23/12/2024

Hãy phòng chống sốt xuất huyết ngay tại gia đình bạn!

Trong chiến lược phòng chống SXH thì việc phòng bệnh tại nhà là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Thay vì “đợi” bị bệnh mới đến bệnh viện điều trị thì phương pháp “tránh không để mắc bệnh”, “tiêu diệt tác nhân gây bệnh”… vẫn là những biện pháp hiệu quả nhất.

 

Hãy phòng chống sốt xuất huyết ngay tại gia đình bạn!

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Với quan điểm này, chuỗi chuyên đề sức khỏe “Phòng ngừa và xử trí bệnh sốt xuất huyết” năm 2013 do nhãn hàng JUMBO phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức tại 20 tỉnh thành đang góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, hạn chế sự gia tăng bệnh nhân mắc bệnh và nhập viện. 

Cập nhật cho người dân kiến thức về sốt xuất huyết là điều rất quan trọng

Theo ông Nguyễn Thành Phước – Giám đốc kinh doanh và tiếp thị – nhãn hàng JUMBO, với mục tiêu truyền thông, cảnh báo và hướng dẫn người dân có kiến thức và phương pháp phòng bệnh hiệu quả, chuỗi chuyên đề sức khỏe “Phòng ngừa và xử trí bệnh sốt xuất huyết” năm 2013 (và là năm thứ 3 liên tiếp) đang tiếp tục được tổ chức trên toàn quốc với sự phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh thành như: TP.HCM, miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương), miền Tây (Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau), miền Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương) và miền Trung (Khánh Hòa) đã thu hút sự quan tâm của hơn 10.000 khách tham dự.

 

Tại các buổi chuyên đề, người dân được hướng dẫn các biện pháp phòng chống và xử trí bệnh sốt xuất huyết (SXH) một cách hiệu quả nhất. Các bác sĩ đã cho biết, theo dịch tễ thì bệnh SXH ở thời điểm chuẩn bị bước vào tháng 9 có thể coi là “đỉnh” của dịch với nhiều ca bệnh tăng lên hằng ngày. Bên cạnh đó, có nhiều ca SXH độ 3, độ 4, bị sốc nặng và phải nhập viện cấp cứu vì phát hiện chậm.  Còn theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Q.4, TP.HCM – việc phòng chống dịch bệnh SXH không phải là nhiệm vụ của riêng một cơ quan, cá nhân nào mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Bà Hạnh cũng cho biết, bệnh SXH trong nhiều năm nay vẫn là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, rất nhiều trẻ em cũng như người trưởng thành bị mắc bệnh và có không ít người bệnh bị biến chứng nặng. Vì vậy việc tập huấn kiến thức về phòng bệnh cũng như nhận biết và xử trí bệnh là rất cần thiết để trực tiếp giảm số ca mắc bệnh và góp phần tiến tới đẩy lùi bệnh SXH. 

Phòng bệnh SXH tại nhà như thế nào ?

Trong chiến lược phòng chống SXH thì việc phòng bệnh tại nhà là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Thay vì “đợi” bị bệnh mới đến bệnh viện điều trị thì phương pháp “tránh không để mắc bệnh”, “tiêu diệt tác nhân gây bệnh”… vẫn là những biện pháp hiệu quả nhất. “Không có lăng quăng, không có SXH”, đây là thông điệp rất rõ ràng từ ngành y tế cho thấy rằng: Việc tiêu diệt muỗi, tiêu diệt lăng quăng sẽ giúp gia đình mỗi người và cộng đồng không bị SXH “tấn công”.

Vậy, phải tránh lây bệnh, tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng cách nào? Theo các BS chuyên khoa Bệnh viện Nhi đồng 2 khuyến cáo tại chuỗi chuyên đề “Phòng ngừa và xử trí bệnh SXH”, mỗi gia đình nên thường xuyên vệ sinh nơi ở, phải ngủ mùng, khơi thông cống rãnh, xử lý nơi ao tù nước đọng quanh nhà, diệt lăng quăng, đậy nắp lu, phun hóa chất diệt muỗi và vệ sinh môi trường… là những biện pháp cụ thể nhất. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Thành Phước – Giám đốc kinh doanh và tiếp thị – nhãn hàng JUMBO, chia sẻ việc tiêu diệt muỗi hiệu quả và triệt để sẽ giúp việc phòng bệnh cũng như kiểm soát được sự lây lan của bệnh. Hiện nay, trên thị thường đã có các sản phẩm nhang trừ muỗi, bình xịt côn trùng, bộ xông đuổi muỗi sử dụng công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản, được đánh giá là tác dụng nhanh và có nhiều ưu điểm là giá thành rẻ và sử dụng tiện lợi, đặc biệt là an toàn cho người sử dụng. “Đây là một giải pháp tốt và “trúng đích” giúp người dân phòng bệnh SXH ngay tại nhà một cách hiệu quả”, ông Phước nhấn mạnh.

 

Mai Sen