27/12/2024

Khuyến khích sự tự tin ở trẻ: Tự tin là một trong những nhân tố quan trọng để con cái trưởng thành. Khi đứa trẻ điều này, nó sẽ trở thành người kiên định và nghị lực trong cuộc sống.

Tự tin là một trong những nhân tố quan trọng để con cái trưởng thành. Khi đứa trẻ điều này, nó sẽ trở thành người kiên định và nghị lực trong cuộc sống.

Khuyến khích sự tự tin ở trẻ

 

Báo Thanh Niên, ngày 14/09/2010

 

Tự tin là một trong những nhân tố quan trọng để con cái trưởng thành. Khi đứa trẻ điều này, nó sẽ trở thành người kiên định và nghị lực trong cuộc sống.

Tự tin giúp trẻ phát triển thành những nhà lãnh đạo tương lai, trẻ sẽ cảm thấy tự do theo đuổi những mối quan tâm của chính nó, biết đặt mục tiêu độc lập và tự tin khi ra quyết định.

Các nhà nghiên cứu cho thấy, trẻ có sự tự tin thì cảm thấy có giá trị trong mắt mọi người. Chúng có khuynh hướng kết bạn dễ dàng, có thể kiểm soát hành vi, biết hợp tác và có khả năng tuân theo những nguyên tắc phù hợp với lứa tuổi và hăng hái với những hoạt động mới. Nói tóm lại, chúng sẽ thấy có nhiều sáng tạo, tràn đầy năng lượng, vui vẻ. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy sự tương quan giữa sự tự tin và sức khỏe.

Để khuyến khích sự tự tin ở trẻ, các bậc cha mẹ nên:

1. Lắng nghe: bạn sẽ cảm thấy nản khi ai đó không lắng nghe bạn, nhưng với cương vị của một người trưởng thành bạn chỉ nghĩ rằng người ta lơ đễnh. Còn với trẻ thì chưa nhận thức được điều này, do vậy sẽ dễ cảm thấy bị coi thường và giảm giá trị. Hãy dành thời gian ngồi lại với con và thật sự lắng nghe con nói.

2. Động viên: thường xuyên động viên trẻ, nó sẽ cảm thấy mạnh mẽ và tự tin.

3. Đừng ca ngợi quá mức: ghi nhận những kết quả của trẻ thì rất quan trọng nhưng đừng khen ngợi phóng đại quá. Bạn nên để dành những lời khen cho thành tích mà nó nỗ lực hết mức. Lạm dụng lời khen cho những cố gắng tầm thường có nghĩa là bạn không khen đối với những hành động đáng khen thật sự.

4. Chấp nhận là bản thân trẻ: thay vì bạn muốn con chơi đàn, nhưng trẻ thích chơi thể thao hay học vẽ hơn, hãy chấp nhận và hỗ trợ sở thích của trẻ  – thậm chí những sở thích đó không giống của bạn. Tin tưởng con giúp nó tự tin vào chính mình.

5. Phê bình có tính xây dựng: động viên không có nghĩa là để trẻ làm bất kỳ điều gì nó muốn. Trẻ cần những giới hạn và nguyên tắc, và khi nó cư xử sai hoặc làm gì nguy hiểm, bạn nên phê bình nghiêm khắc nhưng không làm nó xấu hổ hay tỏ ra khinh miệt. Tập trung trực tiếp vô hành động sai đó, chứ không chụp mũ tính cách của trẻ. Chỉ ra điều đáng khen ở giữa lời chỉ trích (vừa đánh vừa xoa).

6. Khuyến khích việc tự ra quyết định: tạo nhiều cơ hội để trẻ ra quyết định. Cho phép trẻ tự quyết định làm cách nào để giải quyết cuộc cãi nhau giữa anh chị em trong nhà – để trẻ tự ra quyết định và cho trẻ cảm thấy trách nhiệm về hậu quả đó.

7. Cho trẻ thấy tình yêu thương: khi trẻ biết nó được yêu thương, cảm thấy được che chở từ ngày này sang ngày khác, nó sẽ thấy ấm áp, cảm giác được chấp nhận, có một phần giá trị trong đời sống của ba mẹ và đời sống nói chung. Ôm trẻ và nói với nó những lời trìu mến, cho trẻ thấy bạn yêu nó.

8. Khuyến khích sáng tạo: cho trẻ học những hoạt động khác nhau (nhạc, nấu ăn, thể thao…) và để trẻ tự thể hiện và thúc đẩy tinh thần sáng tạo của mình. Khuyến khích trẻ phát triển những sở thích và mối quan tâm để phát triển kỹ năng của mình.

9. Làm gương: trẻ học từ ba mẹ. Bạn phải tự kiểm lại mình và chắc rằng lời nói và hành động của bạn phải đúng mực. Đừng công kích người khác trước mặt con, mà hãy cho trẻ thấy bạn kính trọng, yêu thương và quan tâm đến tất cả mọi người.

10. Dạy trẻ đặt ra mục tiêu đúng: cho trẻ thấy mọi khả năng đều rộng mở cho mọi người trong đời.

Lê Ngân