Đức Thượng phụ Babylon kêu gọi các Kitô hữu đừng rời khỏi Iraq
Đầu Mùa Chay năm nay, Đức Tổng Giám mục Louis Raphael I Sako, Thượng phụ Công giáo Babylon (nghi lễ Canđê), đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, kêu gọi “cầu nguyện và ăn chay cho các Kitô hữu đừng rời khỏi Iraq.
Đức Thượng phụ Babylon kêu gọi các Kitô hữu đừng rời khỏi Iraq
WHĐ (28.02.2014) – Đầu Mùa Chay năm nay, Đức Tổng Giám mục Louis Raphael I Sako, Thượng phụ Công giáo Babylon (nghi lễ Canđê), đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, kêu gọi “cầu nguyện và ăn chay cho các Kitô hữu đừng rời khỏi Iraq.
Đức Thượng Phụ Sako nói: “Căn tính Kitô giáo của chúng ta đã có gốc rễ sâu xa trong lịch sử và địa lý của Iraq từ 2.000 năm nay. Cội rễ và nguồn gốc rõ ràng của chúng ta ở trong đất nước này, và nếu chúng ta ra đi, chúng ta sẽ bị tách khỏi cội rễ của mình.”
Các Kitô hữu tại Iraq cần phải “kiên trì và chờ đợi”, đừng nghe “những ai đang run sợ” và những kẻ “bằng cách này hay cách khác mời mọc hay khuyến dụ các Kitô hữu Iraq rời bỏ đất nước của mình”.
“Chúng ta ở đây vì đó là ý Chúa và chúng ta ở đây, có ơn Chúa giúp, để bắc những nhịp cầu và cùng với những người anh chị em Hồi giáo của chúng ta làm việc để phát triển đất nước.”
Trong sứ điệp, Đức Thượng phụ Sako cũng kêu gọi cầu nguyện cho Syria, Liban và toàn bộ khu vực chấm dứt tình trạng bất ổn.
Đức Thượng phụ nói thêm: “Với các cuộc bầu cử sắp tới, phải cấp bách ‘sang một trang mới’ tại Iraq, để đất nước có thể trở lại hòa bình và an ninh vì lợi ích của mọi công dân.”
Iraq có khoảng 300.000 người Công giáo trong tổng số hơn 25 triệu dân, chỉ chiếm 0,95% dân số. Giáo hội Công giáo tại Iraq thuộc nhiều nghi lễ khác nhau: Latinh, Armênia, Canđê, Melkit Hy Lạp và Syria, nhưng đa số theo nghi lễ Canđê.
Đức Thượng Phụ Sako nói: “Căn tính Kitô giáo của chúng ta đã có gốc rễ sâu xa trong lịch sử và địa lý của Iraq từ 2.000 năm nay. Cội rễ và nguồn gốc rõ ràng của chúng ta ở trong đất nước này, và nếu chúng ta ra đi, chúng ta sẽ bị tách khỏi cội rễ của mình.”
Các Kitô hữu tại Iraq cần phải “kiên trì và chờ đợi”, đừng nghe “những ai đang run sợ” và những kẻ “bằng cách này hay cách khác mời mọc hay khuyến dụ các Kitô hữu Iraq rời bỏ đất nước của mình”.
“Chúng ta ở đây vì đó là ý Chúa và chúng ta ở đây, có ơn Chúa giúp, để bắc những nhịp cầu và cùng với những người anh chị em Hồi giáo của chúng ta làm việc để phát triển đất nước.”
Trong sứ điệp, Đức Thượng phụ Sako cũng kêu gọi cầu nguyện cho Syria, Liban và toàn bộ khu vực chấm dứt tình trạng bất ổn.
Đức Thượng phụ nói thêm: “Với các cuộc bầu cử sắp tới, phải cấp bách ‘sang một trang mới’ tại Iraq, để đất nước có thể trở lại hòa bình và an ninh vì lợi ích của mọi công dân.”
Iraq có khoảng 300.000 người Công giáo trong tổng số hơn 25 triệu dân, chỉ chiếm 0,95% dân số. Giáo hội Công giáo tại Iraq thuộc nhiều nghi lễ khác nhau: Latinh, Armênia, Canđê, Melkit Hy Lạp và Syria, nhưng đa số theo nghi lễ Canđê.