Chúa Giêsu Kitô là kho tàng vĩ đại vô giá cần tìm kiếm và hy sinh mọi sự để chiếm hữu
Chúa Giêsu Kitô và Nước Thiên Chúa là kho tàng vĩ đại vô giá chúng ta cần tìm kiếm và hy sinh mọi sự để chiếm hữu. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương 5 châu trong buổi đoc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 27-7-2014.
Chúa Giêsu Kitô là kho tàng vĩ đại vô giá cần tìm kiếm và hy sinh mọi sự để chiếm hữu
Chúa Giêsu Kitô và Nước Thiên Chúa là kho tàng vĩ đại vô giá chúng ta cần tìm kiếm và hy sinh mọi sự để chiếm hữu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương 5 châu trong buổi đoc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 27-7-2014.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nhắc tới ngày kỷ niệm 100 năm Đệ nhất Thế chiến búng nổ và kéo dài 4 năm trời, khiến cho hàng triệu người phải chết và gây ra các tàn phá mênh mông; một cuộc chiến mà Đức Giáo hoàng Biển Đức XV đã định nghĩa là một “tàn phá vô ích”, cuối cùng kết thúc bằng một nền hoà bình mong manh hơn. Ngài cầu mong dịp kỷ niệm biến cố thê thảm này khiến cho người ta đừng lập lại các sai lầm qúa khứ, nhưng chú ý đến bài học lịch sử, bằng cách để cho các lý lẽ của hòa bình luôn luôn thắng thế qua một cuộc đối thoại kiên nhẫn và can đảm. Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi mọi người hiệp ý với ngài cầu nguyện cho ba vùng đang gặp khủng hoảng nặng là vùng Trung Đông, Irak và Ucraina. Xin Chúa cho các dân tộc và các chính quyền các vùng đó sự khôn ngoan và sức mạnh cần thiết để cương quyết làm cho con đường hoà bình tiến tới, bằng cách vượt thắng mọi đả kích với sự kiên trì của việc đối thoại và sức mạnh của hòa giải. Ước chi ở trung tâm của mọi quyết định người ta đừng đặt để các lợi lộc riêng tư, nhưng công ích và việc tôn trong mỗi người. Chúng ta hãy nhớ rằng mọi sự đều mất với chiến tranh, và không có gì mất với hoà bình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương 5 châu trong buổi đoc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 27-7-2014.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nhắc tới ngày kỷ niệm 100 năm Đệ nhất Thế chiến búng nổ và kéo dài 4 năm trời, khiến cho hàng triệu người phải chết và gây ra các tàn phá mênh mông; một cuộc chiến mà Đức Giáo hoàng Biển Đức XV đã định nghĩa là một “tàn phá vô ích”, cuối cùng kết thúc bằng một nền hoà bình mong manh hơn. Ngài cầu mong dịp kỷ niệm biến cố thê thảm này khiến cho người ta đừng lập lại các sai lầm qúa khứ, nhưng chú ý đến bài học lịch sử, bằng cách để cho các lý lẽ của hòa bình luôn luôn thắng thế qua một cuộc đối thoại kiên nhẫn và can đảm. Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi mọi người hiệp ý với ngài cầu nguyện cho ba vùng đang gặp khủng hoảng nặng là vùng Trung Đông, Irak và Ucraina. Xin Chúa cho các dân tộc và các chính quyền các vùng đó sự khôn ngoan và sức mạnh cần thiết để cương quyết làm cho con đường hoà bình tiến tới, bằng cách vượt thắng mọi đả kích với sự kiên trì của việc đối thoại và sức mạnh của hòa giải. Ước chi ở trung tâm của mọi quyết định người ta đừng đặt để các lợi lộc riêng tư, nhưng công ích và việc tôn trong mỗi người. Chúng ta hãy nhớ rằng mọi sự đều mất với chiến tranh, và không có gì mất với hoà bình.
Đức Thánh Cha tha thiết kêu mời:
“Anh chị em thân mến, không bao giờ chiến tranh! Không bao giờ chiến tranh! Tôi nghĩ tới nhất là các trẻ em, mà người ta lấy mất đi niềm hy vọng của một cuộc sống xứng đáng, của một tương lai: các trẻ em bị chết, các trẻ em bị thương, các trẻ em bị què cụt, các trẻ em mồ côi, các trẻ em có đồ chơi là các tàn tích chiến tranh, các trẻ em không biết cười. Tôi xin quý vị, hãy dừng lại! Tôi xin quý vị điều đó với tất cả con tim. Đã đến lúc dừng lại, hãy dừng lại, tôi xin quý vị!”
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đề cập đến ý nghĩa của các so sánh nói về Nước Trời trong chương 13 Tin Mừng theo thánh Mátthêu. Trong số đó có hai tuyệt tác: đó là các dụ ngôn về kho tàng chôn dấu trong ruộng và dụ ngôn viên ngọc qúy. Chúng nói với chúng ta rằng việc khám phá ra Nước Thiên Chúa có thể xảy ra một cách bất thình lình, như bác nông phu khi cầy cuộng, tìm thấy kho tàng mà ông đã không hy vọng, hay như người buôn ngọc, sau thời gian tìm kiếm lâu đài, tìm được viên ngọc vô cùng qúy báu mà ông đã mơ ước từ lâu. Nhưng trong cả hai trường hợp có dữ kiện đầu tiên đó là kho tàng và viên ngọc có giá trị hơn tất cả mọi của cải khác, và vì thế bác nông phu và ông thương gia khi tìm thấy chúng, thì từ chối mọi sự còn lại để có thể mua chúng. Họ không cần lý luận hay suy đi nghĩ lại: họ nhận ra ngay giá trị không thể nào so sánh được của điều họ đã tìm ra, và sằn sàng mất tất cả để có nó. Nước Thiên Chúa cũng thế: ai tìm được nó không nghi ngờ, cảm thấy đó là điều họ đã tìm kiếm, chờ đợi và đáp ứng các khát vọng đích thật nhất của họ. Và Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Quả thật là như thế: ai biết Chúa Giêsu, ai gặp Người một cách cá nhân, thì bị mê hoặc, lôi cuốn bởi biết bao tốt lành, biết bao sự thật, biết bao vẻ đẹp, và tất cả trong một sự khiêm tốn và đơn sơ lớn lao. Tìm kiếm Chúa Giêsu, gặp gỡ Chúa Giêsu: đó là kho tàng vĩ đại!
Có biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu thánh nam thánh nữ, khi đọc Tin Mừng với con tim rộng mở, đã hoàn toàn bị Chúa Giêsu đánh động đến trở về vời Người. Chúng ta hãy nghĩ tới thánh Phanxicô thành Assisi: ngài đã là một Kitô hữu, nhưng môt kitô hữu “loại nước hoa hồng”. Khi đọc Phúc Âm trong một lúc định đoạt của tuổi trẻ, ngài đã gặp Chúa Giêsu và khám phá ra Nước Thiên Chúa; và khi đó tất cả các giấc mộng vinh quang trần thế của ngài đều biến mất. Phúc Âm làm cho bạn biết Chúa Giêsu đích thật, khiến cho bạn hiểu biết Chúa Giêsu sống động; nói với con tim bạn và thay đổi cuộc sống của bạn. Và khi đó bạn từ bỏ tất cả. Bạn có thể thay đổi kiểu sống một cách thực sự, hay tiếp tục làm những gì bạn làm trước đó, nhưng bạn là một người khác, bạn đã được tái sinh: bạn đã tìm thấy điều trao ban ý nghĩa, điều trao ban mùi vị, trao ban ánh sáng cho tất cả, cả những mệt nhọc, cả những khổ đau và cả cái chết nữa.
Đọc Phúc Âm. Đọc Phúc Âm. Chúng ta đã nói tới điều này rồi anh chị em có nhớ không? Mỗi ngày đọc một đoạn Phúc Âm, và cả mang theo một cuốn Phúc Âm nhỏ, trong túi, trong sắc tay, ở tầm tay. Và ở đó khi đọc một đoạn chúng ta sẽ tìm thấy Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha giải thích thêm:
Mọi sự có ý nghĩa khi trong Phúc Âm bạn tìm thấy kho tàng này, mà Chúa Giêsu gọi là “Nước Thiên Chúa”, nghĩa là Thiên Chúa ngự trị trong cuộc sống bạn, trong cuộc sống chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu, an bình và niềm hy vọng trong từng người và trong tất cả mọi người. Đó là điều Thiên Chúa muốn, đó là điều vì thế mà Chúa Giêsu trao ban chính mình cho tới chết trên thập giá, để giải thoát chúng ta khỏi quyến lực của tối tăm và đưa chúng ta vào vương quốc của sự sống, vẻ đẹp, sự tốt lành và niềm vui. Đọc Phúc Âm là tìm thấy Chúa Giêsu, có được niềm vui kitô này, là ơn của Chúa Thánh Thần.
Anh chị em thân mến, niềm vui tìm thấy kho tàng của Nước Thiên Chúa trong sáng và được nhìn thấy. Kitô hữu không thể dấu đức tin của mình, bởi vỉ nó tỏa rạng ra trong mọi lời nói, mọi cử chỉ cả trong những cử chỉ đơn sơ thường ngày: tỏa rạng tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúng ta hãy cầu nguyện, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, để nước tình yêu, công lý và hoa bình của Thiên Chúa đến giữa chúng ta.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
“Anh chị em thân mến, không bao giờ chiến tranh! Không bao giờ chiến tranh! Tôi nghĩ tới nhất là các trẻ em, mà người ta lấy mất đi niềm hy vọng của một cuộc sống xứng đáng, của một tương lai: các trẻ em bị chết, các trẻ em bị thương, các trẻ em bị què cụt, các trẻ em mồ côi, các trẻ em có đồ chơi là các tàn tích chiến tranh, các trẻ em không biết cười. Tôi xin quý vị, hãy dừng lại! Tôi xin quý vị điều đó với tất cả con tim. Đã đến lúc dừng lại, hãy dừng lại, tôi xin quý vị!”
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đề cập đến ý nghĩa của các so sánh nói về Nước Trời trong chương 13 Tin Mừng theo thánh Mátthêu. Trong số đó có hai tuyệt tác: đó là các dụ ngôn về kho tàng chôn dấu trong ruộng và dụ ngôn viên ngọc qúy. Chúng nói với chúng ta rằng việc khám phá ra Nước Thiên Chúa có thể xảy ra một cách bất thình lình, như bác nông phu khi cầy cuộng, tìm thấy kho tàng mà ông đã không hy vọng, hay như người buôn ngọc, sau thời gian tìm kiếm lâu đài, tìm được viên ngọc vô cùng qúy báu mà ông đã mơ ước từ lâu. Nhưng trong cả hai trường hợp có dữ kiện đầu tiên đó là kho tàng và viên ngọc có giá trị hơn tất cả mọi của cải khác, và vì thế bác nông phu và ông thương gia khi tìm thấy chúng, thì từ chối mọi sự còn lại để có thể mua chúng. Họ không cần lý luận hay suy đi nghĩ lại: họ nhận ra ngay giá trị không thể nào so sánh được của điều họ đã tìm ra, và sằn sàng mất tất cả để có nó. Nước Thiên Chúa cũng thế: ai tìm được nó không nghi ngờ, cảm thấy đó là điều họ đã tìm kiếm, chờ đợi và đáp ứng các khát vọng đích thật nhất của họ. Và Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Quả thật là như thế: ai biết Chúa Giêsu, ai gặp Người một cách cá nhân, thì bị mê hoặc, lôi cuốn bởi biết bao tốt lành, biết bao sự thật, biết bao vẻ đẹp, và tất cả trong một sự khiêm tốn và đơn sơ lớn lao. Tìm kiếm Chúa Giêsu, gặp gỡ Chúa Giêsu: đó là kho tàng vĩ đại!
Có biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu thánh nam thánh nữ, khi đọc Tin Mừng với con tim rộng mở, đã hoàn toàn bị Chúa Giêsu đánh động đến trở về vời Người. Chúng ta hãy nghĩ tới thánh Phanxicô thành Assisi: ngài đã là một Kitô hữu, nhưng môt kitô hữu “loại nước hoa hồng”. Khi đọc Phúc Âm trong một lúc định đoạt của tuổi trẻ, ngài đã gặp Chúa Giêsu và khám phá ra Nước Thiên Chúa; và khi đó tất cả các giấc mộng vinh quang trần thế của ngài đều biến mất. Phúc Âm làm cho bạn biết Chúa Giêsu đích thật, khiến cho bạn hiểu biết Chúa Giêsu sống động; nói với con tim bạn và thay đổi cuộc sống của bạn. Và khi đó bạn từ bỏ tất cả. Bạn có thể thay đổi kiểu sống một cách thực sự, hay tiếp tục làm những gì bạn làm trước đó, nhưng bạn là một người khác, bạn đã được tái sinh: bạn đã tìm thấy điều trao ban ý nghĩa, điều trao ban mùi vị, trao ban ánh sáng cho tất cả, cả những mệt nhọc, cả những khổ đau và cả cái chết nữa.
Đọc Phúc Âm. Đọc Phúc Âm. Chúng ta đã nói tới điều này rồi anh chị em có nhớ không? Mỗi ngày đọc một đoạn Phúc Âm, và cả mang theo một cuốn Phúc Âm nhỏ, trong túi, trong sắc tay, ở tầm tay. Và ở đó khi đọc một đoạn chúng ta sẽ tìm thấy Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha giải thích thêm:
Mọi sự có ý nghĩa khi trong Phúc Âm bạn tìm thấy kho tàng này, mà Chúa Giêsu gọi là “Nước Thiên Chúa”, nghĩa là Thiên Chúa ngự trị trong cuộc sống bạn, trong cuộc sống chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu, an bình và niềm hy vọng trong từng người và trong tất cả mọi người. Đó là điều Thiên Chúa muốn, đó là điều vì thế mà Chúa Giêsu trao ban chính mình cho tới chết trên thập giá, để giải thoát chúng ta khỏi quyến lực của tối tăm và đưa chúng ta vào vương quốc của sự sống, vẻ đẹp, sự tốt lành và niềm vui. Đọc Phúc Âm là tìm thấy Chúa Giêsu, có được niềm vui kitô này, là ơn của Chúa Thánh Thần.
Anh chị em thân mến, niềm vui tìm thấy kho tàng của Nước Thiên Chúa trong sáng và được nhìn thấy. Kitô hữu không thể dấu đức tin của mình, bởi vỉ nó tỏa rạng ra trong mọi lời nói, mọi cử chỉ cả trong những cử chỉ đơn sơ thường ngày: tỏa rạng tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúng ta hãy cầu nguyện, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, để nước tình yêu, công lý và hoa bình của Thiên Chúa đến giữa chúng ta.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.