Bài 7: Những lời khuyên ăn, uống, thở hợp lý để phát triển các khả năng thể chất và tinh thần

Mục đích Giới thiệu những kỹ năng ăn, uống, thở dựa trên những dữ liệu khoa sinh lý học và tu đức học Công giáo cho người tín hữu để phát huy sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Bài 7

 

NHỮNG LỜI KHUYÊN ĂN, UỐNG, THỞ HỢP LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KHẢ NĂNG THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN

 

Mục đích

Giới thiệu những kỹ năng ăn, uống, thở dựa trên những dữ liệu khoa sinh lý học và tu đức học Công giáo cho người tín hữu để phát huy sức khoẻ thể chất và tinh thần.

 

Khởi động

Đề nghị tham dự viên (TDV) tưởng tượng đời sống xã hội của tổ tiên chúng ta cách đây một hai trăm năm để xác định những giá trị mới được người Công giáo giới thiệu cho đất nước Việt Nam (x. Nguyễn Ngọc Sơn, Nhìn lại sứ mạng truyền giáo trong 50 năm qua và hướng đến tương lai, 5-2009, tr. 28-31).

 

Hoạt động

Mỗi TDV ghi trên giấy một đặc tính xã hội và một giá trị mới của người Công giáo thời đó. Có thể chia trên bảng 2 cột và gắn các tờ giấy trên đó.

Thí dụ:

Đặc tính xã hội VN

(1802-1945)

         Chế độ quân chủ: vua là thiên tử có toàn quyền sinh sát.

         Hôn nhân: theo chế độ đa thê.

         Xã hội: trọng nam khinh nữ.

         Giáo dục: là một đặc quyền, chỉ một số rất ít được đi học, cách học từ chương.

         Kinh tế: kém cõi, chia theo ngành nghề, phường hội.

         Chữ Hán, chứ Nôm là chính thức.

         Khoa học, văn minh: lạc hậu.

Giá trị mới do Công giáo đem lại

(1802-1945)

Đức Giêsu Kitô là thiên tử đã hiến dâng mạng sống mình để cứu độ nhân loại.

Hôn nhân: một vợ một chồng.

Xã hội: bình đẳng nam nữ.

Giáo dục: là quyền lợi phổ thông, cách học sáng tạo và thực tế.

Kinh tế: tự do, làm hàng thật rẻ, thật đẹp và buôn bán theo lương tâm. Mở mang bờ cõi.

Chữ viết phát triển.

Câu hỏi thảo luận

1.     Đâu là những kết quả cụ thể khi người Công giáo thời trước giới thiệu các giá trị sống mới cho xã hội VN?

Một vài gợi ý HDV:

         HDV có thể chia TDV thành từng nhóm nhỏ khoảng 10 người và chia cho mỗi tổ một đề tài thảo luận theo một lĩnh vực trong vòng 15 phút để trình bày khi họp chung.

         Ta có thể lưu ý đến mấy lĩnh vực như: Tổ chức chính quyền (quân chủ độc tài và dân chủ cộng hoà) – văn hoá – giáo dục – kinh tế – hôn nhân gia đình – truyền giáo.

Trình bày

Quả thực, người Công giáo thời trước đã giới thiệu cho dân tộc VN những giá trị mới và diễn tả những giá trị ấy qua đời sống tốt đẹp khiến cho người khác tin vào Chúa Giêsu Kitô, tin vào Tin Mừng, dù biết rằng theo đạo là chắc chắn sẽ đau khổ vì bị bách hại. Họ thấy những lợi ích cụ thể trước mắt: thân thể khoẻ mạnh, xinh đẹp, có học thức, có văn hoá, sống đạo đức, gia đình an vui hạnh phúc, chung thuỷ với nhau, kinh tế phát triển vì được truyền nghề, được giúp đỡ bao bọc, chở che nhau. Chỉ trong khoảng 80 năm: từ 1802-1885, lúc mà xã hội bách hại người Công giáo với phong trào Văn Thân thì số tín hữu Công giáo tăng từ 3% đến 7% dân số.

Tuy nhiên, khi xã hội đã chấp nhận những giá trị mới như dân chủ, hôn nhân 1 vợ 1 chồng, bình đẳng nam nữ, tôn trọng nhân phẩm con người, chữ Quốc ngữ… thì chính người Công giáo dường như ngủ quên trong chiến thắng của mình. Người ta quá chú tâm vào việc xây dựng các nhà thờ, cơ sở vật chất, quá tập trung vào các nghi lễ bên ngoài, nên số người theo đạo giảm hẳn, dù rằng chẳng còn những cuộc bách hại rõ rệt như trước nữa. Trong vòng 120 năm nay (1885-2009) số tín hữu Công giáo vẫn giữ tỷ lệ 7% dân số. Hiện nay GHVN đang có 3.700 linh mục triều và dòng, 1.480 chủng sinh, 17.000 tu sĩ nam nữ, hơn 56.000 giáo lý viên và hàng trăm ngàn đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể, Con Đức Mẹ, Bà mẹ Công giáo, Gia đình Phạt tạ, Legio Mariae nhưng số người lớn trở lại đạo mỗi năm chỉ khoảng 30.000 – 40.000, trong khi số người bỏ đạo cũng không ít. Điều này là một bức xúc lớn cho tất cả chúng ta.

Điều cần làm là chúng ta nên bắt chước ông bà tổ tiên Công giáo thời trước dám trình bày những giá trị sống mới cho mọi người chưa biết Chúa, bằng những cách sống vừa phù hợp với Tin Mừng vừa phù hợp với khoa học kỹ thuật mà loài người khám phá ra. Đó chính là nguyên tắc sống mới mà Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 đã nói trong thông điệp mới nhất của ngài: “Caritas in Veritate” (Bác ái trong Chân lý).

Trong phạm vi bài này chúng ta sẽ tìm hiểu 3 kỹ năng cần thiết nhất cho đời sống thể lý và tinh thần: kỹ năng ăn-uống-thở.

 

Câu hỏi thảo luận

Các TDV chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 6-10 người để thảo luận về các câu hỏi đề nghị sau đây. Mỗi nhóm phụ trách một câu.

Mỗi tổ tóm tắt phần thảo luận và trình bày trong phiên họp chung trong vòng 5 phút. Có thể viết trên những tờ giấy lớn và treo lên bảng.

1.    Bạn hay gia đình bạn đang ăn như thế nào? Ăn có đúng giờ? Có chuẩn bị kỹ lưỡng thức ăn? Có thực đơn để có đủ chất bổ dưỡng không? Bạn có tổ chức bữa ăn gia đình như một buổi họp mặt trong tình yêu hay mạnh ai nấy ăn? Bạn có thể đề nghị cách ăn với những đặc tính mới mẻ cho người Công giáo?

2.    Bạn hay gia đình bạn có quan tâm đến việc uống nước? Bạn uống như thế nào? Uống đủ (2-3lít/ngày) hay uống ít? Bạn có thích uống nước ngọt hay rượu bia? Bạn có biết uống nước để chữa bệnh không? Bạn có thể đề nghị cách uống đổi mới cho người Công giáo?

3.    Bạn có quan tâm tới việc thở không khí trong lành? Bạn có biết mình đang thở được bao nhiêu cho mỗi lần thở? (máy đo). Khí thở quan trọng thế nào cho sức khoẻ thể xác và tinh thần của bạn? Bạn có biết phương pháp thở nào đặc biệt? (Thở Khí công, Thiền công, Yoga, Yen, Dưỡng sinh, Hartha Yoga…). Bạn có biết thở Thần Khí? Nếu có, bạn thở như thế nào? Bạn có thể đề nghị cách thở mới cho người Công giáo không?

4.    Ngoài cách ăn-uống-thở tự nhiên, bạn có biết gì đến cách ăn-uống-thở siêu nhiên không? Cách này bao gồm những việc gì? Nếu con người là một với thể xác và linh hồn, thì bạn phối hợp hai cách thức tự nhiên và siêu nhiên đó như thế nào?