8 điều này chớ nên làm trước khi đi khám bệnh, vì sao?

8 điều này chớ nên làm trước khi đi khám bệnh, vì sao?

Theo một nghiên cứu, có hơn 30% chẩn đoán sai dẫn đến bệnh càng trầm trọng hoặc tử vong, và một trong số các nguyên nhân là do bệnh nhân.
Đừng lướt internet trước khi đi khám mắt /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Đừng lướt internet trước khi đi khám mắt  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vì vậy, khi đi khám bệnh, nên nhớ rằng chất lượng khám không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn mà còn phụ thuộc vào bạn.
Bright Side đã đưa ra danh sách những việc không nên làm trước khi đi khám bệnh để có thể giúp bạn tránh được chẩn đoán không chính xác, cũng như giúp bạn giữ sức khỏe.

1.  Uống rượu trước khi kiểm tra cholesterol

Bia và rượu mạnh chứa rất nhiều đường và carbohydrate – có thể làm tăng vọt mức cholesterol trong cơ thể.
Mặc dù ngay sau đó, mức cholesterol sẽ trở lại bình thường, nhưng kết quả đo được lúc đó có thể không còn chính xác, theo Bright Side.

2. Để quá khát nước trước khi xét nghiệm nước tiểu

Nước tiểu gồm 99% nước và chỉ có 1% a xít, amoniac, hoóc môn, tế bào máu chết, protein và các chất khác được sử dụng để xét nghiệm. Như bạn thấy, nồng độ rất thấp. Vì vậy, cần uống nhiều nước trong một vài giờ trước khi xét nghiệm để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ nước tiểu.

3.  Sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh

Việc cấm sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh có liên quan đến thành phần của nó vì chất khử mùi có chứa lượng nhỏ kim loại. Rất dễ gây nhầm lẫn các kim loại này với vôi hóa – là dấu hiệu của ung thư đang tiến triển. Kết quả sẽ không chỉ sai mà còn có thể khiến bạn lo lắng, theo Bright Side.

4.  Ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp

Ăn mặn góp phần làm tăng huyết áp.
Do đó, trước khi đo, không nên ăn thức ăn nhanh, các loại hạt, đậu hoặc các sản phẩm có tẩm muối khác. Nếu không, kết quả có thể là sai lệch.

5.  Uống thuốc trước khi xét nghiệm máu

Vài ngày trước khi xét nghiệm, để có kết quả chính xác hơn, nên ngưng dùng thuốc để máu có thời gian làm sạch và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
Riêng đối với các loại thuốc bắt buộc phải uống hằng ngày, không nên uống trước khi lấy máu xét nghiệm, mà uống ngay sau khi xét nghiệm. Nhưng trong từng trường hợp cụ thể, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, theo Bright Side.

6. Thay đổi lịch trình hằng ngày

Cơ thể là một hệ thống ổn định đòi hỏi phải có thời gian để thích nghi. Ví dụ: khách du lịch bị lệch múi giờ sẽ cần khoảng 2 ngày để thích nghi. Ngay cả khi bạn đi ngủ muộn hơn 1 giờ so với bình thường, cơ thể sẽ bị căng thẳng, làm ảnh hưởng đến tình trạng chung và các chỉ số cơ thể, theo Bright Side.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với các quá trình tự nhiên khác như dinh dưỡng, uống nước và mức độ căng thẳng.

7.  Lướt internet trước khi khám mắt

Căng mắt liên tục có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Nhưng trạng thái này cũng có thể xảy ra tạm thời do sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Đo thị lực sau khi mắt căng do lướt internet, thị lực có thể trở nên kém hơn thực tế.
Nếu đã lướt mạng, hãy để mắt nghỉ ngơi một thời gian trước khi khám mắt để có kết quả chính xác.

8.  Sơn móng tay trước khi khám da liễu

Bác sĩ da liễu, khi khám toàn diện, không chỉ kiểm tra da mà còn cả móng tay. Móng tay thường nhiễm nấm bệnh. Bác sĩ cần phải xem trạng thái tự nhiên của móng tay.
Hơn nữa, mọi thay đổi ở móng tay có thể chỉ ra bệnh ở các cơ quan khác, theo Bright Side.
THIÊN LAN
TNO