Hai chọn lựa căn bản: tối thượng quyền của Thiên Chúa, và phục vụ con người

Đức Giêsu đã biểu lộ cho chúng ta gương mặt của Thiên Chúa, một trong bản thể, và ba trong các ngôi vị: Thiên Chúa là Tình Yêu, Tình Yêu Cha – Tình Yêu Con – Tình YêuThánh Thần

 Hai chọn lựa căn bản: tối thượng quyền của Thiên Chúa, và phục vụ con người

 

Bài giảng lễ nhân chuyến viếng thăm mục vụ tại Savone và Gênes

Thánh lễ đồng tế tại Quảng trường Chiến thắng, Gênes

Chúa nhật VII Thưng Niên, Lễ Chúa Ba Ngôi, 18/5/2008 

 

Anh chị em thân mến, 

Sau một ngày bận rộn tại thành phố của anh chị em, giờ đây chúng ta quây quần chung quanh bàn thờ để cử hành Bí tích Tạ Ơn, trong ngày lễ kính trọng thể Chúa Ba Ngôi Cực Thánh. Từ Quảng trường trung tâm “della Vittoria“, nơi chúng ta quy tụ để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa, nghi lễ kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ của tôi, tôi xin được gi lời chào thân tình nhất đến toàn thể cộng đoàn dân sự và Giáo Hội của thành phố Gênes. Trước tiên, tôi xin thân ái chào Đức Hồng y Tổng Giám mục Angelo Bagnasco, đồng thời cảm ơn người về thái độ nhã nhặn trong cách đón tiếp, cũng như những lời nói thật cảm động của người trong phần đầu lễ. Kế đến, làm sao mà tôi lại không chào Đức Hồng y Tarcisio Bertone, là Quốc vụ khanh của tôi, cũng là nguyên mục tử của Giáo Hội cổ kính và đáng quý trọng này? Tôi xin gi đến người những lời cảm ơn chân thành nhất về sự gần gũi thiêng liêng, cũng như sự cộng tác quý báu của người đã dành cho tôi. Tiếp đến, tôi xin chào Đức Cha Luigi Ernesto Palletti là Giám mục phụ tá, các Giám mục vùng Ligurie và các vị chức sắc khác. Tôi xin gi lời chào trân trọng đến các cấp Chính quyền dân sự, tôi xin cám ơn họ đã đón tiếp, cũng như hỗ trợ một cách cụ thể cho việc chuẩn bị và diễn tiến cuộc hành hương Tông T của tôi. Đặc biệt tôi xin chào ngài Bộ trưởng Claudio Scaiola, đại diện chính phủ mới, người mà trong những ngày qua đã chính thức nhậm chức để phục vụ tổ quốc Ý thân yêu. Tiếp đến, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các linh mục, tu sĩ nam nữ, phó tế, giáo dân dấn thân hoạt động tông đồ, các chủng sinh và các bạn trẻ. Và cùng tất cả anh chị em thân mến, tôi xin gởi lời chào thân ái đến anh chị em. Tôi cũng nhớ đến những ai không thể hiện diện nơi đây được, cach riêng các bệnh nhân, những người neo đơn, và những người đang gặp khó khăn thử thách. Tôi xin phó dâng cho Chúa thành phố Gênes, và tất cả các dân cư của thành phố này trong Thánh lễ đồng tế long trọng này, Thánh lễ mà mỗi Chúa Nhật đều mời gọi chúng ta cùng nhau tham dự vào hai Bàn Tiệc Lời Chân lý và Bánh Sự Sống vĩnh cửu.

 

Trong Bài đọc một (Xh 34,4b-6.8-9), chúng ta đã lắng nghe một đoạn Kinh Thánh trình bày cho chúng ta việc mạc khải Tên của Chúa. Chính Thiên Chúa, Đấng Vĩnh Hằng và Vô Hình, đã tuyên bố Danh thánh Chúa, khi Người đi qua trước mặt ông Môisen trong đám mây, trên núi Xinai. Danh của Người là: “Giavê, Giavê, Thiên Chúa tình thương và nhân hậu, chậm bất bình, giàu ân sủng và tín thành. Thánh Gioan, trong Tân Ước, đã tóm tắt thành ngữ này chỉ vỏn vẹn qua hai chữ: “Tình Yêu (x. 1Ga 4,8.16). Bài Phúc Âm hôm nay cũng đoan quyết như thế: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một mình (Ga 3,16). Như thế, danh xưng này diễn tả một cách thật rõ ràng Thiên Chúa trong Sách Thánh không phải là một loại đơn tử khép kín trên chính mình và thoả mãn vì thấy mình đầy đủ, nhưng Người là sự sống muốn thông ban, Người là sự mở rộng tâm hồn, là mối tương giao. Những thành ngữ như “Thiên Chúa tình thương”, “nhân hậu,  “giàu ân sủng diễn tả cho chúng ta thấy về một mối tương giao, nhất là về một hữu thể sống động muốn dâng hiến, muốn lấp mọi khuyết điểm, mọi thiếu sót, muốn ban phát và tha thứ, muốn thiết lập một mối dây vững bền và trường cửu. Sách Thánh không hề biết đến một vị Thiên Chúa nào khác ngoài Thiên Chúa của Giao ước, là Đấng đã sáng tạo nên thế giới, để ban phát tình yêu của Người cho mọi tạo vật (x. Sách lễ Rôma, Kinh nguyện Thánh Thể IV), và là Đấng đã chọn cho mình một dân tộc, để thiết lập với họ một khế ước hôn nhân, để làm cho họ trở nên một lời chúc phúc cho các quốc gia, và như thế, cấu tạo nên một đại gia đình nhân loại (x. St 12,1-3; Xh 19,3-6). Sự mạc khải về Thiên Chúa đã được xác định đầy đủ trong Tân Ước, nhờ vào lời của Đức Kitô. Đức Giêsu đã biểu lộ cho chúng ta gương mặt của Thiên Chúa, một trong bản thể, và ba trong các ngôi vị: Thiên Chúa là Tình Yêu, Tình Yêu Cha – Tình Yêu Con – Tình YêuThánh Thần. Thánh Phaolô đã chào cộng đoàn Côrintô nhân danh vị Thiên Chúa này: “Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em (2 Cr 13,13). Đây là một lời chào, mà như anh chị em biết, đã trở nên một công thức phụng vụ. 

Như vậy, các bài đọc này có một nội dung chính liên quan đến Thiên Chúa, và thật thế, ngày lễ hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Người là Chúa, và mời gọi chúng ta, một cách nào đó, bước “lên núi, như Môisen đã trèo lên cao sơn. Thoạt nhìn, điều này có vẻ như dẫn chúng ta rời xa thế gian và các vấn đề của nó, nhưng trong thực tế, ta lại khám phá thấy rằng, chỉ khi nào ta biết được Thiên Chúa một cách gần gũi hơn, thì lúc đó, ta mới nhận ra được những chỉ dẫn thực tế quý giá cho cuộc sống: điều này cũng gần giống như trường hợp của ông Môisen, một khi trèo lên núi Xinai, và hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa, ông mới nhận được bộ luật khắc ghi trên các bia đá, và nhờ đó, dân chúng mới có thể rút ra được hướng đi mà tiến bước, để không còn trở nên nô lệ nữa, nhưng được tăng trưởng trong tự do. Lịch sử của chúng ta lệ thuộc vào Danh của Chúa; con đường chúng ta đi lệ thuộc vào ánh sáng gương mặt của Người. 

Một hình ảnh nào đó về con người, nghĩa là cái khái niệm đúng đắn về con người, đã được rút ra từ chính thực thể Thiên Chúa này, thực thể mà Người đã cho chúng ta biết khi mạc khải cho ta “tên của Người. Như chúng ta biết, khái niệm này đã được hình thành trong văn h Tây Phương, qua cuộc tranh luận sôi nổi quay quanh chân lý về Thiên Chúa, và nhất là về Đức Giêsu Kitô. Nếu Thiên Chúa là một đơn thể có tính đối thoại, bản thế mang tính tương giao, thì tạo vật nhân văn, được tạo dựng theo hình ảnh Người, và giống như Người, sẽ phản ảnh cơ cấu này: như thế, con người được mời gọi để thể hiện chính mình qua đối thoại, truyện vãn, gặp gỡ. Nhất là Đức Giêsu đã mạc khải cho ta biết con người thiết yếu là “con, là tạo vật sống trong mối tương giao với Thiên Chúa Cha. Con người không thể hiện được chính mình một cách độc lập tuyệt đối, khi vọng tưởng mình là Thiên Chúa, mà trái lại, khi nhận ra rằng mình là con, là tạo vật mở rộng lòng mình, là tạo vật hướng về Thiên Chúa, và về anh em của mình, và qua gương mặt của những người anh em, con người lại tìm được gương mặt của người Cha chung. Ta thấy rõ rằng cái khái niệm về Thiên Chúa và con người này là nền tảng xây dựng một khuôn mẫu tương giao cho cộng đoàn của con người, và như thế, xây dựng khuôn mẫu tương giao cho xã hội. Đấy là một mẫu mực có trước mọi quy định pháp lý, tư pháp, cơ chế, và tôi cũng có thể nói được là có trước cả những đặc điểm văn h. Một mẫu mực về gia đình nhân loại có nét chung cho mọi nền văn minh, mà chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta thường có thói quen diễn tả mẫu mực ấy ngay từ thời thơ ấu, khi khẳng định rằng tất cả mọi người là con cái Thiên Chúa, và như thế, tất cả mọi người là anh em với nhau. Đây là một chân lý, mà ngay từ đầu đã nằm sau chúng ta, nhưng đồng thời, lại cũng luôn nằm phía trước chúng ta, như một dự phóng mà mỗi tổ chức xã hội luôn quy hướng về. Đó là một quan niệm đặt nền tảng trên ý tưởng về Thiên Chúa Ba Ngôi, về con người như một nhân vị – chứ không phải như một cá nhân thuần tuý – và về xã hội như một cộng đoàn – chứ không phải như một tập thể thuần t. 

Huấn quyền Giáo Hội đã được khai triển từ cái nhìn về Thiên Chúa và về con người này thì thật rất phong phú. Ta chỉ cần rảo qua những chương quan trọng nhất trong học thuyết xã hội của Giáo Hội, mà qua đó, các vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi đã có nhiều cống hiến quan trọng, đặc biệt trong suốt 120 năm vừa qua, các ngài đã đóng vai trò là những người chú giải có uy quyền, và là những người chỉ đạo cho phong trào xã hội được rút cảm hứng từ Kitô giáo. Hiến chế Gaudium et Spes, Vui mừng và Hy vọng, của Công đồng chung Vatican II, và các Thông điệp của Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI, và Đức Gioan Phaolô II, đã vạch ra một chương trình đầy đủ và rõ ràng, có thể thúc đẩy, và hướng dẫn người Công giáo trong việc dấn thân thăng tiến con người, cũng như phục vụ trong lĩnh vực xã hội và chính trị. Thông điệp đầu tay của tôi có tựa đề Deus caritas est, Thiên Chúa là Tình yêu, quy chiếu về chân trời này: thật thế, Thông điệp này muốn đề nghị lại một lần nữa việc thi hành bác ái cụ thể của Giáo Hội, khởi đi từ niềm tin vào Thiên Chúa Tình Yêu, được nhập thể trong Đức Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn nhắc lại Đại hội toàn quốc của dân Chúa được diễn ra tại Vérone, mà tôi có tham dự và đưa ra một bài suy niệm sâu xa được nhiệt tình đón nhận qua Lá thư mục vụ của Hội đồng Giám mục được phổ biến tiếp liền sau đó: “Được tái sinh để sống một niềm hy vọng sống động: là chứng nhân cho tiếng “xin vâng vĩ đại của Thiên Chúa dành cho con người (29/6/2007). Tôi vui suớng nhấn mạnh cho anh chị em thấy làm sao hai chọn lựa căn bản, được các Giám mục của anh chị em đề cập đến  trong phần đầu tài liệu này (s. 4), lại ăn khớp với điều mà Lời Chúa vừa gợi ra cho chúng ta. Trước tiên là  chọn lựa về  “tối thượng  quyền của Thiên Chúa: toàn bộ cuộc sống và công việc của Giáo Hội đều lệ thuộc vào việc đặt Thiên Chúa lên trên bình diện thứ nhất; không phải một Thiên Chúa theo nghĩa chủng loại, mà là Chúa tể, với danh xưng và gương mặt của Người, là Đức Chúa của Giao ước đã đưa dân ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, là Thiên Chúa đã phục sinh Đức Giêsu từ trong kẻ chết, và là Đấng muốn dẫn đưa nhân loại đến hưởng tự do, trong h bình và công lý. Chọn lựa thứ hai, đó là, trong mọi môi trường hoạt động khác nhau của con người, ta đều phải  đặt con người và sự hiện hữu đồng nhất của nó vào tâm điểm: đời sống tình cảm, công việc và lễ hội, sự mỏng giòn của con người, truyền thống, tư cách công dân. Thiên Chúa độc nhất có ba ngôi vị và con người trong mối tương quan: đó là hai điểm quy chiếu mà Giáo Hội có nhiệm vụ trao ban cho mỗi thế hệ nhân văn, để phục vụ cho công việc xây dựng một xã hội tự do và liên đới. Dĩ nhiên Giáo Hội thực hiện điều này qua học thuyết của Giáo Hội, nhưng tiên vàn vẫn là qua chứng tá, và chứng tá này chính là sự chọn lựa cơ bản thứ ba của Hội đồng Giám mục Ý: chứng tá cá nhân và cộng đoàn, mà qua đó, đời sống thiêng liêng, sứ mạng mục vụ, và chiều kích văn h đều quy chiếu về. 

Trong một xã hội, một bên hướng về toàn cầu hoá, và bên kia là chủ nghĩa cá nhân, thì Giáo Hội được mời gọi để hiến trao chứng tá koinokia, hiệp thông. Thực thể này không đến từ “hạ giới, nhưng là một mầu nhiệm, có thể nói được là “bắt nguồn từ thượng giới: bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa độc nhất có ba ngôi vị. Trong Thiên Chúa, Người là cuộc đối thoại tình yêu vĩnh hằng, cuộc đối thoại với chúng ta, cuộc đối thoại đã đi vào trong tế bào nhân loại và  lịch sử, để làm cho nó đạt đến mức thập toàn trong Đức Giêsu Kitô. Và đây là tổng hợp tuyệt vời của Công đồng chung Vatican II: Giáo Hội, mầu nhiệm hiệp thông, “ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại (Hiến chế Lumen gentium , Ánh sáng Muôn dân, s. 1). Ở đây cũng thế, trong thành phố rộng lớn này, cũng như trong vùng đất này, với sự đa dạng của những vấn nạn nhân văn và xã hội riêng biệt, Cộng đồng Giáo Hội này, ngày hôm nay cũng như hôm qua, tiên vàn là một dấu chỉ, nghèo nàn nhưng đích thực, của Thiên Chúa Tình Yêu, mà Tên của Người đã được khắc ghi vào tận thâm tâm của mỗi người, cũng như vào trong mỗi kinh nghiệm mang tính xã hội đích thật và liên đới.

Anh em thân mến, sau khi đưa ra những suy tư này, tôi muốn để lại cho anh chị em một vài khuyến dụ đặc biệt.  Anh chị em hãy quan tâm đến công việc đào tạo tu đức và huấn giáo, một sự đào tạo có “chất lượng“ cần thiết hơn bao giờ hết, để sống ơn gọi Kitô hữu trong thế giới ngày nay.Tôi xin nói điều này với những người lớn và các bạn trẻ, anh chị em hãy vun đắp môt đức tin suy tư, có khả năng đối thoại thật xâu xa với mọi người, với những người anh em không Công giáo,với những người ngoài Kitô giáo, và với những người không có tín ngưỡng. Anh chị em hãy tiếp tục công việc chia sẻ quảng đại với những người nghèo khổ, và những người yếu thế cô thân, dựa theo cách thực thi nguyên thủy của Giáo Hội, và luôn kín múc niềm hứng khởi và sức mạnh trong Bí tích Thánh Thể, là nguồn mạch vĩnh cửu của tình yêu. Tôi đặc biệt ưu ái khuyến khích các chủng sinh, và các bạn trẻ dấn thân trên con đường ơn gọi: anh chị em đừng sợ, nhưng trái lại, hãy nhận ra sức cuốn hút của những chọn lựa có tính quyết định, của một lộ trình đào tạo nghiêm chỉnh và đầy yêu sách. Chỉ có chiều kích cao cả của cuộc sống làm môn đệ mới lôi cuốn, và mang lại cho ta niềm vui. Tôi khuyến khích mỗi người hãy lớn lên trong chiều kích thừa sai, là chiều kích đồng hiện hữu với sự hiệp thông. Vì chưng, Ba Ngôi đồng thời là duy nhất và sứ mạng: tình yêu càng mãnh liệt, thì lực thông truyền, mở rộng và hiệp thông lại càng mạnh mẽ. Hỡi Giáo Hội thành Gênes, hãy hợp nhất và truyền giáo, để loan truyền cho mọi người niềm vui của đức tin, và vẻ đẹp được gia nhập vào trong Gia đình của Thiên Chúa. Tâm trí tôi nghĩ đến toàn thành phố, mọi người dân thành Gênes, và những ai đang sinh sống và làm việc trên vùng đất này. Các bạn thân mến, hãy trù tính một tương lai với niềm tin tưởng, và hãy cùng nhau xây dựng tương lai ấy, bằng cách tránh xa những thái độ gây hấn và chủ nghĩa cá nhân, bằng cách đặt công ích lên trên cả những lợi ích chính đáng.

Tôi muốn kết thúc bằng một lời cầu chúc được lấy lại từ lời cầu nguyện tuyệt vời của ông Môisen, mà chúng ta đã nghe qua Bài đọc I: ước gì Đức Chúa đi giữa chúng ta, và làm cho chúng ta trở nên cơ nghiệp của Người (x. Xh 34,9). Ước gì Đức Trinh Nữ Maria Chí Thánh, mà người dân thành Gênes kêu cầu như Đức Trinh Nữ Bảo trợ quê hương và thế giới, cầu cùng Chúa cho anh chị em nhận được ơn này. Với sự phù giúp của Mẹ, cũng như của tất cả các Thánh Quan thầy của thành phố rất thân yêu của anh chị em, cũng như của vùng đất anh chị em, ước gì đức tin và việc làm của anh chị em luôn là lời ca ngợi và vinh quang dâng lên Ba Ngôi Cực Thánh. Trong khi noi gương bắt chước gương lành của các vị Thánh trên vùng đất này, anh chị em hãy là một cộng đoàn thừa sai: lắng nghe Thiên Chúa và phục vụ mọi người! Amen.