27/11/2024

Quán cà phê của cô bé lớp 4

Đi uống cà phê mà xách theo bịch rác, khi về sẽ nhận được quà tặng xinh xắn cũng làm từ… rác. Đó là mô hình quán cà phê khá độc đáo trên đường Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.HCM của cô bé Phan Lê Ánh Dương, học sinh lớp 4A Trường tiểu học Thới Tam, H.Hóc Môn và người thân của em.

 

Quán cà phê của cô bé lớp 4

 

Đi uống cà phê mà xách theo bịch rác, khi về sẽ nhận được quà tặng xinh xắn cũng làm từ… rác.

 

 Quán cà phê của cô bé lớp 4
Cô bé Phan Lê Ánh Dương giới thiệu với khách hàng những sản phẩm em làm từ rác thải – Ảnh: Như Lịch

 

Đó là mô hình quán cà phê khá độc đáo trên đường Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.HCM của cô bé  Phan Lê Ánh Dương, học sinh lớp 4A Trường tiểu học Thới Tam, H.Hóc Môn và người thân của em.

“Con nghĩ ra ý tưởng này từ năm lớp 1, nhưng đến bây giờ mẹ con mới chạy được tiền để mở quán. Con muốn kêu gọi mọi người cùng tham gia phân loại rác từ nhà, cùng chung tay bảo vệ môi trường”, Ánh Dương hào hứng nói.

Theo Ánh Dương, ngoài việc bán cà phê và nước giải khát, quán này còn có “nhiệm vụ” không kém phần quan trọng là thu gom vỏ chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp xốp, bao mì tôm và các loại phế phẩm khác có thể tái sử dụng. Đổi lại, quán sẽ dành tặng cho khách hàng một số sản phẩm dễ thương do chính tay cô bé thiết kế và tạo nên.

Được biết, Ánh Dương đã đoạt nhiều giải thưởng sáng tạo. Đã hai lần cô bé nhận được giải 3 cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi TP.HCM với sản phẩm “Thùng rác bốn ngăn – khu vui chơi giáo dục kỹ năng sống” và mô hình “Học môn khoa học tự nhiên lớp 2”. Trước đó, từ lúc mới lên 6 tuổi, Dương đã giành giải 3 cuộc thi thiết kế thời trang giấy của một công ty. Không những vậy, với ý tưởng kinh doanh những sản phẩm làm từ rác thải để bảo vệ môi trường, Ánh Dương còn đoạt giải nhì cuộc thi “Bé xinh của mẹ” do Nhà thiếu nhi TP.HCM tổ chức.

Khuyến khích con làm việc từ thiện, mẹ của Ánh Dương là bà Lê Thị Huệ, phụ trách Mái ấm Thành Đạt tại xã Thới Tam Thôn, H.Hóc Môn, cho hay quán cà phê này còn là địa điểm để bày bán những sản phẩm thủ công của những người khuyết tật. Bà Huệ bày tỏ: “Hiện nay, có rất nhiều nhóm khuyết tật không tìm được nơi tiêu thụ sản phẩm của họ. Theo tôi, điều người khuyết tật cần không chỉ là học được cách câu cá, tức là học nghề mà còn phải biết cả cách tiêu thụ cá – cách tự tìm đầu ra cho mình nữa”. 

 

Nguyễn Như