Các Giám mục Anh quốc và xứ Wales phê bình Luật Hôn nhân Đồng phái
LUÂN ĐÔN – Các Giám mục Công giáo Anh quốc và xứ Wales mạnh mẽ chống lại Luật Hôn nhân Đồng phái, đã được Nữ hoàng Elidabét II ký nhận ngày 17-7-2013.
Các Giám mục Anh quốc và xứ Wales phê bình Luật Hôn nhân Đồng phái
LUÂN ĐÔN – Các Giám mục Công giáo Anh quốc và xứ Wales mạnh mẽ chống lại Luật Hôn nhân Đồng phái, đã được Nữ hoàng Elidabét II ký nhận ngày 17-7-2013.
Trong thông cáo công bố cùng ngày 17-7-2013, các Giám mục Anh quốc và xứ Wales khẳng định rằng Luật Hôn nhân Đồng phái tạo ra thay đổi sâu rộng trong xã hội, vì nó loại bỏ thế đứng trung tâm của các trẻ em và trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Từ bao thế kỷ nay, hôn nhân đã là cơ chế ổn định thiết lập khung cảnh pháp lý cho tương quan giữa người nam và người nữ và cho việc nuôi nấng giáo dục con cái. Vì thế, nó được thừa nhận như cơ chế duy nhất đáng được pháp luật bảo vệ.
Các Giám mục Công giáo cũng than phiền rằng các nhà làm luật đã thất bại trong việc bảo đảm cho các trường học của các tôn giáo được dạy dỗ giáo lý của mình. Các vị cũng sợ rằng trong tương lai đường lối chính trị giáo dục có thể trái nghịch với giáo lý công giáo. Ngoài ra, các ngài cũng than phiền về sự kiện các tu chính liên quan tới quyền tự do ngôn luận và tự do lương tâm đã không được Quốc hội thông qua.
Liên hiệp Tin Lành, quy tụ 79 Giáo hội, cũng khẳng định rằng Luật Hôn nhân Đồng phái biến hôn nhân dân sự thành một cơ chế trung lập lỏng lẻo, được xác định bởi các đòi hỏi tiêu thụ và động cơ chính trị. Liên hiệp Tin Lành cảnh cáo rằng sự thay đổi này sẽ có các hậu quả sâu rộng, bao gồm cả việc bình thường hoá các kết hợp đồng phái và sự ép buộc của một “kiểu xã hội mới”. (CNA 18-7-2013)
Trong thông cáo công bố cùng ngày 17-7-2013, các Giám mục Anh quốc và xứ Wales khẳng định rằng Luật Hôn nhân Đồng phái tạo ra thay đổi sâu rộng trong xã hội, vì nó loại bỏ thế đứng trung tâm của các trẻ em và trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Từ bao thế kỷ nay, hôn nhân đã là cơ chế ổn định thiết lập khung cảnh pháp lý cho tương quan giữa người nam và người nữ và cho việc nuôi nấng giáo dục con cái. Vì thế, nó được thừa nhận như cơ chế duy nhất đáng được pháp luật bảo vệ.
Các Giám mục Công giáo cũng than phiền rằng các nhà làm luật đã thất bại trong việc bảo đảm cho các trường học của các tôn giáo được dạy dỗ giáo lý của mình. Các vị cũng sợ rằng trong tương lai đường lối chính trị giáo dục có thể trái nghịch với giáo lý công giáo. Ngoài ra, các ngài cũng than phiền về sự kiện các tu chính liên quan tới quyền tự do ngôn luận và tự do lương tâm đã không được Quốc hội thông qua.
Liên hiệp Tin Lành, quy tụ 79 Giáo hội, cũng khẳng định rằng Luật Hôn nhân Đồng phái biến hôn nhân dân sự thành một cơ chế trung lập lỏng lẻo, được xác định bởi các đòi hỏi tiêu thụ và động cơ chính trị. Liên hiệp Tin Lành cảnh cáo rằng sự thay đổi này sẽ có các hậu quả sâu rộng, bao gồm cả việc bình thường hoá các kết hợp đồng phái và sự ép buộc của một “kiểu xã hội mới”. (CNA 18-7-2013)