25/12/2024

Nội dung Tông thư Tự sắc “Normas nonnullas” của ĐTC Bênêđictô XVI về vài thay đổi điều luật liên quan tới việc bầu Giáo hoàng

Vì tầm quan trọng của việc bảo đảm cho diễn tiến của những gì liên hệ, dù với tầm mức khác nhau, cho việc bầu Đức Giáo hoàng Roma, đặc biệt cho một sự giải thích nào đó và việc thực thi một vài định liệu, tôi thiết lập và quy định rằng vài điều luật của Tông hiến Mục tử của toàn thể đoàn chiên Chúa, và những gì chính tôi đã đặt định trong Tông thư nói trên, được thay thế bởi các điều luật sau đây:

Nội dung Tông thư Tự sắc “Normas nonnullas” của ĐTC Bênêđictô XVI về vài thay đổi điều luật liên quan tới việc bầu Giáo hoàng 

 

Ngày 25-2-2013, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cho công bố Tông thư Tự sắc “Normas nonnullas” (Các điều luật là không) về vài thay đổi liên quan tới các điều luật bầu Giáo hoàng. Tông thư mang chữ ký ngày 22-2-2013.

Mở đầu Tông thư Đức Thánh Cha viết: “Với Tông thư “De aliquabus mutationibus in normis de electione Romani Pontificis” (Về vài thay đổi trong luật bầu Giáo hoàng Roma) được ban bố như Tự sắc tại Roma ngày 11-6-2007 trong năm thứ ba Triều đại Giáo hoàng của tôi, tôi đã thiết định vài điều luật, mà trong khi huỷ bỏ các luật đã viết ở số 75 của Tông hiến “Universi Dominici gregis” (Mục tử của toàn thể đoàn chiên Chúa), do vị tiền nhiệm của tôi là Chân phước Gioan Phaolô II ban hành ngày 22-2-1996, chúng đã tái lập điều luật do truyền thống phê chuẩn, theo đó để việc bầu Giáo hoàng Roma có hiệu lực phải luôn luôn có đa số 2/3 phiếu của các hồng y cử tri hiện diện.

Vì tầm quan trọng của việc bảo đảm cho diễn tiến của những gì liên hệ, dù với tầm mức khác nhau, cho việc bầu Đức Giáo hoàng Roma, đặc biệt cho một sự giải thích nào đó và việc thực thi một vài định liệu, tôi thiết lập và quy định rằng vài điều luật của Tông hiến Mục tử của toàn thể đoàn chiên Chúa, và những gì chính tôi đã đặt định trong Tông thư nói trên, được thay thế bởi các điều luật sau đây:

Số 35. ”Không một hồng y cử tri nào sẽ bị loại trừ khỏi việc bầu cử tích cực hay thụ động, vì bất cứ lý do hay viện cớ nào, giữ nguyên những gì đã được đưa ra trong số 40 cho tới số 75 của Tông hiến.”

Số 37. “Ngoài ra, tôi cũng ra lệnh rằng, từ khi Tông Toà trống vị một cách hợp pháp, thì đợi 15 ngày trọn trước khi bắt đầu Mật nghị; tuy nhiên tôi để cho Hồng y đoàn quyền bắt đầu Mật nghị trước, nếu nhận thấy có sự hiện diện của tất cả các hồng y cử tri, cũng như quyền kéo dài ra vài ngày việc bầu cử, nếu có các lý do nghiêm trọng. Tuy nhiên, lâu nhất là 20 ngày, bắt đầu từ khi trống toà, tất cả các hồng y cử tri hiện diện phải tiến hành việc bầu cử.”

Số 43. ”Từ lúc đã sắp đặt việc bắt đầu các hoạt động của cuộc bầu cử, cho tới khi công báo biến cố bầu Giáo hoàng, hay cho tới khi Đức tân Giáo hoàng sẽ ra lệnh, các nơi của Nhà trọ Thánh Marta, cũng như và một cách đặc biệt Nhà nguyện Sistine, và các nơi được chỉ định cho các buổi cử hành phụng vụ, phải bị đóng, dưới quyền của Đức Hồng y Nhiếp chính và với sự cộng tác của vị Phó Nhiếp chính và Phụ tá Quốc vụ khanh, đối với những người không được phép, theo những gì thiết định trong các số sau đây.

Toàn lãnh thổ Thành phố Vatican và cả sinh hoạt bình thường của các văn phòng có trụ sở ở trong nội thành phải được điều hợp trong thời gian này, làm sao để bảo đảm sự kín đáo và tiến hành tự do các công việc gắn liền với việc bầu Giáo hoàng. Cách đặc biệt phải dự liệu, cả với sự trợ giủp của các đức ông giúp lễ, để các hồng y cử tri không bị tới gần bởi bất cứ ai trong lộ trình đi từ Nhà trọ Thánh Marta cho tới Dinh Tông Toà Vatican.”

Số 46, triệt 1. “Để đáp ứng các nhu cầu cá nhân và văn phòng liên hệ tới diễn tiến của việc bầu cử, vị Thư ký Hồng y đoàn, cũng giữ chức Thư ký của Cộng đoàn bầu cử, vị Trưởng ban Nghi lễ Giáo hoàng với 8 chuyên viên nghi lễ, và 2 nam tu sĩ đặc trách Phòng thánh Giáo hoàng, một giáo sĩ do Đức Hồng y Niên trưởng hay vị hồng y đại diện lựa chọn để trợ giúp trong nhiệm vụ, phải sẵn sàng và vì thế được cư ngụ một cách xứng hợp trong những nơi thích đáng trong các giới hạn nói tới trong số 43 của Tông hiến.”

Số 47. ”Tất cả những người được liệt kê trong các số từ 46 tới 55, triệt 2 của Tông hiến, mà vì bất cứ lý do nào và trong bất cứ lúc nào, biết được từ bất cứ ai một cách trực tiếp hay giám tiếp liên quan tới các giấy tờ của việc bầu cử, và một cách đặc biệt, những gì liên quan tới các lần bỏ phiếu trong chính cuộc bầu, đều bị bó buộc phải giữ bí mật với bất cứ người nào xa lạ với các hồng y cử tri: vì mục đích đó, trước khi có các công việc của cuộc bầu cử, họ phải thề theo các cách thế và công thức chỉ trong số sau đây.”

“Tôi (nói tên) hứa và thề tuyệt đối giữ bí mật với bất cứ ai không phải là thành phần của Hồng y đoàn cử tri, và điều đó một cách vĩnh viễn, trừ khi nhận được quyền đặc biệt được ban một cách rõ ràng bởi Đức tân Giáo hoàng được bầu hay các người kế vị, về tất cả những gì trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới các cuộc bỏ phiếu và các cuộc kiểm phiếu bầu Giáo hoàng.

Tôi cũng hứa và thề không sử dụng bất cứ dụng cụ thu tiếng hay nghe hoặc thu hình những gì trong thời gian bầu cử, diễn ra trong môi trường của Thành phố Vatican, và một cách đặc biệt những gì trực tiếp hay gián tiếp bằng bất cứ cách nào có dính líu tới các công việc liên quan tới chính việc bầu cử.

Tôi tuyên bố đưa ra lời thề này, ý thức rằng một việc vi phạm sẽ bao gồm hình phạt vạ tuyệt thông “tức khắc” mà Toà Thánh dành cho tôi. Như thế, xin Thiên Chúa giúp tôi và các Phúc Âm mà tôi sờ tới với bàn tay này.”

Số 49. ”Sau khi đã cử hành theo các nghi thức được viết trước các lễ an táng vị Giáo hoàng qua đời, đã chuẩn bị những gì cần thiết cho diễn tiến theo luật của việc bầu cử, vào ngày đã định, chiếu theo những gì nói tới trong số 37 của Tông hiến, để bắt đầu Mật nghị, tất cả các hồng y quy tụ trong Đền thờ Thánh Phêrô trong nội thành Vatican, hay ở nơi nào khác theo sự thích hợp và các nhu cầu của thời gian và không gian để tham dự vào một buổi cử hành Thánh Thể trọng thể với Thánh lễ cầu cho việc bầu Giáo hoàng. Điều này sẽ phải được thi hành vào một giờ thích hợp vào ban sáng, như thế để ban chiều có thể diễn ra những gì đã được quy định trong các số tiếp theo của Tông hiến.”

Số 50. ”Từ Nhà nguyện Paolina của Dinh Tông Toà, nơi tụ họp vào một giờ thích hợp vào sau ban trưa, các hồng y cử tri mặc phẩm phục sẽ cùng nhau rước kiệu trọng thể tới Nhà nguyện Sistine của Dinh Tông Toà, nơi diễn ra cuộc bầu cứ, vừa đi vừa hát Kinh Veni Creator, khẩn nài sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.

Sẽ tham dự cuộc rước kiệu vị Phó Nhiếp chính, Tổng Hiệu thính viên của Phòng Tông toà, và hai thành viên của mỗi Đoàn Công chứng Tông toà số các tham sự viên, đoàn các đức ông hiệu thính viên của Toà Thượng thẩm Rota Roma, và đoàn các đức ông giúp lễ.”

Số 51, triệt 2. ”Vì thế, Hồng y đoàn, hoạt động dưới quyền và trách nhiệm của vị Nhiếp chính, được trợ giúp bởi Bộ đặc biệt được số 7 của Tông hiến nói tới, sẽ lo lắng để tất cả đều được sắp đặt trước, cả từ bên ngoài với sự trợ giúp vị Phó Nhiếp chính và vị Phụ tá Quốc vụ khanh, làm sao để bảo vệ việc bầu cử bình thường và sự kín đáo của nó.”

Sồ 55 triệt 3. ”Nếu xảy ra bất cứ việc vi phạm nào chống lại điều luật này, thì các thủ phạm phải biết rằng họ bị vạ tuyệt thông tức khắc do Toà Thánh dành cho họ.”

Số 62. ”Bị huỷ bỏ các kiểu bầu gọi là biểu quyết hay gợi hứng và giàn xếp. Từ nay trở đi, hình thức bầu Giáo hoàng Roma sẽ chỉ duy nhất là bầu bằng phiếu kín.

Vì thế, tôi thiết định rằng để cuộc bầu Đức Giáo hoàng Roma có giá trị phải có ít nhất 2/3 số phiếu, do các cử tri hiện diện bỏ phiếu.”

Số 64. ”Thể thức kiểm phiếu diễn tiến theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu có thể gọi là tiền kiểm phiếu, bao gồm: 1) thứ nhất, việc chuẩn bị các phiếu từ phía các nghi lễ viên – được mời vào Phòng cùng với vị Thư ký của Hồng y đoàn và vị Trưởng Nghi lễ các buổi cử hành phụng vụ của Toà Thánh – các vị này phân phát cho mỗi hồng y 2 hay 3 phiếu; 2) thứ hai, bắt thăm giữa các hồng y cử tri, để chọn 3 vị kiểm phiếu, 3 vị có nhiệm vụ thu phiếu bầu của các hồng y yếu đau, gọi ngắn gọn là các vị yếu, và 3 vị coi lại; việc bắt thăm đó được làm công khai bởi Đức Hồng y Niên trưởng, rút thăm 9 tên của các vị sẽ đảm trách các nhiệm vụ nói trên; 3) thứ ba, nếu trong việc rút thăm các vị kiểm phiếu, các vị yếu và các vị coi lại, ra trúng tên của các hồng y cử tri, mà vì đau yếu hay vì lý đo khác, không thể thi hành các nhiệm vụ này, thì rút thăm các vị khác không bị ngăn trở thay thế vào. Tên của ba vị đầu tiên là các vị kiểm phiếu, ba vị kế tiếp là các vị yếu, ba vị khác là các vị coi lại.”

Số 70, triệt 2. ”Các vị kiểm phiếu cộng tất cả các phiếu bầu mà mỗi người đã đem lại, và nếu không có ai đủ 2/3 số phiếu của lần bầu ấy, thì Đức Giáo hoàng chưa được bầu; trái lại, nếu kết qủa là một người đã được ít nhất 2/3 số phiếu, thì việc bầu Giáo hoàng Roma có giá trị giáo luật.”

Số 75. ”Nếu các lần bỏ phiếu như được nói tới trong các số 72, 73 và 74 của Tông hiến kể trên, không có kết quả, thì phải dành ra một ngày để cầu nguyện, suy tư và đối thoại; trong các lần bầu sau đó, tuân giữ trật tự được thiết định trong số 74 của Tông hiến, sẽ chỉ có tiếng nói thụ động của hai vị đã được nhiều phiếu nhất trong lần kiểm phiếu trước, cũng sẽ không thể tháo lui khỏi sự thiết định rằng để việc bầu cử có giá trị, cả trong các lần kiểm phiếu này nữa, cũng phải có đa số đủ tính cách ít nhất là 2/3 phiếu của các hồng y cử tri hiện diện. Trong các lần bỏ phiếu này, hai vị đã có nhiều phiếu nhất có tiếng nói thụ động, không có tiếng nói tích cực.”

Số 87. ”Sau khi đã bầu cử theo giáo luật, vị hồng y đẳng phó tế cuối cùng gọi vào phòng bầu cử Thư ký của Hồng y đoàn, vị Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Toà Thánh và hai Nghi lễ viên; rồi Hồng y Niên trưởng, hay vị hồng y cao niên nhất, nhân danh toàn Hội đồng Bầu cử hỏi sự đồng ý của vị được bầu với các lời sau đây: “Ngài có chấp nhận việc bầu cử ngài hợp Giáo luật làm Giáo hoàng không?” Sau khi nhận được sự đồng ý, thì hỏi: “Ngài muốn được gọi tên là gì?” Khi đó vị Trưởng Nghi lễ Phụng vụ Toà Thánh với nhiệm vụ chưởng khế và trước hai chuyên viên nghi lễ chứng nhân, thảo một tài liệu liên quan tới việc chấp nhận của vị tân Giáo hoàng và tên do ngài nhận.”

Tài liệu này sẽ có hiệu lực ngay sau khi được công bố trên báo Quan sát viên Roma.

Tôi quyết định và thiết lập, mặc cho bất cứ việc định liệu trái ngược nào.

Làm tại Roma, gần Đền thờ Thánh Phêrô, ngày 22-2-2013, năm thứ tám triều đại Giáo hoàng của tôi

Bênêđictô XVI, Giáo hoàng

(SD 25-2-2013)