25/12/2024

Tại sao Chúa Giêsu đến kiện toàn lề luật?

“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5:17). Những lời này của Chúa Giêsu có thể khiến chúng ta nghi ngờ lời dạy của Ngài. Tuy nhiên, Ngài không có ý hủy bỏ các giá trị luân lý cơ bản có trong Luật Cưu ước. Chúa Giêsu củng cố các giới răn là các giá trị tuyệt đối bắt nguồn từ YÝ Chúa. Vì các giới răn không theo tiện nghi nhân loại. Trong lời Ngài, “một chấm, một phẩy cũng không qua đi cho đến khi được hoàn thành” (Mt 5:18). Nếu chúng ta hiểu thái độ thẳng thắn này ở Chúa Giêsu, chúng ta phải cân nhắc Ý Ngài khi Ngài nói rằng Ngài đến để kiện toàn lề luật, rằng lề luật phải đứng vững đến khi hoàn thành. Vẻ châm biếm bề ngoài của Cựu ước là sự gò bó vô cảm hạn chế phát triển tự do con người và tìm thấy sự hoàn thành. Hiểu luật theo Kinh thánh khá khác nhau. Con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, theo bản chất của Ngài, được tiền định để sống hài hòa với Thiên Chúa và sự sáng tạo. Tội lỗi làm hỏng sự tiền định này nơi con người. Như tặng phẩm của Thiên Chúa dành cho tội nhân, luật được đặt ra để được hoàn thành. Chẳng những không hạn chế con người, luật còn được mô tả là cách sống. Mặt khác, tội lỗi đặt ý muốn của chúng ta trên các giới răn của Đấng Sáng Tạo đầy yêu thương, làm hỏng sự tiền định của con người.

Tại sao Chúa Giêsu đến kiện toàn lề luật?

“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5:17).

Những lời này của Chúa Giêsu có thể khiến chúng ta nghi ngờ lời dạy của Ngài. Tuy nhiên, Ngài không có ý hủy bỏ các giá trị luân lý cơ bản có trong Luật Cưu ước. Chúa Giêsu củng cố các giới răn là các giá trị tuyệt đối bắt nguồn từ YÝ Chúa. Vì các giới răn không theo tiện nghi nhân loại. Trong lời Ngài, “một chấm, một phẩy cũng không qua đi cho đến khi được hoàn thành” (Mt 5:18).

Nếu chúng ta hiểu thái độ thẳng thắn này ở Chúa Giêsu, chúng ta phải cân nhắc Ý Ngài khi Ngài nói rằng Ngài đến để kiện toàn lề luật, rằng lề luật phải đứng vững đến khi hoàn thành. Vẻ châm biếm bề ngoài của Cựu ước là sự gò bó vô cảm hạn chế phát triển tự do con người và tìm thấy sự hoàn thành. Hiểu luật theo Kinh thánh khá khác nhau. Con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, theo bản chất của Ngài, được tiền định để sống hài hòa với Thiên Chúa và sự sáng tạo. Tội lỗi làm hỏng sự tiền định này nơi con người. Như tặng phẩm của Thiên Chúa dành cho tội nhân, luật được đặt ra để được hoàn thành. Chẳng những không hạn chế con người, luật còn được mô tả là cách sống. Mặt khác, tội lỗi đặt ý muốn của chúng ta trên các giới răn của Đấng Sáng Tạo đầy yêu thương, làm hỏng sự tiền định của con người.

Theo nghĩa này, Chúa Giêsu đến không hủy bỏ lề luật mà để làm cho lề luật được trọn vẹn. Chúa Giêsu đến để chúng ta khả dĩ sống trọn vẹn. Hiệp thông với Thiên Chúa như vậy chỉ có thể có khi chúng ta sống hài hòa với Ý Ngài như đã mạc khải trong các giới răn.

Chúa Giêsu tiếp tục giải thích Ý Ngài để kêu gọi sống nhân đức hơn những thầy thông luật và Pharisêu. Ngài đã dùng nhiều ví dụ khác nhau. Luật xưa cấm giết người. Sự hoàn tất của luật, một cộng đồng được kết hợp về tinh thần, sẽ được hoàn thành chỉ khi nào nhân loại hạn chế không chỉ về bạo lực thể lý mà còn về tư tưởng và động thái. Chúa Giêsu tiếp tục đưa về điểm chính bằng cách cương quyết không cho dâng lễ vật trên bàn thờ nếu chưa hòa giải với tha nhân.

Yêu cầu mà Chúa Giêsu đưa ra liên quan sự hoàn thành lề luật đã được các tiên tri báo trước. Tiên tri Giêrêmia và Êdêkien đã nói về Giao Ước Mới mà Đấng Mêsia sẽ thiết lập. Ngài đã ban Thánh Thần cho họ, thay đổi tâm hồn chai đá bằng trái tim mềm mại. Họ thực sự là dân Ngài, thật lòng tuân theo luật Ngài và giới răn của Ngài.

Đây là phương diện khác trong sứ vụ của Chúa Giêsu khi kiện toàn lề luật. Chúa Giêsu không chỉ yêu cầu đổi mới nội tâm để làm cho các môn đệ Ngài sống theo lề luật. Chúa Thánh Thần, được ủy thác cho con người, sẽ làm cho Ngài theo luật không chỉ về văn bản mà còn về chính mục đích: sống hài hòa với Thiên Chúa và sự sáng tạo.

Sách Sirach nhấn mạnh rằng lề luật cho phép chúng ta chọn lựa. “Con người có sự sống và sự chết trước mặt mình, thích cái nào sẽ được ban cho”. Trung thành với lề luật không bao giờ là vấn đề ưng thuận bề ngoài (outward compliance). Đó là sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết. Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, Ngài hoàn thành lề luật. Nơi Ngài, mục đích của luật, hiệp thông với Thiên Chúa, được hoàn tất trọn vẹn.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)