Đừng sợ hãi bước qua cửa hẹp của Chúa Giêsu để gia nhập gia đình của Thiên Chúa
Chúa Giêsu là cửa dẫn chúng ta vào trong gia đình ấm êm của Thiên Chúa và sự hiệp thông với Người. Chúng ta đừng sợ hãi bước qua cửa niềm tin nơi Chúa Giêsu, để cho Người luôn ngày càng bước vào trong cuộc sống chúng ta, để chúng ta ra khỏi các ích kỷ, các khép kín, các thờ ơ của chúng ta đối với tha nhân. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khích lệ như trên trước mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyên Tin trưa Chúa Nhật 25-8-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đừng sợ hãi bước qua cửa hẹp của Chúa Giêsu để gia nhập gia đình của Thiên Chúa
Chúa Giêsu là cửa dẫn chúng ta vào trong gia đình ấm êm của Thiên Chúa và sự hiệp thông với Người. Chúng ta đừng sợ hãi bước qua cửa niềm tin nơi Chúa Giêsu, để cho Người luôn ngày càng bước vào trong cuộc sống chúng ta, để chúng ta ra khỏi các ích kỷ, các khép kín, các thờ ơ của chúng ta đối với tha nhân.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khích lệ như trên trước mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyên Tin trưa Chúa Nhật 25-8-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về đề tài ơn cứu rỗi. Chúa Giêsu đang từ Galilea đi lên thành Giêrusalem và dọc đường, Thánh sử Luca kể, có một người nọ tới gần và thưa với Người: “Lạy Chúa, có ít người được cứu rỗi phải không?” (Lc 13,23). Chúa Giêsu không trả lời cậu hỏi một cách trực tiếp: không là điều quan trọng biết xem có bao nhiêu người đươc cứu rỗi, mà quan trọng hơn biết đâu là con đường của ơn cứu rỗi. Chúa Giêsu trả lời câu hỏi băng cách nói: “Các con hãy cố gắng vào cửa hẹp, bởi vì nhiều người sẽ tìm vào mà không thành cộng.” (c. 24). Chúa Giêsu muốn nói gì vậy? Đâu là cửa mà chúng ta phải vào? Và tại sao Chúa Giêsu lại nói về cửa hẹp?
Đức Thánh Cha trả lời: Cửa đó là chính Chúa Giêsu (x. Ga 10,9). Người là cửa, là đường cho sự cứu rỗi. Người dẫn chúng ta tới Thiên Chúa Cha. Và cửa là Giêsu không bao giờ đóng, cửa này không bao giờ đóng, nó luôn luôn mở và mở cho tất cả mọi người, không phận biệt, không loại trừ, không đặc ân. Bởi vì anh chị em biết không, Chúa Giêsu không loại trừ ai hết. Có lẽ có ai đó trong anh chị em sẽ có thể nói với tôi rằng: Nhưng mà thưa cha, chắc chắn là con bị loại trừ rồi, bởi vì con là một kẻ tội lỗi lắm: con đã làm những điều xấu xa, con đã làm biết bao nhiêu, trong cuộc sống… Không, bạn không bị loại trừ đâu! Chính vì điều đó mà ban là người được ưa thích, bởi vì Chúa Giêsu luôn luôn ưa thích kẻ có tội hơn. Để tha thứ cho họ, để yêu thương họ… Chúa Giêsu đang chờ đợi bạn để ôm bạn vào vòng tay của Người, để tha thứ cho bạn… Đừng sợ: Ngài chờ đợi bạn. Hãy linh hoạt lên, hãy can đảm bước vào cửa của Người.
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói hình ảnh cái cửa hay trở lại trong Phúc Âm, và nhắc nhờ tới cửa nhà, của tổ ấm gia đình, nơi chúng ta tìm thấy an ninh, tình yêu và hơi ấm. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng có một cửa làm cho chúng ta bước vào trong gia đình của Thiên Chúa, trong sự ấm áp của nhà Thiên Chúa, của sự hiệp thông với Người. Tất cả chúng ta đều được mời gọi bước qua cửa đó, bước qua cửa của đức tin và vào trong cuộc sống của Người, để cho Người vào trong cuộc sống của chúng ta, để Người biến đổi nó, canh tân nó, ban cho nó niềm vui tràn đầy và lâu bền.
Ngày nay, chúng ta đi qua trước biết bao nhiêu cửa mời gọi vào bằng cách hứa hẹn một hạnh phúc, mà rồi chúng ta nhận ra rằng nó chỉ kéo dài một lát, nó cạn kiệt trong chính nó, và không có tương lai. Nhưng tôi xin hỏi anh chị em: Chúng ta vào qua cửa nào đây? Và chúng ta muốn cho ai vào qua cửa cuộc sống chúng ta?
Và Đức Thánh Cha mạnh mẽ mời gọi: Tôi muốn mạnh mẽ nói rằng: chúng ta đừng sợ hãi bước qua cửa niềm tin nơi Chúa Giêsu, để cho Người ngày càng bước vào hơn trong cuộc sống chúng ta, để ra khỏi các ích kỷ của chúng ta, ra khỏi các đóng kín của chúng ta, ra khỏi các thờ ơ của chúng ta đối với các người khác. Bởi vì Chúa Giêsu soi sáng cuộc sống chúng ta với một ánh sáng không tắt nữa. Nó không phải một pháo bông, không phải là một ánh chớp: không. Nó là một ánh sáng yên tĩnh kéo dài luôn mãi, và trao ban cho chúng ta hoà bình. Chúa Giêsu là ánh sáng mà chúng ta gặp, nếu chúng ta qua cửa của Chúa Giêsu. Dĩ nhiên cửa của Chúa Giêsu là một cửa hep, không phải bởi vì nó là một phòng tra tấn. Không, không phải vì vậy! Nhưng bởi vì người đòi hỏi chúng ta mở con tim ra cho Người, nhận biết chúng ta là kẻ tội lỗi, cần đến ơn cứu rỗi của Người, sự tha thứ của Người, tình yêu của Người, khiêm tốn tiếp nhận lòng thương xót của Người và để cho Người canh tân chúng ta. Trong Phúc Âm Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng là tín hữu Kitô không phải là một nhãn hiệu! Tôi xin hỏi anh chị em: anh chị em là tín hữu Kitô của nhãn hiệu hay của sự thật? Mỗi người hãy tự trả lời trong lòng mình nhé. Không bao giờ là tín hữu Kitô của nhãn hiệu! Nhưng là Kitô hữu thực thụ của con tim. Là Kitô hữu là sống và làm chứng cho đức tin trong lời cầu nguyện, trong các việc bác ái, trong việc thăng tiến công lý và thực thi điều thiện. Toàn cuộc sống chúng ta phải đi qua cửa hẹp là Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria, là Cửa Trời, giúp chúng ta đi qua cửa đức tin, để cho Con Mẹ biến đổi cuộc sống chúng ta như đã biến đổi cuộc sống của Mẹ, để đem tin vui của Phúc Âm tới cho tất cả mọi người.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành ToàvThánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã lại kêu gọi hoà bình cho dân nước Syria. Ngài nói: Tôi tiếp tục theo đõi tình hình tại Syria với nỗi đau đớn lớn lao và sự âu lo. Việc gia tăng bạo lực trong một trận chiến huynh đệ với, các tai ương và hành động tàn ác gia tăng, mà chúng ta tất cả cũng đã có thể trông thấy trong các hình ảnh kinh khủng của những ngày này, lại một lần nữa thúc đẩy tôi lên tiếng để cho tiếng súng im lặng. Không phải xung đột cống hiến các viễn tượng hy vọng giúp giải quyết các vấn đề, nhưng là khả năng gặp gỡ và đối thoại.
Từ cùng tận trái tim tôi, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi, qua lời cầu nguyên và tình liên đới, với tất cả các nạn nhân của cuộc xung đột này, với tất cả những người đau khổ, đặc biệt là các trẻ em, và tôi xin mời gọi họ luôn giữ cho niềm hy vọng hoà bình cháy sáng. Tôi kêu gọi Cộng đồng quốc tế tỏ ra nhạy cảm hơn đối với tình hình thê thảm này và dấn thân để trợ giúp quốc gia Syria thân yêu tìm ra một giải pháp cho một cuộc chiến gieo tàn phá và chết chóc. Chúng ta tất cả cùng cầu nguyện, Chúng ta tất cả cùng xin Đức Mẹ, Nữ Vương Hoà Bình: Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình cầu cho chúng con. Xin tất cả mọi người: Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình, cầu cho chúng con.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau và chúc mọi người trở về với cuôc sống thường ngày an lành và cùng nhau nhìn tương lai với niềm hy vọng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khích lệ như trên trước mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyên Tin trưa Chúa Nhật 25-8-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về đề tài ơn cứu rỗi. Chúa Giêsu đang từ Galilea đi lên thành Giêrusalem và dọc đường, Thánh sử Luca kể, có một người nọ tới gần và thưa với Người: “Lạy Chúa, có ít người được cứu rỗi phải không?” (Lc 13,23). Chúa Giêsu không trả lời cậu hỏi một cách trực tiếp: không là điều quan trọng biết xem có bao nhiêu người đươc cứu rỗi, mà quan trọng hơn biết đâu là con đường của ơn cứu rỗi. Chúa Giêsu trả lời câu hỏi băng cách nói: “Các con hãy cố gắng vào cửa hẹp, bởi vì nhiều người sẽ tìm vào mà không thành cộng.” (c. 24). Chúa Giêsu muốn nói gì vậy? Đâu là cửa mà chúng ta phải vào? Và tại sao Chúa Giêsu lại nói về cửa hẹp?
Đức Thánh Cha trả lời: Cửa đó là chính Chúa Giêsu (x. Ga 10,9). Người là cửa, là đường cho sự cứu rỗi. Người dẫn chúng ta tới Thiên Chúa Cha. Và cửa là Giêsu không bao giờ đóng, cửa này không bao giờ đóng, nó luôn luôn mở và mở cho tất cả mọi người, không phận biệt, không loại trừ, không đặc ân. Bởi vì anh chị em biết không, Chúa Giêsu không loại trừ ai hết. Có lẽ có ai đó trong anh chị em sẽ có thể nói với tôi rằng: Nhưng mà thưa cha, chắc chắn là con bị loại trừ rồi, bởi vì con là một kẻ tội lỗi lắm: con đã làm những điều xấu xa, con đã làm biết bao nhiêu, trong cuộc sống… Không, bạn không bị loại trừ đâu! Chính vì điều đó mà ban là người được ưa thích, bởi vì Chúa Giêsu luôn luôn ưa thích kẻ có tội hơn. Để tha thứ cho họ, để yêu thương họ… Chúa Giêsu đang chờ đợi bạn để ôm bạn vào vòng tay của Người, để tha thứ cho bạn… Đừng sợ: Ngài chờ đợi bạn. Hãy linh hoạt lên, hãy can đảm bước vào cửa của Người.
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói hình ảnh cái cửa hay trở lại trong Phúc Âm, và nhắc nhờ tới cửa nhà, của tổ ấm gia đình, nơi chúng ta tìm thấy an ninh, tình yêu và hơi ấm. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng có một cửa làm cho chúng ta bước vào trong gia đình của Thiên Chúa, trong sự ấm áp của nhà Thiên Chúa, của sự hiệp thông với Người. Tất cả chúng ta đều được mời gọi bước qua cửa đó, bước qua cửa của đức tin và vào trong cuộc sống của Người, để cho Người vào trong cuộc sống của chúng ta, để Người biến đổi nó, canh tân nó, ban cho nó niềm vui tràn đầy và lâu bền.
Ngày nay, chúng ta đi qua trước biết bao nhiêu cửa mời gọi vào bằng cách hứa hẹn một hạnh phúc, mà rồi chúng ta nhận ra rằng nó chỉ kéo dài một lát, nó cạn kiệt trong chính nó, và không có tương lai. Nhưng tôi xin hỏi anh chị em: Chúng ta vào qua cửa nào đây? Và chúng ta muốn cho ai vào qua cửa cuộc sống chúng ta?
Và Đức Thánh Cha mạnh mẽ mời gọi: Tôi muốn mạnh mẽ nói rằng: chúng ta đừng sợ hãi bước qua cửa niềm tin nơi Chúa Giêsu, để cho Người ngày càng bước vào hơn trong cuộc sống chúng ta, để ra khỏi các ích kỷ của chúng ta, ra khỏi các đóng kín của chúng ta, ra khỏi các thờ ơ của chúng ta đối với các người khác. Bởi vì Chúa Giêsu soi sáng cuộc sống chúng ta với một ánh sáng không tắt nữa. Nó không phải một pháo bông, không phải là một ánh chớp: không. Nó là một ánh sáng yên tĩnh kéo dài luôn mãi, và trao ban cho chúng ta hoà bình. Chúa Giêsu là ánh sáng mà chúng ta gặp, nếu chúng ta qua cửa của Chúa Giêsu. Dĩ nhiên cửa của Chúa Giêsu là một cửa hep, không phải bởi vì nó là một phòng tra tấn. Không, không phải vì vậy! Nhưng bởi vì người đòi hỏi chúng ta mở con tim ra cho Người, nhận biết chúng ta là kẻ tội lỗi, cần đến ơn cứu rỗi của Người, sự tha thứ của Người, tình yêu của Người, khiêm tốn tiếp nhận lòng thương xót của Người và để cho Người canh tân chúng ta. Trong Phúc Âm Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng là tín hữu Kitô không phải là một nhãn hiệu! Tôi xin hỏi anh chị em: anh chị em là tín hữu Kitô của nhãn hiệu hay của sự thật? Mỗi người hãy tự trả lời trong lòng mình nhé. Không bao giờ là tín hữu Kitô của nhãn hiệu! Nhưng là Kitô hữu thực thụ của con tim. Là Kitô hữu là sống và làm chứng cho đức tin trong lời cầu nguyện, trong các việc bác ái, trong việc thăng tiến công lý và thực thi điều thiện. Toàn cuộc sống chúng ta phải đi qua cửa hẹp là Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria, là Cửa Trời, giúp chúng ta đi qua cửa đức tin, để cho Con Mẹ biến đổi cuộc sống chúng ta như đã biến đổi cuộc sống của Mẹ, để đem tin vui của Phúc Âm tới cho tất cả mọi người.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành ToàvThánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã lại kêu gọi hoà bình cho dân nước Syria. Ngài nói: Tôi tiếp tục theo đõi tình hình tại Syria với nỗi đau đớn lớn lao và sự âu lo. Việc gia tăng bạo lực trong một trận chiến huynh đệ với, các tai ương và hành động tàn ác gia tăng, mà chúng ta tất cả cũng đã có thể trông thấy trong các hình ảnh kinh khủng của những ngày này, lại một lần nữa thúc đẩy tôi lên tiếng để cho tiếng súng im lặng. Không phải xung đột cống hiến các viễn tượng hy vọng giúp giải quyết các vấn đề, nhưng là khả năng gặp gỡ và đối thoại.
Từ cùng tận trái tim tôi, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi, qua lời cầu nguyên và tình liên đới, với tất cả các nạn nhân của cuộc xung đột này, với tất cả những người đau khổ, đặc biệt là các trẻ em, và tôi xin mời gọi họ luôn giữ cho niềm hy vọng hoà bình cháy sáng. Tôi kêu gọi Cộng đồng quốc tế tỏ ra nhạy cảm hơn đối với tình hình thê thảm này và dấn thân để trợ giúp quốc gia Syria thân yêu tìm ra một giải pháp cho một cuộc chiến gieo tàn phá và chết chóc. Chúng ta tất cả cùng cầu nguyện, Chúng ta tất cả cùng xin Đức Mẹ, Nữ Vương Hoà Bình: Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình cầu cho chúng con. Xin tất cả mọi người: Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình, cầu cho chúng con.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau và chúc mọi người trở về với cuôc sống thường ngày an lành và cùng nhau nhìn tương lai với niềm hy vọng.