Đức Thánh Cha phê bình thái độ “sống chết mặc bay” trước thảm cảnh chiến tranh
REDIPUGLIA – Sáng 13-9-2014, ĐTC Phanxicô tái lên án sự điên rồ của chiến tranh; sự tham lam tiền bạc, bất bao dung, và sự ham hố tiền bạc, dẫn đến chiến tranh. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi viếng thăm và cử hành Thánh lễ lúc gần 10 giờ sáng tại Nghĩa trang Quân đội Redipuglia nhân dịp kỷ niệm 100 năm Thế chiến I bùng nổ.
Đức Thánh Cha phê bình thái độ “sống chết mặc bay” trước thảm cảnh chiến tranh
REDIPUGLIA – Sáng 13-9-2014, ĐTC Phanxicô tái lên án sự điên rồ của chiến tranh; sự tham lam tiền bạc, bất bao dung, và sự ham hố tiền bạc, dẫn đến chiến tranh.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi viếng thăm và cử hành Thánh lễ lúc gần 10 giờ sáng tại Nghĩa trang Quân đội Redipuglia nhân dịp kỷ niệm 100 năm Thế chiến I bùng nổ.
Đây là nghĩa trang quân đội lớn nhất ở Italia, ở mạn đông bắc giáp giới với Cộng hoà Slovenia và là nơi có mộ của hơn 100.000 binh sĩ Italia.
ĐTC đã đáp máy bay từ Roma lúc 8 giờ sáng và khi đến nơi, ngài viếng thăm trước tiên nghĩa trang Áo – Hung nơi có mộ của gần 14.500 binh sĩ tử trận thuộc nước Áo, Hungari và nhiều nước khác. Ngài cầu nguyện và đặt vòng hoa tưởng niệm. Tiếp đến, ĐTC tới Đài Tưởng niệm và Nghĩa trang Redipuglia để cử hành Thánh lễ.
Đồng tế với ĐTC có gần 100 giám mục Italia và các nước khác, cùng với một số linh mục tuyên uý quân đội. Trong số hàng chục ngàn người hiện diện trước lễ đài dưới trời mưa, có các giới chức chính quyền và quân đội Italia và nước ngoài, và các tín hữu.
Toàn văn bài giảng của ĐTC:
“Sau khi chiêm ngắm vẻ đẹp cảnh trí toàn vùng này, nơi mà những người nam nữ làm việc để nuôi dưỡng gia đình, nơi các trẻ em chơi đùa và người già mơ ước… khi ở nơi này, tôi chỉ tìm được lời này để nói: chiến tranh là một sự điên rồ.
Trong khi Thiên Chúa làm cho công trình sáng tạo của ngài tiến triển, và loài người chúng ta được mời gọi cộng tác vào công trình của Chúa, thì chiến tranh tàn phá. Nó tàn phá cả điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã tạo dựng là con người. Chiến tranh đảo lộn tất cả, kể cả liên hệ giữa anh chị em với nhau. Chiến tranh là điên rồ, kế hoạch phát triển của nó là tàn phá: nó muốn phát triển bằng cách tàn phá!
Lòng tham lam, bất bao dung, ham hố quyền lực… đó là những động lực thúc đẩy đi tới quyết định chiến tranh, và những động lực ấy thường được biện minh bằng một ý thức hệ; nhưng trước tiên có một sự đam mê, một động lực sai trái. Ý thức hệ là một biện minh, và khi không có ý thức hệ, thì có câu trả lời của Cain: “Có liên hệ gì tới tôi đây?”, “Tôi đâu có phải là người canh giữ em tôi?” (St 4,9). Chiến tranh chẳng nể ai một ai: người già, trẻ em, các bà mẹ, người cha… “Có hệ gì tới tôi đâu?”
Trên cổng vào nghĩa trang này, phất phới khẩu hiệu chế nhạo của chiến tranh “Có hệ gì tới tôi đâu?”. Tất cả những người có di hài đang an nghỉ tại đây, đã có từng có những dự phóng, những ước mơ… nhưng cuộc sống của họ đã bị đốn ngã. Nhân loại nói: “Có hệ gì tới tôi đâu?”
Cả ngày nay, sau sự thất bại của một cuộc thế chiến khác, có lẽ người ta có thể nói về một cuộc chiến thứ ba đang được chiến đấu “từng mảnh”, với những tội ác, những cuộc tàn sát, những cuộc tàn phá…
Nói đúng ra, trang đầu tiên của các báo phải có tựa đề “Có hệ gì tới tôi đâu?”. Cain nói: “Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?”
Thái độ ấy hoàn toàn trái ngược thái độ mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta trong Phúc Âm. Chúng ta đã nghe: Chúa ở trong người anh em bé nhỏ nhất: Ngài là Vua, là Thẩm Phán xét xử thế gian, là người đói, khát, là ngoại kiều, người bệnh, là tù nhân… Ai săn sóc người anh em thì được vào trong niềm vui của Chúa; trái lại ai không làm như vậy, người nào bỏ sót và nói “Có hệ gì tới tôi đâu?”, thì phải ở ngoài.
Ở đây có bao nhiêu nạn nhân. Hôm nay chúng ta tưởng niệm họ. Khóc thương và đau lòng. Từ nơi đây, chúng ta tưởng niệm tất cả các nạn nhân của mọi cuộc chiến tranh.
Ngày nay cũng có bao nhiêu nạn nhân, làm sao điều này có thể xảy ra? Nó có thể xảy ra được vì cả ngày nay, ở hậu trường, có những lợi lộc, có những kế hoặc chính trị địa lý, có lòng ham hố tiền bạc và quyền hành, và có công nghệ võ khí, dường như là rất quan trọng!
Và những kẻ đề ra những kế hoạch kinh hoàng ấy, những kẻ xách động các cuộc xung đột, cũng như các chủ hãng chế vũ khí, đã ghi vào tâm hồn họ câu “Có hệ gì tới tôi đâu?”
Và chính những người khôn ngoan nhận ra các lỗi lầm, cảm thấy đau khổ, thống hối, xin tha thứ và khóc lóc.
Với câu “Có hệ gì tới tôi đâu?” mà những doanh nhân chiến tranh đã ghi trong lòng, có lẽ họ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng con tim hư hỏng của họ đã mất khả năng khóc. Câu “Có hệ gì tới tôi đâu?” làm cho họ không khóc được. Cain không khóc. Bóng đen của Cain vẫn còn che phủ chúng ta ngày nay, tại nghĩa trang này. Chúng ta thấy nó ở đây. Ta thấy trong lịch sự từ năm 1914 đến ngày nay. Ta cũng thấy trong những ngày này.”
Và ĐTC kết luận:
“Với tâm hồn của người con, người anh, người cha, tôi cầu xin cho tất cả anh chị em, và cho tất cả chúng ta ơn hoán cải tâm hồn: đi từ thái độ “có hệ gì tới tôi đâu?”, tới thái độ khóc lóc. Khóc cho tất cả những người đã ngã gục vì “cuộc thảm sát vô ích”, khóc cho tất cả những nạn nhân của chiến tranh điên rồ, trong mọi thời đại. Nhân loại đang cần khóc lóc, và đây là giờ để khóc.”
Cuối Thánh lễ, Bà Bộ trưởng Quốc phòng Italia và các vị tư lệnh quân đội đã trao tặng ĐTC một bàn thờ “dã chiến” được một linh mục tuyên uý dùng để dâng thánh lễ trong Thế chiến I. Ngoài ra vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Italia đã tặng ĐTC bản sao giấy đăng ký của Ông nội của ngài, Gioan Bergoglio, 1 trong 31.000 sĩ quan của Italia đã chiến đấu trong Thế chiến I.
Tiếp đến, ĐTC đã trao cho các GM hiện diện mỗi vị một cái đèn và dầu từ miền Assisi như biểu tượng ánh sáng hoà bình. Đèn do Tu viện Phanxicô ở Assisi và dầu do Hiệp hội Cha Luigi Ciotti tặng để thắp sáng trong các buổi lễ tượng niệm Thế chiến I cử hành ở các địa phương.
Sau Thánh lễ, ĐTC đã đáp máy bay trở về Roma vào lúc gần 1 giờ trưa cùng ngày. (SD 13-9-2014)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi viếng thăm và cử hành Thánh lễ lúc gần 10 giờ sáng tại Nghĩa trang Quân đội Redipuglia nhân dịp kỷ niệm 100 năm Thế chiến I bùng nổ.
Đây là nghĩa trang quân đội lớn nhất ở Italia, ở mạn đông bắc giáp giới với Cộng hoà Slovenia và là nơi có mộ của hơn 100.000 binh sĩ Italia.
ĐTC đã đáp máy bay từ Roma lúc 8 giờ sáng và khi đến nơi, ngài viếng thăm trước tiên nghĩa trang Áo – Hung nơi có mộ của gần 14.500 binh sĩ tử trận thuộc nước Áo, Hungari và nhiều nước khác. Ngài cầu nguyện và đặt vòng hoa tưởng niệm. Tiếp đến, ĐTC tới Đài Tưởng niệm và Nghĩa trang Redipuglia để cử hành Thánh lễ.
Đồng tế với ĐTC có gần 100 giám mục Italia và các nước khác, cùng với một số linh mục tuyên uý quân đội. Trong số hàng chục ngàn người hiện diện trước lễ đài dưới trời mưa, có các giới chức chính quyền và quân đội Italia và nước ngoài, và các tín hữu.
Toàn văn bài giảng của ĐTC:
“Sau khi chiêm ngắm vẻ đẹp cảnh trí toàn vùng này, nơi mà những người nam nữ làm việc để nuôi dưỡng gia đình, nơi các trẻ em chơi đùa và người già mơ ước… khi ở nơi này, tôi chỉ tìm được lời này để nói: chiến tranh là một sự điên rồ.
Trong khi Thiên Chúa làm cho công trình sáng tạo của ngài tiến triển, và loài người chúng ta được mời gọi cộng tác vào công trình của Chúa, thì chiến tranh tàn phá. Nó tàn phá cả điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã tạo dựng là con người. Chiến tranh đảo lộn tất cả, kể cả liên hệ giữa anh chị em với nhau. Chiến tranh là điên rồ, kế hoạch phát triển của nó là tàn phá: nó muốn phát triển bằng cách tàn phá!
Lòng tham lam, bất bao dung, ham hố quyền lực… đó là những động lực thúc đẩy đi tới quyết định chiến tranh, và những động lực ấy thường được biện minh bằng một ý thức hệ; nhưng trước tiên có một sự đam mê, một động lực sai trái. Ý thức hệ là một biện minh, và khi không có ý thức hệ, thì có câu trả lời của Cain: “Có liên hệ gì tới tôi đây?”, “Tôi đâu có phải là người canh giữ em tôi?” (St 4,9). Chiến tranh chẳng nể ai một ai: người già, trẻ em, các bà mẹ, người cha… “Có hệ gì tới tôi đâu?”
Trên cổng vào nghĩa trang này, phất phới khẩu hiệu chế nhạo của chiến tranh “Có hệ gì tới tôi đâu?”. Tất cả những người có di hài đang an nghỉ tại đây, đã có từng có những dự phóng, những ước mơ… nhưng cuộc sống của họ đã bị đốn ngã. Nhân loại nói: “Có hệ gì tới tôi đâu?”
Cả ngày nay, sau sự thất bại của một cuộc thế chiến khác, có lẽ người ta có thể nói về một cuộc chiến thứ ba đang được chiến đấu “từng mảnh”, với những tội ác, những cuộc tàn sát, những cuộc tàn phá…
Nói đúng ra, trang đầu tiên của các báo phải có tựa đề “Có hệ gì tới tôi đâu?”. Cain nói: “Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?”
Thái độ ấy hoàn toàn trái ngược thái độ mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta trong Phúc Âm. Chúng ta đã nghe: Chúa ở trong người anh em bé nhỏ nhất: Ngài là Vua, là Thẩm Phán xét xử thế gian, là người đói, khát, là ngoại kiều, người bệnh, là tù nhân… Ai săn sóc người anh em thì được vào trong niềm vui của Chúa; trái lại ai không làm như vậy, người nào bỏ sót và nói “Có hệ gì tới tôi đâu?”, thì phải ở ngoài.
Ở đây có bao nhiêu nạn nhân. Hôm nay chúng ta tưởng niệm họ. Khóc thương và đau lòng. Từ nơi đây, chúng ta tưởng niệm tất cả các nạn nhân của mọi cuộc chiến tranh.
Ngày nay cũng có bao nhiêu nạn nhân, làm sao điều này có thể xảy ra? Nó có thể xảy ra được vì cả ngày nay, ở hậu trường, có những lợi lộc, có những kế hoặc chính trị địa lý, có lòng ham hố tiền bạc và quyền hành, và có công nghệ võ khí, dường như là rất quan trọng!
Và những kẻ đề ra những kế hoạch kinh hoàng ấy, những kẻ xách động các cuộc xung đột, cũng như các chủ hãng chế vũ khí, đã ghi vào tâm hồn họ câu “Có hệ gì tới tôi đâu?”
Và chính những người khôn ngoan nhận ra các lỗi lầm, cảm thấy đau khổ, thống hối, xin tha thứ và khóc lóc.
Với câu “Có hệ gì tới tôi đâu?” mà những doanh nhân chiến tranh đã ghi trong lòng, có lẽ họ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng con tim hư hỏng của họ đã mất khả năng khóc. Câu “Có hệ gì tới tôi đâu?” làm cho họ không khóc được. Cain không khóc. Bóng đen của Cain vẫn còn che phủ chúng ta ngày nay, tại nghĩa trang này. Chúng ta thấy nó ở đây. Ta thấy trong lịch sự từ năm 1914 đến ngày nay. Ta cũng thấy trong những ngày này.”
Và ĐTC kết luận:
“Với tâm hồn của người con, người anh, người cha, tôi cầu xin cho tất cả anh chị em, và cho tất cả chúng ta ơn hoán cải tâm hồn: đi từ thái độ “có hệ gì tới tôi đâu?”, tới thái độ khóc lóc. Khóc cho tất cả những người đã ngã gục vì “cuộc thảm sát vô ích”, khóc cho tất cả những nạn nhân của chiến tranh điên rồ, trong mọi thời đại. Nhân loại đang cần khóc lóc, và đây là giờ để khóc.”
Cuối Thánh lễ, Bà Bộ trưởng Quốc phòng Italia và các vị tư lệnh quân đội đã trao tặng ĐTC một bàn thờ “dã chiến” được một linh mục tuyên uý dùng để dâng thánh lễ trong Thế chiến I. Ngoài ra vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Italia đã tặng ĐTC bản sao giấy đăng ký của Ông nội của ngài, Gioan Bergoglio, 1 trong 31.000 sĩ quan của Italia đã chiến đấu trong Thế chiến I.
Tiếp đến, ĐTC đã trao cho các GM hiện diện mỗi vị một cái đèn và dầu từ miền Assisi như biểu tượng ánh sáng hoà bình. Đèn do Tu viện Phanxicô ở Assisi và dầu do Hiệp hội Cha Luigi Ciotti tặng để thắp sáng trong các buổi lễ tượng niệm Thế chiến I cử hành ở các địa phương.
Sau Thánh lễ, ĐTC đã đáp máy bay trở về Roma vào lúc gần 1 giờ trưa cùng ngày. (SD 13-9-2014)