Sinh hoạt Thượng HĐGM thứ 13: ngày 16-10-2012

VATICAN – Từ sáng 16-10-2012, các dự thính viên và đại biểu các Giáo hội Kitô anh em bắt đầu lên tiếng phát biểu tại Thượng HĐGM Thế giới kỳ thứ 13 về tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin.

Sinh hoạt Thượng HĐGM thứ 13: ngày 16-10-2012

 

VATICAN – Từ sáng 16-10-2012, các dự thính viên và đại biểu các Giáo hội Kitô anh em bắt đầu lên tiếng phát biểu tại Thượng HĐGM Thế giới kỳ thứ 13 về tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin.

Phiên họp khoáng đại thứ 13 được đặt dưới quyền chủ tọa của ĐHY Gioan Thang Hán, GM Giáo phận Hong Kong, nhưng không có sự hiện diện của ĐTC. Có 46 dự thính viên và 14 đại diện các Giáo hội Kitô khác. Ngoài ra, có 3 vị khách mời đặc biệt, trong đó có Thầy Alois, Tu viện trưởng Tu viện Đại kết Taizé. Việc phát biểu được tiếp tục trong phiên khoáng đại thứ 14 vào ban chiều. Mỗi dự thính viên được nói trong vòng 3 phút, tức là ít hơn 2 phút so với các nghị phụ.

Đầu khoá họp ban sáng, Đức TGM Eterovic, Tổng Thư ký Thượng HĐGM, đã đọc sứ điệp của Đức cha Lucas Lý Kinh Phong (Ly Jingfeng), GM Giáo phận Phượng Tường (Fengxiang) tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, 90 tuổi, được trả tự do năm 1979 sau 20 năm tù trong thời cách mạng văn hoá. Ngài sinh năm 1922, thụ phong linh mục năm 1947 và giám mục năm 1980 hợp pháp trước mặt Toà Thánh và cũng được Nhà nước nhìn nhận ngày 30-8-2004. Giáo phận của ngài hiện có 20.000 tín hữu Công giáo. ĐứccCha chào thăm các nghị phụ Thượng HĐGM và bày tỏ đau buồn vì không có ai từ Hoa Lục được tham dự công nghị GM này. Đức cha kể lại cuộc sống đức tin nhiệt thành của các tín hữu Công giáo Trung Quốc và chia sẻ niềm đau của ĐTC vì tình trạng khủng đức tin tại nhiều nơi trên trái đây. Đức cha hy vọng đức tin của các tín hữu Công giáo Trung Quốc có thể an ủi ĐTC.

Thượng HĐGM cũng bày tỏ tình liên đới với Giáo Hội và nhân dân Haiti bị động đất dữ dội cách đây 2 năm và đang ở trong giai đoạn tái thiết.

Sau khi 24 nghị phụ phát biểu, đến lượt 7 dự thính viên lên tiếng, gồm 6 giáo dân và một linh mục.

Trong số các nghị phụ phát biểu trong các phiên họp trước đó, người ta đặc biệt chú ý đến lập trường của:

– Đức cha Franz-Josef Bode, GM Giáo phận Osnarbrueck ở Bắc Đức, đề nghị cho giáo dân được lãnh trách nhiệm nhiều hơn trong Giáo Hội. “Một nền mục vụ sống động đòi phải có sự cộng tác giữa những người đã chịu phép rửa, chịu phép thêm sức, những người được giao phó trách vụ, những người được sai đi và những người được chịu chức thánh. Để được vậy, điều đáng mong ước là nới rộng trách nhiệm của các giáo dân nam nữ trong lĩnh vực phụng vụ, huấn giáo và phục vụ.”

– Đức cha John Wong Soo Kau, 44 tuổi, TGM Phó Giáo phận Kota Kinabalu của Malaysia, thì kêu gọi cải tiến các phương pháp truyền giáo. 

Ngài nói: “Lời kêu gọi tái truyền giảng Tin Mừng giả thiết nhận thức rằng các phương pháp và lối diễn tả của chúng ta ngày nay không còn thu hút hoặc mời gọi thế giới đang bị lôi kéo hoặc thúc đẩy vì những thay đổi được đẩy mạnh nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, cũng như vì sự ham muốn của con người.

Nhiều suy tư và hội nghị đã được tổ chức ở nhiều cấp độ sau Công đồng Vatican II, cố gắng đọc và hiểu các dấu chỉ thời đại. Nhiều tuyên ngôn và huấn dụ đã được công bố cho các Giáo hội địa phương để can đảm đáp ứng những tình trạng thay đổi trong hy vọng. Nhưng các sứ điệp đã không thể được thông truyền mau lẹ và rộng rãi cho đủ. Chúng ta cần khiêm tốn nhìn nhận rằng những câu trả lời của chúng ta trong quá khứ không theo kịp những thay đổi trong thế giới. Chúng ta đã không thể mang lại những giải đáp cho cá nhân và xã hội bị kẹt giữa các cơ cấu và những dịp tội lỗi. Tiếng nói của chúng ta bị bóp nghẹt vì những luật lệ quốc gia hoặc những thế lực mạnh mẽ kiểm soát các cơ quan truyền thông. Tôi muốn kể thêm một chiều kích nữa, đó là xu hướng tiến đến trào lưu cuồng tín và cực đoan (Tài liệu làm việc, 63-67). Vì thế, cần cấp thiết duyệt lại các phương pháp của chúng ta trong việc thông truyền giáo huấn của Giáo Hội về từ ngữ, hình thức, cách diễn tả và phương thế.”

Đức TGM Wong Soo Kau cũng kêu gọi tăng cường việc đào tạo giáo dân: tại một số miền như ở Á châu, họ cần được huấn luyện để có thể đáp lại những hoàn cảnh khó khăn, khi đức tin của họ bị đe doạ… Việc đối thoại liên tôn là điều rất cần thiết trong chương trình tái truyền giảng Tin Mừng. Đồng thời chúng ta cần đảm báo cho các tín hữu Kitô thiểu số tại một số miền được bảo vệ và đức tin của họ được củng cố. (SD 16-10-2012)