24/01/2025

Ăn dặm và nguy cơ bệnh tiểu đường

Trẻ làm quen với thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi thì tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1. Trong khi cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng tuổi thì nguy cơ này tăng lên gấp ba lần, theo cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Paediatrics.

 Ăn dặm và nguy cơ bệnh tiểu đường

 

Cho trẻ làm quen với thức ăn đặc quá sớm hay quá muộn đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ, theo Daily Mail.

Trẻ làm quen với thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi thì tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1. Trong khi cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng tuổi thì nguy cơ này tăng lên gấp ba lần, theo cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Paediatrics.

Thời điểm cho trẻ ăn thức ăn đặc và nguy cơ tiểu đường loại 1
Chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ – Ảnh: Shutterstock

Các nhà khoa học tại Trường đại học Colorado (Mỹ) xác định được gần 2.000 trẻ sơ sinh về mặt di truyền có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 1. Họ giám sát sự phát triển của các trẻ này, ghi nhận lại chi tiết chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trong số 2.000 trẻ, có tất cả 53 trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Nhà khoa học Brittni Frederiksen thuộc Trường đại học Colorado, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói: “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy có mối liên hệ phức tạp giữa thời điểm trẻ được cho làm quen với thức ăn đặc, loại thức ăn đặc và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1”.

Thời điểm thích hợp nhất cho trẻ làm quen với thức ăn đặc là từ 4 đến 5 tháng tuổi, đồng thời vẫn cho trẻ bú sữa mẹ. Cách này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 đối với những trẻ về mặt di truyền dễ mắc phải căn bệnh này, theo nhóm nghiên cứu.

Đức Trí