Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 31-8-2014
VATICAN – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với 30 ngàn tín hữu hành hương trưa Chúa Nhật 31-8-2014, ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu đừng chiều theo lối suy tư và hành động của thế gian. Trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm và bài thánh thư của Chúa Nhật 22 Thường Niên năm A nói về việc Chúa Giêsu tiên báo cho các môn đệ về cuộc khổ nạn của Ngài và lời Thánh Phaolô dạy các tín hữu đừng chiều theo lối sống của thế gian.
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 31-8-2014
VATICAN – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với 30 ngàn tín hữu hành hương trưa Chúa Nhật 31-8-2014, ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu đừng chiều theo lối suy tư và hành động của thế gian.
Trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm và bài thánh thư của Chúa Nhật 22 Thường Niên năm A nói về việc Chúa Giêsu tiên báo cho các môn đệ về cuộc khổ nạn của Ngài và lời Thánh Phaolô dạy các tín hữu đừng chiều theo lối sống của thế gian.
Trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm và bài thánh thư của Chúa Nhật 22 Thường Niên năm A nói về việc Chúa Giêsu tiên báo cho các môn đệ về cuộc khổ nạn của Ngài và lời Thánh Phaolô dạy các tín hữu đừng chiều theo lối sống của thế gian.
Ngài nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Trong hành trình Chúa Nhật với Tin Mừng theo Thánh Matthêu, hôm nay chúng ta đi tới điểm trọng yếu trong đó, sau khi kiểm chứng về niềm tin của Thánh Phêrô và 11 môn đệ khác nơi Ngài như Đấng Messia và là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu “bắt đầu giải thích cho họ biết Ngài sẽ phải lên Jerusalem và chịu đau khổ nhiều…, bị giết và sống lại ngày thứ ba” (16,21). Đó là một lúc quan trọng qua đó ta thấy rõ sự đối nghịch giữa lối suy tư của Chúa Giêsu và của các môn đệ. Thậm chí, Phêrô cảm thấy nghĩa vụ cần phải trách Thầy mình, vì không thể gán cho Đấng Messia một sự kết thúc ô nhục như thế. Bấy giờ Chúa Giêsu nghiêm khắc khiển trách Phêrô, chỉnh lý ông, vì ông đã không suy nghĩ “theo Thiên Chúa, nhưng theo loài người” (v. 23) và không thấy mình theo phe Satan, kẻ cám dỗ.
Trong phụng vụ hôm nay, cả Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh về điểm này, thánh nhân viết cho các tín hữu Roma và nói với họ rằng: “Anh chị em đừng chiều theo thế gian này, đừng đi vào khuôn mẫu của thế gian này, nhưng hãy để cho mình được biến đổi, canh tân cách suy nghĩ của anh chị em, để có thể phân định ý Thiên Chúa.” (Rm 12,2). Trong thực tế, các tín hữu Kitô chúng ta sống trong trần thế, hoàn toàn ở trong thực tại xã hội và văn hoá của thời đại chúng ta, và đúng là như thế; nhưng điều này bao hàm nguy cơ chúng ta theo thói thế gian, nguy cơ muối mất hương vị, như Chúa Giêsu nói (x. Mt 5.13), nghĩa là tín hữu Kitô tan loãng, đánh mất sức mạnh của sự mới mẻ đến từ Chúa và Thánh Linh. Hành động ngược lại như thế thì mới đúng, nghĩa là khi sức mạnh của Tin Mừng vẫn còn sinh động nơi Kitô hữu, thì có thể biến đổi “những tiêu chuẩn phán đoán, các giá trị quyết định, những điểm hay ho, những đường hướng tư tưởng, những nguồn mạch gợi hứng và những kiểu mẫu đời sống” (Phaolô VI, Tông huấn “Loan báo Tin Mừng”, 19). Thật là buồn khi thấy có những Kitô hữu bị loãng, dường như họ trở thành rượu loãng, người ta không biết họ là Kitô hữu hay là người của thế gian, như rượu loãng, ta không biết đó là rượu hay là nước! Đó thực là điều buồn, buồn khi thấy những Kitô hữu không còn là muối đất nữa, và chẳng có ích lợi gì nữa. Muối của họ đã mất vị, vì họ chiều theo tinh thần thế gian này, trở thành người trần tục.
Vì thế, cần phải liên tục canh tân, kín múc nhựa sống từ Tin Mừng. Và làm sao có thể thi hành điều này? Trước tiên, bằng cách đọc và suy niệm Tin Mừng mỗi ngày, nhờ đó Lời Chúa Giêsu luôn hiện diện trong đời sống chúng ta. Anh chị em hãy nhớ: việc mang theo sách Phúc Âm trong mình sẽ giúp anh chị em: một cuốn Phúc Âm nhỏ ở trong túi, trong sắc, và đọc một đoạn trong ngày. Nhưng luôn mang theo Phúc Âm, vì đó có nghĩa là mang Lời Chúa Giêsu, để có thể đọc. Ngoài ra, bằng cách tham dự thánh lễ Chúa Nhật, qua đó chúng ta gặp Chúa trong cộng đoàn, chúng ta lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận Thánh Thể liên kết chúng ta với Chúa và giữa chúng ta với nhau; rồi những ngày tĩnh tâm và linh thao rất quan trọng để canh tân tinh thần. Tin Mừng, Thánh Thể, kinh nguyện: nhờ những hồng ân này của Chúa, chúng ta có thể trở nên đồng hình dạng, không phải với thế gian, nhưng là với Chúa Kitô, và theo Chúa trên con đường của Ngài, con đường “mất mạng sống mình” để tìm lại nó (v. 25). Mất mạng sống theo nghĩa trao tặng, dâng hiến sự sống ấy vì yêu thương và trong tình thương – và điều này có nghĩa là phải hy sinh, thánh giá – để nhận lại sự sống được thanh tẩy, được giải thoát khỏi ích kỷ và hậu quả của sự chết, được tràn đầy sự vĩnh cửu.
Đức Trinh Nữ Maria luôn đi trước chúng ta trên con đường này; chúng ta hãy để cho Mẹ hướng dẫn và tháp tùng chúng ta.
Chào thăm các tín hữu
Sau khi ban phép lành cho mọi người, ĐTC nhắc nhở:
Ngày thứ hai 1-9-2014 ở Italia, chúng ta cử hành ngày bảo tồn thiên nhiên, do Hội đồng GM đề xướng. Đề tài năm nay rất quan trọng, đó là “giáo dục về việc bảo tồn thiên nhiên, vì sức khoẻ của các làng mạc và thành thị của chúng ta”. Tôi cầu mong rằng mọi người,các tổ chức, hiệp hội và công dân đều gia tăng dấn thân để bảo tồn sự sống và sức khoẻ của con người, kể cả bằng cách tôn trọng môi sinh và thiên nhiên.
Tiếp đến, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương từ Italia và các nước khác, đặc biệt từ Santiago de Chile, San Giovanni Bianco và Albano Sant’Alessandro thuộc tỉnh Bergamo, bắc Italia, cũng như một nhóm đông đảo các cảnh sát viên đi xe môtô và ban nhạc cảnh sát.
Ngài cũng đặc biệt ngỏ lời chào thăm các đại biểu quốc hội Công giáo nhóm khóa họp quốc tế lần thứ 5 và khích lệ họ hãy sống vai trò tế nhị đại diện dân chúng phù hợp với những giá trị Tin Mừng.
ĐTC nói thêm rằng: Hôm qua tôi đã tiếp một gia đình đông con từ Mirabella Imbaccari, gia đình này đã chuyển lời chào tham của cả làng. Tôi cám ơn tất cả anh chị em thuộc làng ấy với lòng quý mến.
Sau cùng, ĐTC cầu chúc cho hai đội bóng đá sẽ đấu vào chiều tối hôm nay ở Sân Olimpic tại Roma này.
Đó là một trận đấu bóng đại kết để cổ vũ hoà bình, với hai đội banh gồm các cầu thủ thuộc nhiều nước khác nhau.
Trong hành trình Chúa Nhật với Tin Mừng theo Thánh Matthêu, hôm nay chúng ta đi tới điểm trọng yếu trong đó, sau khi kiểm chứng về niềm tin của Thánh Phêrô và 11 môn đệ khác nơi Ngài như Đấng Messia và là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu “bắt đầu giải thích cho họ biết Ngài sẽ phải lên Jerusalem và chịu đau khổ nhiều…, bị giết và sống lại ngày thứ ba” (16,21). Đó là một lúc quan trọng qua đó ta thấy rõ sự đối nghịch giữa lối suy tư của Chúa Giêsu và của các môn đệ. Thậm chí, Phêrô cảm thấy nghĩa vụ cần phải trách Thầy mình, vì không thể gán cho Đấng Messia một sự kết thúc ô nhục như thế. Bấy giờ Chúa Giêsu nghiêm khắc khiển trách Phêrô, chỉnh lý ông, vì ông đã không suy nghĩ “theo Thiên Chúa, nhưng theo loài người” (v. 23) và không thấy mình theo phe Satan, kẻ cám dỗ.
Trong phụng vụ hôm nay, cả Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh về điểm này, thánh nhân viết cho các tín hữu Roma và nói với họ rằng: “Anh chị em đừng chiều theo thế gian này, đừng đi vào khuôn mẫu của thế gian này, nhưng hãy để cho mình được biến đổi, canh tân cách suy nghĩ của anh chị em, để có thể phân định ý Thiên Chúa.” (Rm 12,2). Trong thực tế, các tín hữu Kitô chúng ta sống trong trần thế, hoàn toàn ở trong thực tại xã hội và văn hoá của thời đại chúng ta, và đúng là như thế; nhưng điều này bao hàm nguy cơ chúng ta theo thói thế gian, nguy cơ muối mất hương vị, như Chúa Giêsu nói (x. Mt 5.13), nghĩa là tín hữu Kitô tan loãng, đánh mất sức mạnh của sự mới mẻ đến từ Chúa và Thánh Linh. Hành động ngược lại như thế thì mới đúng, nghĩa là khi sức mạnh của Tin Mừng vẫn còn sinh động nơi Kitô hữu, thì có thể biến đổi “những tiêu chuẩn phán đoán, các giá trị quyết định, những điểm hay ho, những đường hướng tư tưởng, những nguồn mạch gợi hứng và những kiểu mẫu đời sống” (Phaolô VI, Tông huấn “Loan báo Tin Mừng”, 19). Thật là buồn khi thấy có những Kitô hữu bị loãng, dường như họ trở thành rượu loãng, người ta không biết họ là Kitô hữu hay là người của thế gian, như rượu loãng, ta không biết đó là rượu hay là nước! Đó thực là điều buồn, buồn khi thấy những Kitô hữu không còn là muối đất nữa, và chẳng có ích lợi gì nữa. Muối của họ đã mất vị, vì họ chiều theo tinh thần thế gian này, trở thành người trần tục.
Vì thế, cần phải liên tục canh tân, kín múc nhựa sống từ Tin Mừng. Và làm sao có thể thi hành điều này? Trước tiên, bằng cách đọc và suy niệm Tin Mừng mỗi ngày, nhờ đó Lời Chúa Giêsu luôn hiện diện trong đời sống chúng ta. Anh chị em hãy nhớ: việc mang theo sách Phúc Âm trong mình sẽ giúp anh chị em: một cuốn Phúc Âm nhỏ ở trong túi, trong sắc, và đọc một đoạn trong ngày. Nhưng luôn mang theo Phúc Âm, vì đó có nghĩa là mang Lời Chúa Giêsu, để có thể đọc. Ngoài ra, bằng cách tham dự thánh lễ Chúa Nhật, qua đó chúng ta gặp Chúa trong cộng đoàn, chúng ta lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận Thánh Thể liên kết chúng ta với Chúa và giữa chúng ta với nhau; rồi những ngày tĩnh tâm và linh thao rất quan trọng để canh tân tinh thần. Tin Mừng, Thánh Thể, kinh nguyện: nhờ những hồng ân này của Chúa, chúng ta có thể trở nên đồng hình dạng, không phải với thế gian, nhưng là với Chúa Kitô, và theo Chúa trên con đường của Ngài, con đường “mất mạng sống mình” để tìm lại nó (v. 25). Mất mạng sống theo nghĩa trao tặng, dâng hiến sự sống ấy vì yêu thương và trong tình thương – và điều này có nghĩa là phải hy sinh, thánh giá – để nhận lại sự sống được thanh tẩy, được giải thoát khỏi ích kỷ và hậu quả của sự chết, được tràn đầy sự vĩnh cửu.
Đức Trinh Nữ Maria luôn đi trước chúng ta trên con đường này; chúng ta hãy để cho Mẹ hướng dẫn và tháp tùng chúng ta.
Chào thăm các tín hữu
Sau khi ban phép lành cho mọi người, ĐTC nhắc nhở:
Ngày thứ hai 1-9-2014 ở Italia, chúng ta cử hành ngày bảo tồn thiên nhiên, do Hội đồng GM đề xướng. Đề tài năm nay rất quan trọng, đó là “giáo dục về việc bảo tồn thiên nhiên, vì sức khoẻ của các làng mạc và thành thị của chúng ta”. Tôi cầu mong rằng mọi người,các tổ chức, hiệp hội và công dân đều gia tăng dấn thân để bảo tồn sự sống và sức khoẻ của con người, kể cả bằng cách tôn trọng môi sinh và thiên nhiên.
Tiếp đến, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương từ Italia và các nước khác, đặc biệt từ Santiago de Chile, San Giovanni Bianco và Albano Sant’Alessandro thuộc tỉnh Bergamo, bắc Italia, cũng như một nhóm đông đảo các cảnh sát viên đi xe môtô và ban nhạc cảnh sát.
Ngài cũng đặc biệt ngỏ lời chào thăm các đại biểu quốc hội Công giáo nhóm khóa họp quốc tế lần thứ 5 và khích lệ họ hãy sống vai trò tế nhị đại diện dân chúng phù hợp với những giá trị Tin Mừng.
ĐTC nói thêm rằng: Hôm qua tôi đã tiếp một gia đình đông con từ Mirabella Imbaccari, gia đình này đã chuyển lời chào tham của cả làng. Tôi cám ơn tất cả anh chị em thuộc làng ấy với lòng quý mến.
Sau cùng, ĐTC cầu chúc cho hai đội bóng đá sẽ đấu vào chiều tối hôm nay ở Sân Olimpic tại Roma này.
Đó là một trận đấu bóng đại kết để cổ vũ hoà bình, với hai đội banh gồm các cầu thủ thuộc nhiều nước khác nhau.