Chương trình chuyến viếng thăm Albania của ĐTC Phanxicô
VATICAN – Sáng 31-7-2014, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chuyến Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm mục vụ Albania vào ngày 21-9-2014.
Chương trình chuyến viếng thăm Albania của ĐTC Phanxicô
VATICAN – Sáng 31-7-2014, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chuyến Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm mục vụ Albania vào ngày 21-9-2014.
Sáng Chúa Nhật 21-9-2014, lúc 7 giớ 30, Đức Thánh Cha sẽ rời phi trường Fiumicino để bay sang Tirana và sẽ tới phi trường “Mẹ Têrêxa” lúc 9 giờ. Lúc 9 giờ 30, lễ nghi chào đón sẽ diễn ra tại Dinh Tổng thổng trong thủ đô Tirana. Sau khi chào thăm và hội kiến với Tổng thống tại Thư phòng Xanh, lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng lãnh đạo Albania. Sau đó lúc 11 giờ, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ và đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu tại Quảng trường Mẹ Têrexa. Lúc 13 giờ 30, ngài dùng bữa trưa với các Giám mục Albania và đoàn tuỳ tùng tại Toà Sứ thần Toà Thánh.
Ban chiều, lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha gặp gỡ các vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô và các tôn giáo khác trong Đại học Công giáo “Đức Bà Cố Vấn”. Lúc 17 giờ, ngài chủ sự buổi hát kinh chiều với các linh mục tu sĩ nam nữ, chủng sinh và thành viên các phong trào giáo dân trong Nhà thờ Chính toà Tirana.
Lúc 18 giờ 30, Đức Thánh Cha gặp gỡ các trẻ em và phái đoàn đại diện các thành viên của các trung tâm bác ái khác trong nhà nguyện trung tâm Betania.
Lúc 19 giờ 45, lễ nghi tiễn biệt sẽ diễn ra tại Phi trường Quốc tế Mẹ Têrêxa. Máy bay chở Đức Thánh Cha sẽ rời phi trường lúc 20 giờ và về tới phi trường Ciampino của Roma lúc 21:30. (SD 31-7-2014)
CÁC GIÁM MỤC NAM PHI TỎ TÌNH LIÊN ĐỚI VỚI CÁC TÍN HỮU KITÔ TẠI GAZA
THÀNH PHỐ CAPE – Trong các ngày vừa qua, Hội đồng Giám mục Nam Phi đã viết thư cho Đức Thượng phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal để bày tỏ tình liên đới với các Kitô hữu Gaza.
Trong bức thư mang chữ ký của Đức cha Stephen Brislin, Tổng Giám mục Giáo phận Thành phố Cape, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nam Phi, Đức cha đã nhắc tới chuyến viếng thăm Toà Thượng phụ Giêrusalem và giáo xứ Công giáo tại Gaza hồi tháng giêng năm nay nhân cuộc họp của Uỷ ban Phối hợp Thánh Địa.
Đức cha Brislin viết: “Chúng tôi đã nhớ tới các câu chuyện kể lại nổi khổ đau, sự nhục nhã và áp bức gia tăng mà anh chị em phải gánh chịu, trong khi các đường lối chính trị toàn vùng khiến cho cuộc sống của anh chị em ngày càng không thể chịu đựng nổi. Hằng ngày chứng kiến tình hình bạo lực gia tăng, chúng tôi muốn bầy tỏ tình liên đới sâu xa, các lời cầu nguyện và dấn thân hợp tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực trên các giới hữu trách để giúp đạt tới một nền hoà bình công bằng và lâu bền.
Với kinh nghiệm chấm dứt chính sách kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi, chúng tôi biết rằng tình liên đới quốc tế và các cuộc biểu tình lớn là sức mạnh có khả năng thay đổi các tình trạng bất công. Chúng tôi hy vọng rằng sự ủng hộ của chúng tôi trao ban cho anh chị em và toàn Giáo Hội tại Thánh Địa sức mạnh tìm ra niềm hy vọng của sự Phục Sinh trong những lúc khó khăn này. Chúng tôi xin Đức Thượng phụ chuyển thư này tới tín hữu Giáo xứ Thánh Gia tại Gaza, những người đã tiếp đón chúng tôi rất nồng hậu trong chuyến viếng thăm hồi tháng giêng năm nay. Chúng tôi xin bảo đảm với anh em lời cầu nguyện của toàn dân Nam Phi, cách riêng của toàn Tổng Giáo phận Thành phố Cape. (SD 30-7-2014)
CÁC GIÁM MỤC THUỴ SĨ KÊU GỌI ÁP DỤNG CÁC GIÁ TRỊ KITÔ VÀO CUỘC SỐNG XÃ HỘI
LUGANO – Ngày 28-7-2014, các Giám mục Thuỵ Sĩ yêu cầu chính quyền liên bang giải thích và áp dụng các giá trị Kitô vào cuộc sống cụ thể của xã hội.
Thông cáo mang chữ ký của Đức cha Giacomo Grampa, nguyên Giám mục Lugano, đại diện các Giám mục Thuỵ Sĩ, được công bố 5 tháng sau khi chính quyền Liên bang chấp nhận sáng kiến “chống nạn di cư ồ ạt” do vài đảng phái chính trị đề ra yêu cầu chính quyền hạn chế số người di cư vào Thuỵ Sĩ ở mức 0,2%, và dành 10% trợ giúp phát triển cho việc kiểm soát sinh sản tại các nước nghèo. Đức cha Grampa đặc biệt nêu bật sự kiện Thuỵ Sĩ đã luôn luôn là quốc gia đa ngôn ngữ, đa tôn giáo, đa văn hoá và có nhiều truyền thống khác nhau. Tại Thuỵ Sĩ, các nền văn hoá tự do và duy xã hội, cải cách và công giáo, thành thị và nông thôn chung sống với nhau. Các giá tri Kitô cho tới nay đã được tháp nhập vào cuộc sống của dân chúng. Nhưng ngày nay chúng bị lèo lái để chống lại kẻ thù, là người khác, người ngoại quốc, người Hồi. Nếu từ phía các Giáo Hội, từ phía cộng đoàn Kitô, các giá trị này bị hạn hẹp, lặp lại và không được giải thích, thì có nguy cơ tạo ra việc đồng hoá tín hữu và nơi những người sử dụng các giá trị đó để “bảo vệ các truyền thống Kitô” mà không hiểu và không sống chúng. Với hậu quả là cuối cùng có nhiều Kitô hữu xác tín rằng để bảo vệ Kitô giáo cần phải hạn chế số người nước ngoài vào Thuỵ Sĩ, hạn chế một số quyền của họ và xây tường ngăn cách… Nạn bài người nước ngoài đã đi tới chỗ lấy việc của các công nhân Thuỵ Sĩ cho người nước ngoài làm với đồng lương rẻ mạt. Sự sợ hãi là một thực tại, nhưng cách thức thắng vượt nó là sự găp gỡ. Nguyên tắc nhìn vào mắt người ăn xin khi bố thí cho họ, cũng có giá trị đối với việc gặp gỡ người nước ngoài, vì như thế là mở rộng cho một viễn tượng khác.
Đức cha Grampa mời gọi mọi ngưởi chú ý tới “các người nước ngoài vô hình” không có gương mặt, không thể gặp được, nhưng họ điều kiện hoá cuộc sống chúng ta: đó là các tổ chức tài chính quốc tế làm sụp đổ các hệ thống kinh tế, bằng cách chuyển vận đi nơi khác các của cải không do họ làm ra. Đó là các băng đảng tội phạm mua các hàng quán, rửa tiền bẩn thỉu, qua các hiệp hội quốc tế hay điều hành các trung tâm sức khoẻ nhưng che giấu dịch vụ mại dâm. “Loại người nước ngoài đó” chinh phục chúng ta một cách lấn lướt ngấm ngầm: bằng cách ăn trộm lương tâm và văn hoá của chúng ta.” (SD 28-7-2014)
KHỦNG BỐ VÀ BẤT KHOAN NHƯỢNG LÀ HAI TỆ NẠN TẠI PAKISTAN
LAHORE – Khủng bố và bất khoan nhượng tôn giáo là các tệ nạn trầm trọng nhất đang gây đau buồn cho dân nước Pakistan. Linh mục Ynayat Bernard, Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Maria tại Lahore, đã khẳng định như trên.
Cha cho biết Giáo Hội tại Pakistan đang trả lời cho các thách đố này qua Caritas Isalamabad-Rawalpindi tại miền Bắc trong việc trợ giúp làn sóng người tị nạn trong vùng Bắc Waziristan, nơi xảy ra các vụ giao tranh giữa quân đội chính phủ và các lực lượng khủng bố. Chúng tôi muốn hoà bình và Hồi giáo cũng là một tôn giáo hoà bình. Toàn dân Pakistan ủng hộ cố gắng của quân đội nhằm nhổ tận gốc rễ nạn khủng bố. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một tâm thức Hồi taleban, bất khoan nhượng và đầy thành kiến, cần phải thay đổi. Cha Ynayat cũng cho biết trong nhiều trường học Coran và trong các hội đường Hồi giáo người ta dạy tín hữu rằng những người không theo Hồi giáo là các kẻ bất trung, và người ta nuôi dưỡng sự bất khoan nhượng và bạo lực.
Theo Cha, để có thể thay đổi não trạng này cần phải cố gắng củng cố cuộc đối thoại liên tôn. Nhờ sự yểm trợ của nhiều vị lãnh đạo tôn giáo cuộc đối thoại cuộc sống với tín hữu Hồi đã được bắt đầu. Cha nói: “Chúng tôi tổ chức các cuộc găp gỡ và các biến cố để cho thấy những gì là chung cho mọi người. Các lời nói và cử chỉ này có ảnh hưởng trên xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây cầu và gieo vãi hạt giống để chúng có thể nảy mầm giúp thay đổi não trạng. Trong các trường học, sách giáo khoa và chương trình học người ta cũng thường có thành kiến đối với các nhóm thiểu số. Nhưng điều quan trọng là phải luôn luôn đối thoại với các giới lãnh đạo dân sự và tôn giáo.” (FIDES 28-7-2014)
Sáng Chúa Nhật 21-9-2014, lúc 7 giớ 30, Đức Thánh Cha sẽ rời phi trường Fiumicino để bay sang Tirana và sẽ tới phi trường “Mẹ Têrêxa” lúc 9 giờ. Lúc 9 giờ 30, lễ nghi chào đón sẽ diễn ra tại Dinh Tổng thổng trong thủ đô Tirana. Sau khi chào thăm và hội kiến với Tổng thống tại Thư phòng Xanh, lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng lãnh đạo Albania. Sau đó lúc 11 giờ, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ và đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu tại Quảng trường Mẹ Têrexa. Lúc 13 giờ 30, ngài dùng bữa trưa với các Giám mục Albania và đoàn tuỳ tùng tại Toà Sứ thần Toà Thánh.
Ban chiều, lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha gặp gỡ các vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô và các tôn giáo khác trong Đại học Công giáo “Đức Bà Cố Vấn”. Lúc 17 giờ, ngài chủ sự buổi hát kinh chiều với các linh mục tu sĩ nam nữ, chủng sinh và thành viên các phong trào giáo dân trong Nhà thờ Chính toà Tirana.
Lúc 18 giờ 30, Đức Thánh Cha gặp gỡ các trẻ em và phái đoàn đại diện các thành viên của các trung tâm bác ái khác trong nhà nguyện trung tâm Betania.
Lúc 19 giờ 45, lễ nghi tiễn biệt sẽ diễn ra tại Phi trường Quốc tế Mẹ Têrêxa. Máy bay chở Đức Thánh Cha sẽ rời phi trường lúc 20 giờ và về tới phi trường Ciampino của Roma lúc 21:30. (SD 31-7-2014)
CÁC GIÁM MỤC NAM PHI TỎ TÌNH LIÊN ĐỚI VỚI CÁC TÍN HỮU KITÔ TẠI GAZA
THÀNH PHỐ CAPE – Trong các ngày vừa qua, Hội đồng Giám mục Nam Phi đã viết thư cho Đức Thượng phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal để bày tỏ tình liên đới với các Kitô hữu Gaza.
Trong bức thư mang chữ ký của Đức cha Stephen Brislin, Tổng Giám mục Giáo phận Thành phố Cape, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nam Phi, Đức cha đã nhắc tới chuyến viếng thăm Toà Thượng phụ Giêrusalem và giáo xứ Công giáo tại Gaza hồi tháng giêng năm nay nhân cuộc họp của Uỷ ban Phối hợp Thánh Địa.
Đức cha Brislin viết: “Chúng tôi đã nhớ tới các câu chuyện kể lại nổi khổ đau, sự nhục nhã và áp bức gia tăng mà anh chị em phải gánh chịu, trong khi các đường lối chính trị toàn vùng khiến cho cuộc sống của anh chị em ngày càng không thể chịu đựng nổi. Hằng ngày chứng kiến tình hình bạo lực gia tăng, chúng tôi muốn bầy tỏ tình liên đới sâu xa, các lời cầu nguyện và dấn thân hợp tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực trên các giới hữu trách để giúp đạt tới một nền hoà bình công bằng và lâu bền.
Với kinh nghiệm chấm dứt chính sách kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi, chúng tôi biết rằng tình liên đới quốc tế và các cuộc biểu tình lớn là sức mạnh có khả năng thay đổi các tình trạng bất công. Chúng tôi hy vọng rằng sự ủng hộ của chúng tôi trao ban cho anh chị em và toàn Giáo Hội tại Thánh Địa sức mạnh tìm ra niềm hy vọng của sự Phục Sinh trong những lúc khó khăn này. Chúng tôi xin Đức Thượng phụ chuyển thư này tới tín hữu Giáo xứ Thánh Gia tại Gaza, những người đã tiếp đón chúng tôi rất nồng hậu trong chuyến viếng thăm hồi tháng giêng năm nay. Chúng tôi xin bảo đảm với anh em lời cầu nguyện của toàn dân Nam Phi, cách riêng của toàn Tổng Giáo phận Thành phố Cape. (SD 30-7-2014)
CÁC GIÁM MỤC THUỴ SĨ KÊU GỌI ÁP DỤNG CÁC GIÁ TRỊ KITÔ VÀO CUỘC SỐNG XÃ HỘI
LUGANO – Ngày 28-7-2014, các Giám mục Thuỵ Sĩ yêu cầu chính quyền liên bang giải thích và áp dụng các giá trị Kitô vào cuộc sống cụ thể của xã hội.
Thông cáo mang chữ ký của Đức cha Giacomo Grampa, nguyên Giám mục Lugano, đại diện các Giám mục Thuỵ Sĩ, được công bố 5 tháng sau khi chính quyền Liên bang chấp nhận sáng kiến “chống nạn di cư ồ ạt” do vài đảng phái chính trị đề ra yêu cầu chính quyền hạn chế số người di cư vào Thuỵ Sĩ ở mức 0,2%, và dành 10% trợ giúp phát triển cho việc kiểm soát sinh sản tại các nước nghèo. Đức cha Grampa đặc biệt nêu bật sự kiện Thuỵ Sĩ đã luôn luôn là quốc gia đa ngôn ngữ, đa tôn giáo, đa văn hoá và có nhiều truyền thống khác nhau. Tại Thuỵ Sĩ, các nền văn hoá tự do và duy xã hội, cải cách và công giáo, thành thị và nông thôn chung sống với nhau. Các giá tri Kitô cho tới nay đã được tháp nhập vào cuộc sống của dân chúng. Nhưng ngày nay chúng bị lèo lái để chống lại kẻ thù, là người khác, người ngoại quốc, người Hồi. Nếu từ phía các Giáo Hội, từ phía cộng đoàn Kitô, các giá trị này bị hạn hẹp, lặp lại và không được giải thích, thì có nguy cơ tạo ra việc đồng hoá tín hữu và nơi những người sử dụng các giá trị đó để “bảo vệ các truyền thống Kitô” mà không hiểu và không sống chúng. Với hậu quả là cuối cùng có nhiều Kitô hữu xác tín rằng để bảo vệ Kitô giáo cần phải hạn chế số người nước ngoài vào Thuỵ Sĩ, hạn chế một số quyền của họ và xây tường ngăn cách… Nạn bài người nước ngoài đã đi tới chỗ lấy việc của các công nhân Thuỵ Sĩ cho người nước ngoài làm với đồng lương rẻ mạt. Sự sợ hãi là một thực tại, nhưng cách thức thắng vượt nó là sự găp gỡ. Nguyên tắc nhìn vào mắt người ăn xin khi bố thí cho họ, cũng có giá trị đối với việc gặp gỡ người nước ngoài, vì như thế là mở rộng cho một viễn tượng khác.
Đức cha Grampa mời gọi mọi ngưởi chú ý tới “các người nước ngoài vô hình” không có gương mặt, không thể gặp được, nhưng họ điều kiện hoá cuộc sống chúng ta: đó là các tổ chức tài chính quốc tế làm sụp đổ các hệ thống kinh tế, bằng cách chuyển vận đi nơi khác các của cải không do họ làm ra. Đó là các băng đảng tội phạm mua các hàng quán, rửa tiền bẩn thỉu, qua các hiệp hội quốc tế hay điều hành các trung tâm sức khoẻ nhưng che giấu dịch vụ mại dâm. “Loại người nước ngoài đó” chinh phục chúng ta một cách lấn lướt ngấm ngầm: bằng cách ăn trộm lương tâm và văn hoá của chúng ta.” (SD 28-7-2014)
KHỦNG BỐ VÀ BẤT KHOAN NHƯỢNG LÀ HAI TỆ NẠN TẠI PAKISTAN
LAHORE – Khủng bố và bất khoan nhượng tôn giáo là các tệ nạn trầm trọng nhất đang gây đau buồn cho dân nước Pakistan. Linh mục Ynayat Bernard, Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Maria tại Lahore, đã khẳng định như trên.
Cha cho biết Giáo Hội tại Pakistan đang trả lời cho các thách đố này qua Caritas Isalamabad-Rawalpindi tại miền Bắc trong việc trợ giúp làn sóng người tị nạn trong vùng Bắc Waziristan, nơi xảy ra các vụ giao tranh giữa quân đội chính phủ và các lực lượng khủng bố. Chúng tôi muốn hoà bình và Hồi giáo cũng là một tôn giáo hoà bình. Toàn dân Pakistan ủng hộ cố gắng của quân đội nhằm nhổ tận gốc rễ nạn khủng bố. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một tâm thức Hồi taleban, bất khoan nhượng và đầy thành kiến, cần phải thay đổi. Cha Ynayat cũng cho biết trong nhiều trường học Coran và trong các hội đường Hồi giáo người ta dạy tín hữu rằng những người không theo Hồi giáo là các kẻ bất trung, và người ta nuôi dưỡng sự bất khoan nhượng và bạo lực.
Theo Cha, để có thể thay đổi não trạng này cần phải cố gắng củng cố cuộc đối thoại liên tôn. Nhờ sự yểm trợ của nhiều vị lãnh đạo tôn giáo cuộc đối thoại cuộc sống với tín hữu Hồi đã được bắt đầu. Cha nói: “Chúng tôi tổ chức các cuộc găp gỡ và các biến cố để cho thấy những gì là chung cho mọi người. Các lời nói và cử chỉ này có ảnh hưởng trên xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây cầu và gieo vãi hạt giống để chúng có thể nảy mầm giúp thay đổi não trạng. Trong các trường học, sách giáo khoa và chương trình học người ta cũng thường có thành kiến đối với các nhóm thiểu số. Nhưng điều quan trọng là phải luôn luôn đối thoại với các giới lãnh đạo dân sự và tôn giáo.” (FIDES 28-7-2014)