Kế hoạch Thực hiện Chương trình Khám Sức khoẻ Tổng quát và Định kỳ cho Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi Năm 2013
Chi hội Răng Hàm Mặt và Chi hội Tâm Việt từ nay sẽ phối hợp và cộng tác với nhau trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho NKT&TMC qua 6 chương trình của năm 2013 mà Chi hội Tâm Việt dự trù thực hiện sau đây: Ngày Chủ Nhật 26/05/2013: Quận 1: Trung Tâm Tình Thương Vinh Sơn – Số 2B Lương Hữu Khánh – P.Phạm Ngũ Lão – Quận 1. Ngày 28/07/2013: Quận 8: Phòng Thương binh Xã hội Quận 8. Ngày 11/08/2013: Quận Bình Thạnh: Phòng Thương binh Xã hội Quận Bình Thạnh
HỘI BẢO TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT- Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
TRẺ MỒ CÔI TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
BAN XÃ HỘI-Y TẾ
33B Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
ĐT: 38.273.045-38.223.804 - Fax: 38.277.387
Email: [email protected]
TP.Hồ Chí Minh, Ngày 13 Tháng 5 Năm 2013
Kính gửi: Quý vị chủ nhiệm các cơ sở nuôi dưỡng Người Khuyết tật-Trẻ Mồ côi,
Các anh chị em khuyết tật và các em mồ côi,
Các anh chị em tình nguyện viên,
Quý ân nhân xa gần,
V/v: Kế hoạch Thực hiện Chương trình Khám Sức khoẻ Tổng quát và Định kỳ cho Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi Năm 2013
Quý vị và anh chị em thân mến,
Theo tinh thần của phiên họp ngày 23-4-2013, Hội xin thông báo đến tất cả anh chị em mấy điểm cơ bản sau đây:
1. Chương trình khám sức khoẻ tổng quát cho NKT&TMC ở TP.HCM đã thực hiện được gần 1 năm, kể từ lần khám đầu tiên ở trường Hy Vọng I, ngày 6/5/2012, tại số 1 Công xã Paris, quận 1. Chương trình đã mang lại niềm vui, hy vọng, có hiệu quả tích cực về mặt sức khoẻ đối với những người bất hạnh trong xã hội vì được khám bệnh và chữa răng do hai đoàn bác sĩ của Chi hội Tâm Việt và Răng Hàm Mặt thực hiện. Số người thụ hưởng là hơn 4.000 người ở TP.HCM.
2. Để tăng cường hiệu quả thiết thực đối với những người được khám chữa bệnh, tránh sự tốn kém về tài chính và công sức cho các người tham gia hoạt động xã hội, tránh sự chờ đợi, đi lại nhiều lần cho NKT&TMC, Hội thấy cần kết hợp hoạt động khám sức khoẻ của Chi hội Tâm Việt và hoạt động khám chữa răng của Chi hội Răng Hàm Mặt. Những lần khám bệnh này sẽ tầm soát được những người cần chữa trị thêm để theo dõi bệnh tật cũng như cần phục hồi chức năng cho NKT.
3. Chi hội Răng Hàm Mặt và Chi hội Tâm Việt từ nay sẽ phối hợp và cộng tác với nhau trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho NKT&TMC qua 6 chương trình của năm 2013 mà Chi hội Tâm Việt dự trù thực hiện sau đây:
Chương trình thực hiện tại TP Hồ Chí Minh
Ngày Chủ Nhật 26/05/2013: Quận 1: Trung Tâm Tình Thương Vinh Sơn – Số 2B Lương Hữu Khánh – P.Phạm Ngũ Lão – Quận 1
Ngày 28/07/2013: Quận 8: Phòng Thương binh Xã hội Quận 8
Ngày 11/08/2013: Quận Bình Thạnh: Phòng Thương binh Xã hội Quận Bình Thạnh
Ngày 25/08/2013: Quận Gò Vấp: Trung Tâm Nuôi Dưỡng và Bảo Trợ Trẻ Em Gò Vấp, 45 Nguyễn Văn Bảo, Quận Gò Vấp.
Ngày 15/09/2013: Quận 4: Phòng Thương binh Xã hội Quận 4.
Ngày 13/10/2013: Huyện Hốc Môn: Trung Tâm Dạy nghề Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Tp. Hồ Chí Minh.
4. Chương trình Khám Sức khoẻ Tổng quát và Định kỳ cho Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi tại TP.HCM được tổ chức như sau:
4.1. Đối tượng
– Người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
– Các nhân viên và giáo viên trực tiếp phục vụ các NKT&TMC.
4.2. Thời gian
Việc khám sức khoẻ được thực hiện thường vào buổi sáng ngày Chủ Nhật trong tháng, từ 7giờ đến 11 giờ. Thời gian cụ thể sẽ được Hội, Ban Xã hội – Y tế, cơ sở địa phương và Đoàn Bác sĩ Tâm Việt thống nhất rồi báo trước cho các cơ sở.
4.3. Địa điểm
Cần một địa điểm đủ rộng để sắp xếp bàn ghế và phương tiện phục vụ công việc khám bệnh và phát thuốc miễn phí theo từng khu vực: khám nội: 03 phòng – khám mắt: 01 phòng – khám sản khoa: 01 phòng – khám nha khoa: 01 phòng – siêu, âm điện tim: 1 phòng – phát thuốc: 01 phòng – nội soi: 1 phòng. Các phòng khám cần có ánh sáng, điện và vệ sinh sạch sẽ. Hội sẽ liên lạc trước để mượn địa điểm này: có thể là một cơ sở thuộc Hội, một trường học ở địa phương. Các đối tượng khám sức khoẻ sẽ được tập trung tại một địa điểm gần các cơ sở. Địa điểm cụ thể sẽ được Hội, Ban Xã hội – Y tế, các cơ sở và Đoàn Bác sĩ Tâm Việt thống nhất và báo trước cho các cơ sở.
4.4. Công việc
– Khám bệnh, phát thuốc miễn phí, lập Sổ Khám Sức khoẻ Định kỳ
– Khám nội tổng quát – Khám Phụ khoa (các cơ sở thông báo số lượng người cần khám phụ khoa, đối với trẻ em dưới 18 tuổi: cần có người giám hộ) – Khám nha khoa (khi có yêu cầu nhổ răng, đối với trẻ em dưới 18 tuổi: cần có người giám hộ) – Khám Mắt – Khám tai mũi họng – Y học Cổ truyền – Tập vật lý trị liệu – Siêu âm – Điện tim – Nội soi Tai Mũi Họng – Sổ lãi dự phòng.
– Sinh hoạt cộng đồng: bữa ăn sáng (bánh mì ốp la)
– Giáo dục y tế cộng đồng:
+ Rửa tay đúng cách phòng tránh bệnh tay chân miệng.
+ Cách chải răng đúng.
+ Cấp cứu hô hấp tuần hoàn (CPR).
+ Tặng túi thuốc gia đình.
4.5. Yêu cầu phối hợp thực hiện
Nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và cao nhất trong việc chăm sóc y tế cho các đối tượng được khám, rất cần sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tổ chức giữa Hội Bảo trợ, Ban Xã hội Y tế, Đoàn Bác sĩ Tâm Việt, Đoàn Nha sĩ Răng Hàm Mặt và các cơ sở ở địa phương, cụ thể như sau:
– Hội Bảo trợ điều hành tổng quát; phổ biến chương trình tới các cơ sở và địa phương; công bố kế hoạch hành động cho các ban ngành, đoàn thể, cơ sở; nhận những danh sách đăng ký khám sức khoẻ từ các cơ sở địa phương; thống kê số lượng người đăng ký khám theo từng chuyên khoa do các cơ sở và địa phương chuyển về; vận động tài chính cho chương trình; thông tin cho các mạng truyền thông; nhận tiền bạc vật phẩm đóng góp cho chương trình; thanh toán chi phí cho các hoạt động của chương trình.
– Ban Xã hội – Y tế của Hội lên kế hoạch thực hiện chương trình và phân công cho các bên tham gia thực hiện; biên soạn – in ấn Sổ Khám bệnh Định kỳ và giao sổ về Hội để phân phối cho các người khám bệnh; điều phối hoạt động của các bên tham gia với các tổ chức khác như với Ban Lao động- Thương binh –Xã hội ở địa phương hoặc các cơ sở tôn giáo như Ban Từ thiện Phật giáo,Tổ chức Caritas Việt Nam, Caritas TP. HCM,… để mượn địa điểm, nhận danh sách các người cần khám sức khoẻ; đồng hành và cổ vũ sự cộng tác của các bác sĩ, nha sĩ, tình nguyện viên và các ân nhân để hoạt động khám sức khoẻ đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Cơ sở địa phương thông báo cho các đối tượng trong các cơ sở và địa phương biết chương trình, gửi danh sách người cần được khám sức khoẻ và tình trạng bệnh cho Hội Bảo Trợ; nhận Sổ Khám Sức khoẻ Định kỳ và ghi sẵn những yêu cầu trong Sổ cho các đối tượng; liên lạc với Hội để biết rõ ngày giờ, địa điểm khám và thông báo cho các người trong cơ sở địa phương mình; phối hợp với Đoàn Bác sĩ Tâm Việt để thu xếp phòng khám, điều kiện sinh hoạt, điều kiện điện nước, giữ gìn trật tự, vệ sinh, giữ xe, trong ngày khám bệnh; ghi nhận những chi phí ở cơ sở để Đoàn Bác sĩ Tâm Việt thanh toán trong ngày khám.
* Tập trung người đến khám sức khoẻ đúng giờ, từ 7g00 đến 11g00, không khám buổi chiều, mỗi người đến khám ngồi đúng khu vực đã được sắp xếp theo sơ đồ. Tất cả những người đến khám sức khoẻ mang theo Sổ Khám bệnh Định kỳ với những thông tin điền theo cùng mẫu, có đóng dấu của Hội hoặc cơ sở ở địa phương. Mỗi người sẽ được nhận 1 số thứ tự và căn cứ vào số thứ tự để vào khám cho có trật tự.
– Đoàn Bác sĩ Tâm Việt trực tiếp điều hành mọi sinh hoạt khám sức khoẻ và các sinh hoạt cộng đồng tại địa điểm đã chọn:
* Sắp xếp bàn ghế và phương tiện phục vụ công việc khám bệnh và phát thuốc miễn phí theo từng khu vực: khám nội: 03 phòng – khám mắt: 01 phòng – khám sản khoa: 01 phòng – khám nha khoa: 01 phòng – siêu, âm điện tim: 1 phòng – phát thuốc: 01 phòng – nội soi: 1 phòng. Các phòng khám cần có ánh sáng, điện và vệ sinh sạch sẽ.
* Sắp xếp hệ thống loa phóng thanh để thông báo hướng dẫn, đọc tên người khám sức khoẻ, nhận thuốc theo từng khu vực. Thực hiện công tác giữ trật tự trong suốt quá trình khám sức khoẻ và phát thuốc, tạo điều kiện cho các y bác sĩ phục vụ đạt hiệu quả cao nhất về số lượng lẫn chất lượng.
* Ưu tiên khám trước cho người khuyết tật già cả, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. Dựng nhà bạt, sắp xếp ghế để có chỗ ngồi tránh nắng trong khi chờ đến lượt khám bệnh (nếu cần).
* Phối hợp với cơ sở địa phương để giải quyết vấn đề nước cho khu vực nhà vệ sinh. Số lượng người đông và nhu cầu vệ sinh chung có thể sẽ gây ra mùi hôi thối, dơ bẩn… ảnh hưởng đến môi trường khám bệnh.
4.6. Ban Tổ chức
– Hội Bảo trợ NKT&TMC TP.HCM:
· DS. Trần Văn Nhiều, Chủ tịch, điều hành tổng quát
· Bà Nguyễn Thị Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực
– Ban Xã hội – Y tế:
· Lm. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch, Trưởng ban, chủ nhiệm chương trình
· BS. Trương Thị Xuân Liễu, Phó ban
· BS. Lương Văn Tô My
· BS. Nguyễn Thị Hồng Nga
· BS. Hồ Hoàng Tuấn
· Ông Trần Tuấn Huy
- Đoàn Y Bác sĩ Tâm Việt:
Điều hành
· BS . Hồ Hoàng Tuấn, Trưởng đoàn, phụ trách chuyên môn.
· Lê Thị Triêu, Phó đoàn, phụ trách nhân sự.
· Nn. Trần Thanh Hoa, Phó đoàn, phụ trách quản lý.
· Trần Phước Hoà, Phó Đoàn, phụ trách thông tin.
· Hoàng Dung, uỷ viên, phụ Trách truyền thông cộng đồng
· Khắc Tuệ, uỷ viên, quay phim, phụ trách âm thanh sinh hoạt ngoài trời.
Dược khoa:
· DS. Nguyễn Kim Trinh
· DS. Trần Thị Hạnh
· DS. Lê Trí Nguyệt Yến
· DS. Nguyễn Văn Bảy (phó đoàn)
· Đinh Thị Bông:
Phụ trách tổ chức dây chuyền cấp phát thuốc
Kiểm tra các toa thuốc được cấp phát.
Sản Khoa: BS. Trần Thị Bạch Mai – Khám sản khoa – kế hoạch hoá gia đình
Nhãn khoa: BS. Đào Thị Liên – Khám chuyên khoa mắt – mổ mắt miễn phí
Tai mũi họng: BS. Tạ Thị Kim Dung
Nha khoa: BS. Huỳnh Anh Tuấn – Khám và điều trị nha khoa
Điện tim: KTV Hồ Thị Liên Phương
Siêu âm: BS. Châu Minh Tâm
Xét nghiệm: KTV Trương Thị Triến
Vật lý trị liệu: CN Huỳnh Trâm
Y học Cổ truyền: ĐY Đức Hiền
Quý vị hảo tâm và tình nguyện viên có thể cộng tác cho chương trình này qua địa chỉ liên lạc với Hội hoặc với Đoàn Bác sĩ Tâm Việt theo địa chỉ: 92 Nguyễn Thị Nhỏ, F.5, Q.11 TP.HCM, Đt: 84.08.22453765 – 0943567878 Bs Tuấn – Email: [email protected]. Mọi đóng góp xin gửi về tài khoản của Hội Bảo trợ.
Trân trọng kính chào,
Lm. Nguyễn Ngọc Sơn,
Chủ nhiệm chương trình