Miền Trung: lo mất nguồn nước mùa khô
Mùa mưa lũ năm 2013, miền Trung nổi lên vấn đề xả lũ các hồ thủy điện, thủy lợi gây ra tình thế lũ chồng lũ.
Miền Trung: lo mất nguồn nước mùa khô
Mùa mưa lũ năm 2013, miền Trung nổi lên vấn đề xả lũ các hồ thủy điện, thủy lợi gây ra tình thế lũ chồng lũ.
Thủy điện Sông Tranh (Bắc Trà My, Quảng Nam) xả lũ – Ảnh: Đăng Nam |
Mùa mưa năm nay, các tỉnh miền Trung bắt đầu thực hiện việc vận hành liên hồ thủy điện trên các lưu vực sông và điều này gây lo ngại thiếu nguồn nước cho mùa khô.
Ông Nguyễn Ty Niên – Ảnh tác giả cung cấp |
Với đặc điểm hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, đồng bằng hẹp không thể đắp đê chống lụt (chỉ có lưu vực sông Mã, sông Cả có đê), miền Trung lại nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt nhất nước ta, có tám tháng khô hạn và bốn tháng mưa lũ dồn dập nên mưa là ngập lụt, dứt mưa là hạn hán.
Vì vậy các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có vị trí quyết định đến cân bằng lại sinh thái và phát triển bền vững cho miền Trung.
Bốn mươi năm qua, việc đầu tư các hồ chứa thủy lợi ở miền Trung đã giải quyết căn bản sản xuất thâm canh hai vụ đông xuân và hè thu vững chắc trong tám tháng mùa khô, tránh được lũ lụt.
Hơn một thập kỷ qua, các công trình thủy điện vừa và lớn được tập trung đầu tư đã tạo nên diện mạo mới ở miền Trung cả thế và lực (trừ thủy điện nhỏ còn nhiều vấn đề phải bàn).
Bên cạnh đó, nhận thức cộng đồng chủ động thích nghi với thiên tai cũng ngày càng nâng cao, phương châm 4 tại chỗ đã đi vào cuộc sống, cơ sở hạ tầng, quy hoạch dân sinh và kinh tế – xã hội được tăng cường… đã chứng tỏ chiến lược phát triển miền Trung trong môi trường thiên tai ngày càng hiện thực, bền vững hơn.
Nâng cao chất lượng dự báo thủy văn, cùng với sự minh bạch các thông số vận hành các hồ cập nhật tại ban chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh thành miền Trung là điều kiện đảm bảo an toàn chống lũ, các yêu cầu dân sinh và sản xuất bền vững |
Do địa hình và thủy thế của miền Trung không thể đắp đê nên mưa là ngập lụt, dứt mưa là nắng hạn, việc thiết kế hồ thủy lợi, thủy điện miền Trung không đặt nhiệm vụ có dung tích phòng lũ, vì mức đầu tư tốn kém mà hiệu quả cắt lũ không đáng kể.
Điều này đã được xem xét kỹ lưỡng trong quy hoạch thủy lợi, thủy điện (chỉ có hồ Tả Trạch và hồ Cửa Đặt có dung tích cắt lũ).
Quy trình vận hành hồ là không được xả lũ đột ngột, tránh bị động cho hạ du mà còn cho an toàn của bản thân công trình, và tiếp tục nâng dần mức xả cân bằng với mức lũ về, không tạo ra lũ chồng lũ. Quy trình đó đã được thực tế hơn 30 năm kiểm nghiệm ở các hồ thủy lợi lớn như Kẻ Gỗ, Phú Ninh, các hồ có quy mô như hồ thủy điện A Vương, Sông Bung, và thực tế các hồ thủy lợi vừa và lớn đã góp phần giảm lũ cho hạ du, nhất là đầu mùa lũ.
Sau trận lũ lịch sử năm 1999, hơn một thập kỷ qua miền Trung chỉ có bốn năm lũ nhỏ dưới mức báo động 3 là các năm 2002, 2004, 2006 và 2011, nhưng lại đối mặt với hạn hán, trầm trọng nhất là năm 2008, kết thúc mùa mưa mà các hồ vẫn không đầy nước.
Việc đảm bảo khả năng tích đầy nước là nhiệm vụ quyết định sống còn cho tám tháng mùa khô của các hồ thủy lợi và thủy điện, để đảm bảo sự phát triển bền vững không những cho nông nghiệp mà cả dân sinh và kinh tế – xã hội của miền Trung.
Những năm mưa lũ nhỏ, kết thúc mùa lũ các hồ thủy lợi vẫn không chứa đầy nước nên đến thời vụ hạn thường xảy ra.
Cho nên việc vận dụng mô hình điều hành liên hồ của lưu vực sông Hồng vào miền Trung là không phù hợp. Bởi mô hình này chỉ phù hợp cho vùng có đê, khi bắt buộc các công trình hồ chứa phải để dung tích phòng lũ lớn, tức là phải hạ nước hồ.
Miền Trung là miền thích nghi với lũ lụt, nếu áp dụng mô hình vận hành liên hồ, các hồ thủy điện phải hạ nước hồ thì tình hình thiếu nước chắc chắn sẽ xảy ra.
Trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 11-12-2013, nguyên bộ trưởng Bộ Thủy lợi Nguyễn Cảnh Dinh, cũng là chuyên gia hàng đầu về điều tiết hồ thủy lợi thủy điện, đã đề cập rõ quan điểm này trong vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện miền Trung.
Chưa xem xét khoa học chuyện lũ chồng lũ Tại sao mùa lũ năm 2013 lại nổi lên câu chuyện có vấn đề trong vận hành các hồ chứa? Dư luận và truyền thông đã đặt vấn đề vận hành thủy điện A Vương và hồ Vực Mấu đã gây ra tình thế lũ chồng lũ, trong khi thực tế mưa lũ năm 2013 ở vùng này thấp hơn mưa lũ năm 2010. Thật ra giải đáp vấn đề này không khó, chỉ cần xem mực nước của hồ trước lũ, trong quá trình xả lũ và sau lũ, cũng như những thay đổi kết cấu hạ tầng vùng hạ du, nhất là giao thông ảnh hưởng đến thoát lũ. Nhưng tiếc rằng sau sự kiện đó, những người có trách nhiệm trả lời trước công luận là công trình đã làm đúng quy trình. Chúng ta thật sự chưa xem xét vấn đề một cách minh bạch, khoa học để rút kinh nghiệm! Còn vấn đề an toàn của hồ đập nói chung và đặc biệt trong mùa mưa lũ, thì chất lượng thân đập và hệ thống cửa van của cống và tràn xả lũ là yếu tố quyết định. Ví như hiện tượng thấm của đập Sông Tranh 2 dù có biện minh đến đâu, nếu không được khắc phục nghiêm túc thì không thể an tâm, hoặc sự cố thủy điện Hố Hô do cửa van tràn không vận hành được, nước lũ tràn đập là những bài học xương máu về an toàn đập. |