Ứng dụng san hô điều trị viêm tai giữa
Sở Y tế TP.HCM vừa có thống kê những tiến bộ của ngành y tế TP trong thời gian qua, trong đó có phương pháp “phẫu thuật tái tạo tai giữa một thì bằng san hô sinh học VN”. Kỹ thuật này được thực hiện ở Bệnh viện (BV) Tai mũi họng TP.HCM (Q.3, TP.HCM).
Ứng dụng san hô điều trị viêm tai giữa
Việc ứng dụng san hô sinh học trong phẫu thuật đã mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh viêm tai giữa.
Một ca ứng dụng san hô trong phẫu thuật điều trị ở BV Tai mũi họng TP.HCM – Ảnh: do BV cung cấp |
Sở Y tế TP.HCM vừa có thống kê những tiến bộ của ngành y tế TP trong thời gian qua, trong đó có phương pháp “phẫu thuật tái tạo tai giữa một thì bằng san hô sinh học VN”. Kỹ thuật này được thực hiện ở Bệnh viện (BV) Tai mũi họng TP.HCM (Q.3, TP.HCM).
|
Bác sĩ Lê Hoàng Phong (bác sĩ điều trị thuộc Khoa Tai đầu mặt cổ, BV Tai mũi họng TP), người trực tiếp triển khai kỹ thuật này, cho biết trước đây khi kỹ thuật điều trị chưa tiến bộ, chúng ta điều trị viêm tai giữa chủ yếu là mổ loại trừ bệnh tích, bằng cách khoét bỏ bộ phận bị bệnh, rồi để lại khoảng trống. Cách này gây bất lợi cho người bệnh sau mổ như: thính lực giảm, ù tai, chóng mặt, phải đến BV thường xuyên để được chăm sóc. “Từ năm 2009, chúng tôi phối hợp Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Trường đại học Y Dược TP, bắt đầu ứng dụng dùng san hô sinh học VN trong phẫu thuật điều trị bệnh ở tai, đặc biệt là viêm tai giữa mạn tính Cholesteatoma (một dạng bệnh nặng) thường gặp ở VN”, bác sĩ Phong nói và cho biết san hô sinh học do Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM nghiên cứu và sản xuất. Mỗi ca mổ, chi phí riêng cho san hô sinh học chỉ vài trăm ngàn đồng, thấp hơn rất nhiều so với dùng vật liệu ngoại nhập.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2009 đến nay, BV Tai mũi họng TP.HCM đã thực hiện dùng san hô điều trị cho 70 trường hợp lấp hố mổ xương chũm; 30 ca tái tạo vỏ xương chũm; 34 ca tái tạo tường dây thần kinh VII; 10 ca tái tạo tai giữa một thì; và tái tạo thành sau ống tai ngoài. Hiện nay, BV tiếp tục hợp tác với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch để làm ra keo sinh học tự thân (làm từ máu của người bệnh), dùng keo này để kết dính, định hình khối san hô ghép vào cơ thể tốt hơn, đẹp hơn… “Chúng tôi đang hướng tới tái tạo tai giữa một thì, nghĩa là từ khâu mổ lấy bệnh tích, tái tạo cấu trúc đến phục hồi chức năng… làm cùng lúc trong một ca mổ, để giảm chi phí, thời gian đi lại cho người bệnh”, bác sĩ Phong nói.
Thanh Tùng