Thị trường khăn ướt Việt Nam lao đao với chất bảo quản
Khăn giấy ướt – mặt hàng quen thuộc của các gia đình có con nhỏ, giúp việc vệ sinh và chăm sóc trẻ tiện lợi hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được khăn ướt có những thành phần nào, ảnh hưởng ra sao đến đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ?
Khăn giấy ướt – mặt hàng quen thuộc của các gia đình có con nhỏ, giúp việc vệ sinh và chăm sóc trẻ tiện lợi hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được khăn ướt có những thành phần nào, ảnh hưởng ra sao đến đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ?
|
Sau khi đưa thông tin Hiệp hội Người tiêu dùng – Que Choisir của Pháp vừa kiểm nghiệm và phát hiện, hơn 90% số khăn giấy ướt dành cho trẻ em chứa các chất có thể gây hại cho sức khỏe của bé, khiến cho người tiêu dùng rất hoang mang.
Theo thông tin Que Choisir đưa ra cụ thể, khăn giấy ướt của nhiều nhãn hàng bị phát hiện có một hoặc cùng lúc nhiều chất như: phenoxyethanol (chất bảo quản, có tác dụng phụ gây độc cho gan, ảnh hưởng đến hệ sinh dục), paraben (chất bảo quản, có khả năng gây rối loạn hệ nội tiết) cùng các dị ứng nguyên. Thậm chí, có loại khăn giấy ướt cho trẻ em chứa lượng dị ứng nguyên cao hơn 700 lần so với sản phẩm cùng loại ít có chất gây dị ứng nhất.
Theo các chuyên gia nhi khoa, da của trẻ, vốn rất dễ bị kích thích, phải tiếp xúc với phenoxyethanol, paraben cùng các dị ứng nguyên nhiều lần trong ngày sẽ gây ra các tác hại sức khỏe lâu dài.
Các bác sĩ nhi khoa cũng cho biết rằng nhiều sản phẩm nhập khẩu trôi nổi trên thị trường chứa nhiều hóa chất tạo mùi độc hại như a xít thơm mạch vòng, rất nguy hiểm với làn da trẻ. Khảo sát tại Bệnh viện Nhi T.Ư và Khoa Dị ứng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều trường hợp trẻ em thường xuyên bị dị ứng da do dùng phải khăn giấy kém chất lượng, phản ứng với các hóa chất trong giấy.
Theo ghi nhận của người viết trên thị trường hiện có không dưới 50 nhãn khăn giấy ướt khác nhau với mức giá dao động trong khoảng 15.000 đồng – 50.000 đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch giá quá lớn như thế bởi trên thị trường ngoài một số ít sản phẩm nhập ngoại hoặc được một số công ty có uy tín sản xuất trên dây chuyền tự động hoàn toàn như Diana Việt Nam (các nhãn Bobby, Care for Teen, All Care), Đông Hiệp (các nhãn Mamamy, Luck Lady, Dot, Kin Kin…)… thì hầu hết các nhãn hiệu khăn ướt hiện nay đều là sản xuất đóng gói thủ công (hàng cơ sở) hoặc nhập từ các nguồn không rõ ràng. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với khăn giấy ướt, các đơn vị kinh doanh mặt hàng này chủ yếu chấp nhận công bố về chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, quá trình sản xuất tại Việt Nam có bảo đảm đúng như công bố, có được giám sát kỹ về điều kiện vệ sinh hay nhà sản xuất có điều chỉnh gì về thành phần, công thức… hay không thì chưa kiểm soát được.
Đối mặt với “cơn bão” paraben và phenoxyethanol thế giới, thị trường khăn giấy ướt trong nước cũng lao đao. Chúng tôi đã ghi nhận được thông tin Saigon Co.op (Co.op Mart) là đơn vị đầu tiên yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp các chứng nhận chứng minh sản phẩm không chứa các hóa chất paraben, phenoxyl ethanol. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại không nhiều nhà sản xuất cung cấp được chứng nhận này.
Được biết, paraben có tới 8 dẫn xuất khác nhau (methyl paraben, probyl paraben, ethyl paraben, butyl paraben, isobutyl paraben, isopropyl paraben, p-hydroxybenzoic acid, sec-butyl paraben). Nhà sản xuất Đông Hiệp (các nhãn Mamamy, Luck Lady, Dot, Kin Kin…) đã cung cấp được chứng nhận của Tổ chức SGS – tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, kiểm tra và thẩm tra của Thụy Sĩ với tất cả các loại dẫn xuất paraben trên và phenoxyl ethanol.