thì số môn ngoại kh có thể nhiều hơn) vì mỗi môn ngoại kh các bé học ít nhất hai lần/tuần, với hai môn ngoại khoá thì hầu như ngày nào bé cũng đã có học ngoại khoá.

Chương trình ngoại khoá dày đặc với nhiều môn học quá sẽ có tác dụng ngược, ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất và tâm lý của trẻ.

Chương trình giáo dục mầm non hiện tại đã có tới bảy môn học giúp trẻ tìm hiểu/học hỏi kỹ năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau: khám phá khoa học và xã hội, làm quen với toán, làm quen tác phẩm văn học (thơ, truyện), phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất, tạo hình (vẽ, nặn, cắt dán…), âm nhạc (hát, múa).

Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non cũng nhắm tới sự phát triển toàn diện về nhiều mặt của trẻ. Vì vậy, nếu trường mầm non thực thi tốt chương trình giáo dục do bộ ban hành, trẻ đã có một nền tảng giáo dục tốt và hài hoà nhiều mặt.

Các hoạt động ngoại khoá/năng khiếu chỉ là sự bổ sung.

Việc chọn môn học ngoại kh cần tuỳ thuộc vào nhu cầu, khả năng và hứng thú của mỗi trẻ.

Ví dụ: ba mẹ có thể thấy con mình hơi nhút nhát nên học một môn ngoại kh mang tính đồng đội cao để trẻ mạnh dạn hơn; học bơi, múa để cải thiện sức khoẻ, sự dẻo dai và chiều cao cho trẻ.

Mỗi trẻ có một số tiềm năng riêng, do đó các hoạt động ngoại kh phù hợp với trí thông minh nổi trội (đặc điểm cá nhân của trẻ) sẽ tạo cơ hội cho bé thể hiện và phát triển tài năng của mình.

Ba mẹ cần đánh giá đúng sở trường và hứng thú của con để cho con theo học môn ngoại kh thích hợp mới hiệu quả.