Giáo Hội là một dân tộc được xây dựng trên đức tin
Giáo Hội mà Chúa Giêsu có ý khai sinh là một dân tộc không dựa trên huyết thống nữa mà dựa trên đức tin, nghĩa là dựa trên tương quan với chính Người, một tương quan của tình yêu thương và sự tin tưởng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24-8-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Giáo Hội là một dân tộc được xây dựng trên đức tin
Giáo Hội mà Chúa Giêsu có ý khai sinh là một dân tộc không dựa trên huyết thống nữa mà dựa trên đức tin, nghĩa là dựa trên tương quan với chính Người, một tương quan của tình yêu thương và sự tin tưởng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24-8-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm theo thánh Mátthêu chương 16 kể lại biến cố Chúa Giêsu hỏi các môn đệ cho biết người ta nói Người là ai, và đối với các ông Chúa là ai. Đại diện cho Nhóm Mười Hai, ông Phêrô nói: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Và Chúa Giêsu gọi ông là “có phước” vì lòng tin mà Thiên Chúa Cha đã ban cho ông, và Ngài nói với ông: “Con là Phêrô nghĩa là Đá Tảng, và trên tảng đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy.”
Chúng ta hãy dừng lại một chút trên điểm này, trên sư kiện Chúa Giêsu gán cho Simon tên gọi mới này: Phêrô trong tiếng nói của Chúa Giêsu là “Kêpha”, có nghĩa là “đá tảng”. Trong Thánh Kinh, từ “đá tảng” được quy chiếu về Thiên Chúa. Chúa Giêsu gán cho Simon tên gọi này không phải vì các đức tính hay công nghiệp loài người của ông, mà vì lòng tin tinh tuyền và vững chắc của ông, lòng tin đến từ trên cao.
Chúa Giêsu cảm nhận trong tim Người một niềm vui lớn lao, bởi vì Người nhận ra nơi ông Simon bàn tay của Thiên Chúa Cha và hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người nhận ra rằng Thiên Chúa Cha đã ban cho ông Simon một đức tin “có thể tin cậy được”, trên đó Chúa Giêsu có thể xây dựng Giáo Hội Người, nghĩa là cộng đoàn của Người. Đức Thánh Cha giải thích điểm này:
Chúa Giêsu có trong tâm trí ý muốn khai sinh ra Giáo Hội “của Người”, một dân tộc không xậy dựng trên huyết thống, nhưng trên đức tin, nghĩa là trên tương quan với chính Người, một tương quan của tình yêu thương và sự tin tưởng. Như thế, để bắt đầu Giáo Hội của Người, Chúa Giêsu đã cần tìm ra nơi các môn đệ một đức tin “có thể tin cậy được”. Và đó là điều Người phải kiểm thực tại thời điểm này của lộ trình.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Chúa đã có trong trí hình ảnh của vịệc xây dựng, hình ảnh của một cộng đoàn như một ngôi nhà. Chính vì thế, khi nghe lời tuyên xưng đức tin thẳng thắn của ông Simon, Người gọi ông là “đá tảng”, và bày tỏ ý định xây dựng Giáo Hội của Người trên đức tin ấy.
Anh chị em thân mến, điều đã xảy ra một cách duy nhất nơi thánh Phêrô, cũng xảy ra nơi mọi tín hữu kitô có niềm tin chín chắn và chân thành nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Phúc Âm hôm nay cũng gọi hỏi từng người trong chúng ta.
Đức Thánh Cha nói thêm:
Nếu Chúa tìm thấy trong con tim chúng ta một đức tin, tôi không nói là toàn vẹn, nhưng chân thành, tinh tuyền, thì khi đó Người cũng thấy nơi chúng ta các viện đá sống động để xây dựng cộng đoàn của Người. Đá tảng của cộng đoàn này là Chúa Kitô, viên đá góc duy nhất. Về phần mình, Thánh Phêrô là đá tảng, vì là nền tảng hữu hình sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nhưng mỗi một tín hữu đã được rửa tội đều được mời gọi cống hiến cho Chúa Giêsu niềm tin nghèo nàn, nhưng chân thành của họ, để Người có thể tiếp tục xây dựng Giáo Hội của Người ngày hôm nay trên mọi phần đất của thế giới này.
Cả ngày nay nữa “người ta” nghĩ rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ lớn, một bậc thầy của sự khôn ngoan, một mẫu gương của sự công chính… Và cả ngày nay Chúa Giêsu cũng hỏi các môn đệ Người: “Còn các con, các con nói Thầy là ai?” Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Hãy nghĩ tới điều đó. Nhưng nhất là hãy cầu xin Thiên Chúa Cha, để qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, cầu nguyện để xin Chúa ban cho chúng ta ơn trả lời với con tim chân thành: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người cầu nguyện cho hoà bình tại Ucraina. Ngài nói: Tôi đặc biệt nghĩ tới vùng đất Ucraina yêu dấu, mà ngày hôm nay là lễ quốc khánh, tới tất cả các con cái và những người khao khát hoà bình và an ninh, bị đe doạ bới một tình trạng căng thắng và xung khắc không lắng dịu, gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho thường dân. Chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria toàn quốc gia này, và hiệp ý cầu nguyện cho mọi nạn nhân, gia đình họ và cho những người đang đau khổ.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hiện diện đến từ Tây Ban Nha, Chilê, Pháp. Ngài cũng chào đặc biệt các tân đại chủng sinh trường Bắc Mỹ về Roma để học thần học, trong đó có một thầy gốc Việt Nam. Ngài cũng chào 600 bạn trẻ Giáo phận Bergamo cùng Đức Giám mục sở tại hành hương đi bộ từ Roma tới Assisi. Đức Thánh Cha cầu chúc các bạn trẻ trở về nhà sống làm chứng cho vẻ đẹp của đức tin Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24-8-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm theo thánh Mátthêu chương 16 kể lại biến cố Chúa Giêsu hỏi các môn đệ cho biết người ta nói Người là ai, và đối với các ông Chúa là ai. Đại diện cho Nhóm Mười Hai, ông Phêrô nói: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Và Chúa Giêsu gọi ông là “có phước” vì lòng tin mà Thiên Chúa Cha đã ban cho ông, và Ngài nói với ông: “Con là Phêrô nghĩa là Đá Tảng, và trên tảng đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy.”
Chúng ta hãy dừng lại một chút trên điểm này, trên sư kiện Chúa Giêsu gán cho Simon tên gọi mới này: Phêrô trong tiếng nói của Chúa Giêsu là “Kêpha”, có nghĩa là “đá tảng”. Trong Thánh Kinh, từ “đá tảng” được quy chiếu về Thiên Chúa. Chúa Giêsu gán cho Simon tên gọi này không phải vì các đức tính hay công nghiệp loài người của ông, mà vì lòng tin tinh tuyền và vững chắc của ông, lòng tin đến từ trên cao.
Chúa Giêsu cảm nhận trong tim Người một niềm vui lớn lao, bởi vì Người nhận ra nơi ông Simon bàn tay của Thiên Chúa Cha và hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người nhận ra rằng Thiên Chúa Cha đã ban cho ông Simon một đức tin “có thể tin cậy được”, trên đó Chúa Giêsu có thể xây dựng Giáo Hội Người, nghĩa là cộng đoàn của Người. Đức Thánh Cha giải thích điểm này:
Chúa Giêsu có trong tâm trí ý muốn khai sinh ra Giáo Hội “của Người”, một dân tộc không xậy dựng trên huyết thống, nhưng trên đức tin, nghĩa là trên tương quan với chính Người, một tương quan của tình yêu thương và sự tin tưởng. Như thế, để bắt đầu Giáo Hội của Người, Chúa Giêsu đã cần tìm ra nơi các môn đệ một đức tin “có thể tin cậy được”. Và đó là điều Người phải kiểm thực tại thời điểm này của lộ trình.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Chúa đã có trong trí hình ảnh của vịệc xây dựng, hình ảnh của một cộng đoàn như một ngôi nhà. Chính vì thế, khi nghe lời tuyên xưng đức tin thẳng thắn của ông Simon, Người gọi ông là “đá tảng”, và bày tỏ ý định xây dựng Giáo Hội của Người trên đức tin ấy.
Anh chị em thân mến, điều đã xảy ra một cách duy nhất nơi thánh Phêrô, cũng xảy ra nơi mọi tín hữu kitô có niềm tin chín chắn và chân thành nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Phúc Âm hôm nay cũng gọi hỏi từng người trong chúng ta.
Đức Thánh Cha nói thêm:
Nếu Chúa tìm thấy trong con tim chúng ta một đức tin, tôi không nói là toàn vẹn, nhưng chân thành, tinh tuyền, thì khi đó Người cũng thấy nơi chúng ta các viện đá sống động để xây dựng cộng đoàn của Người. Đá tảng của cộng đoàn này là Chúa Kitô, viên đá góc duy nhất. Về phần mình, Thánh Phêrô là đá tảng, vì là nền tảng hữu hình sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nhưng mỗi một tín hữu đã được rửa tội đều được mời gọi cống hiến cho Chúa Giêsu niềm tin nghèo nàn, nhưng chân thành của họ, để Người có thể tiếp tục xây dựng Giáo Hội của Người ngày hôm nay trên mọi phần đất của thế giới này.
Cả ngày nay nữa “người ta” nghĩ rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ lớn, một bậc thầy của sự khôn ngoan, một mẫu gương của sự công chính… Và cả ngày nay Chúa Giêsu cũng hỏi các môn đệ Người: “Còn các con, các con nói Thầy là ai?” Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Hãy nghĩ tới điều đó. Nhưng nhất là hãy cầu xin Thiên Chúa Cha, để qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, cầu nguyện để xin Chúa ban cho chúng ta ơn trả lời với con tim chân thành: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người cầu nguyện cho hoà bình tại Ucraina. Ngài nói: Tôi đặc biệt nghĩ tới vùng đất Ucraina yêu dấu, mà ngày hôm nay là lễ quốc khánh, tới tất cả các con cái và những người khao khát hoà bình và an ninh, bị đe doạ bới một tình trạng căng thắng và xung khắc không lắng dịu, gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho thường dân. Chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria toàn quốc gia này, và hiệp ý cầu nguyện cho mọi nạn nhân, gia đình họ và cho những người đang đau khổ.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hiện diện đến từ Tây Ban Nha, Chilê, Pháp. Ngài cũng chào đặc biệt các tân đại chủng sinh trường Bắc Mỹ về Roma để học thần học, trong đó có một thầy gốc Việt Nam. Ngài cũng chào 600 bạn trẻ Giáo phận Bergamo cùng Đức Giám mục sở tại hành hương đi bộ từ Roma tới Assisi. Đức Thánh Cha cầu chúc các bạn trẻ trở về nhà sống làm chứng cho vẻ đẹp của đức tin Kitô.