26/11/2024

Bí ẩn nước sông ở Trung Quốc đổi sang màu máu qua một đêm

Nước của một con sông tại miền đông Trung Quốc được xác định là đủ sạch để uống đã biến thành màu đỏ bầm chỉ qua một đêm mà không rõ lý do.

 

Bí ẩn nước sông ở Trung Quốc đổi sang màu máu qua một đêm

Nước của một con sông tại miền đông Trung Quốc được xác định là đủ sạch để uống đã biến thành màu đỏ bầm chỉ qua một đêm mà không rõ lý do.

 

POLLUTION AND ENVIRONMENT;WATER POLLUTION;RED COLOUR CAST;CANAL;CITY;NEIGHBOURHOOD
Nước sông tại làng Xinmeizhou chuyển sang màu đỏ bầm như máu. Người dân địa phương khẳng định không phải do chất thải công nghiệp – Ảnh: Reuters

 

Vụ việc xảy ra tại ngôi làng Xinmeizhou ở tỉnh Chiết Giang, tờ Daily Express (Anh) đưa tin hôm 26.7. Cư dân tại đây vẫn thường dùng nước sông để sinh hoạt.  

Daily Express dẫn lời người dân địa phương nói hiện tượng này chưa từng xảy ra và bác bỏ khả năng nước sông bị nhiễm chất thải công nghiệp.

Vào sáng 24.7, nước sông vẫn bình thường, “nhưng rồi bất thình lình, trong vòng khoảng vài phút, nước bắt đầu sẫm màu và cuối cùng hóa đỏ hoàn toàn”, Na Wan, một cư dân địa phương, nói với tờ báo Anh.

“Chúng tôi vẫn luôn có thể bắt cá và thậm chí có thể uống nước sông vì nó thường rất sạch”, ông này cho hay.

Hiện vẫn chưa có lý giải nào về sự việc kể trên, nhưng nhân viên của Cục Bảo vệ Môi trường thành phố Ôn Châu đã đến lấy mẫu về xét nghiệm, theo đài phát thanh nhà nước Trung Quốc – China Radio International.

Những người dân liên hệ với China Radio International khẳng định hiện tượng này chưa từng xảy ra trước đây và không có nhà máy hóa chất nào ở thượng nguồn con sông.

Tuy nhiên, hồi tháng 9.2012, sông Dương Tử cũng đã hóa đỏ một cách bí ẩn, theo Daily Express. Nhiều người khi đó cho rằng “thủ phạm” chính là chất thải công nghiệp hoặc phù sa.

Nhưng sau khi quan sát một số tấm ảnh, các nhà khoa học khẳng định vụ việc do con người gây ra.

Bà Emily Stanley, một giáo sư nghiên cứu về sông hồ tại Trường đại học Wisconsin (Mỹ), lúc đó nói với trang tin công nghệ uy tín của Mỹ LiveScience rằng: “Nó trông giống như một hiện tượng do ô nhiễm gây ra”.

Hoàng Uy