Đức Thánh Cha tiếp kiến chung: ơn gọi mọi người nên thánh
Một món quà lớn của Công đồng Vatican II là đã phục hồi quan niệm về Giáo Hội dựa trên tình hiệp thông và cũng đã đặt lại nguyên tắc quyền bính và phẩm trật trong viễn tượng ấy. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng tất cả mọi Kitô hữu, trong tư cách là những người đã chịu phép rửa, đều có cùng phẩm giá trước mặt Chúa và có chung cùng một ơn gọi đó là ơn gọi nên thánh (x. LG 39-42).
Đức Thánh Cha tiếp kiến chung: ơn gọi mọi người nên thánh
VATICAN – Trong buổi tiếp kiến chung hơn 15.000 tín hữu hành hương sáng thứ tư, 19-11-2014, ĐTC đã diễn giải về ơn gọi nên thánh tất cả mọi tín hữu.
Trong số những người hiện diện tại buổi tiếp kiến, đông nhất vẫn là các nhóm từ Italia, nhưng cũng có những nhóm quốc tế như 320 người thuộc các tôn giáo khác nhau tham dự cuộc hội thảo do Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức về sự bổ túc cho nhau giữa ngừơi nam và người nữ, hoặc 82 người tham dự cuộc gặp gỡ do Đại hội Giáo hoàng Thánh giá của Giám hạt Opus Dei tổ chức.
Trong số những người hiện diện tại buổi tiếp kiến, đông nhất vẫn là các nhóm từ Italia, nhưng cũng có những nhóm quốc tế như 320 người thuộc các tôn giáo khác nhau tham dự cuộc hội thảo do Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức về sự bổ túc cho nhau giữa ngừơi nam và người nữ, hoặc 82 người tham dự cuộc gặp gỡ do Đại hội Giáo hoàng Thánh giá của Giám hạt Opus Dei tổ chức.
Bài huấn dụ của ĐTC
Sau phần tôn vinh lời Chúa với bài đọc ngắn trích từ thư thứ nhất của Thánh Phêrô tông đồ nhắn nhủ các tín hữu hãy nên thánh mọi mọi hành động và cách cư xử, theo lời Chúa dạy, “các ngươi hãy nên thánh và Ta là Đấng Thánh”, ĐTC đã tiếp tục loạt bài huấn giáo về Giáo Hội, và ngài nói về ơn gọi tất cả mọi người nên thánh. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em,
Một món quà lớn của Công đồng Vatican II là đã phục hồi quan niệm về Giáo Hội dựa trên tình hiệp thông và cũng đã đặt lại nguyên tắc quyền bính và phẩm trật trong viễn tượng ấy. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng tất cả mọi Kitô hữu, trong tư cách là những người đã chịu phép rửa, đều có cùng phẩm giá trước mặt Chúa và có chung cùng một ơn gọi đó là ơn gọi nên thánh (x. LG 39-42). Giờ đây chúng ta tự hỏi: ơn gọi tất cả mọi người nên thánh hệ tại điều gì? và làm sao chúng ta thực hiện ơn gọi ấy?
1. Trước tiên chúng ta phải ý thức rõ rằng sự thánh thiện không phải là cái gì chúng ta tự tìm cho mình, hoặc là điều chúng ta đạt được nhờ những đức tính và khả năng của chúng ta. Sự thánh thiện là một hồng ân, là món quà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, khi Chúa nhận lấy chúng ta, làm cho chúng ta được mặc lấy Ngừơi, cho chúng ta được trở nên như Người. Trong thư gửi tín hữu Ephêso, Thánh Phaolô Tông Đồ khẳng định rằng “Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội và đã hiến mình vì Giáo Hội, để làm cho Giáo Hội nên thánh” (Ep 5,25-26). Quả thực sự thánh thiện là khuôn mặt đẹp đẽ nhất của Giáo Hội: đó là sự tái khám phá mình trong tình hiệp thông với Thiên Chúa, trong cuộc sống và tình yêu sung mãn của Chúa. Vì thế, chúng ta hiểu rằng sự thánh thiện không phải chỉ là đặc quyền của vài người: sự thánh hiện là một hồng ân đưcơ trao tặng cho tất cả mọi người, không loại trừ một ai, và qua đó tạo nên đặc tính nổi bật của mỗi Kitô hữu.
2. Tất cả những điều ấy làm cho chúng ta hiểu rằng, để nên thánh, không nhất thiết phải là giám mục, linh mục hay tu sĩ… Tất cả chúng ta được kêu gọi nên thánh! Bao nhiêu lần chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành những người có khả năng xa rời những công việc thường nhật, để hoàn toàn chuyên chăm cầu nguyện. Nhưng không phải như vậy! Có người nghĩ thánh thiện là nhắm mắt, nét mặt như trên tấm ảnh các thánh. Nhưng không phải như thế, thánh thiện là điều cao cả, sâu xa hơn mà Thiên Chúa ban cho chúng ta! Đúng hơn, chính nhờ sống chứng tá Kitô của mình, trong những công việc bận bịu hằng ngày với tình yêu thương và chứng tá Kitô mà chúng ta được mời gọi nên thánh. Và mỗi người, trong hoàn cảnh và bậc sống của mình. Nếu là người thánh hiến, thì hãy nên thánh bằng cách vui sống sự tận hiến và sứ vụ của mình. Nếu bạn là người kết hôn, thì hãy nên thánh trong sự yêu thương và chăm sóc chồng hoặc vợ mình, như Chúa Kitô đã làm với Giáo Hội. Nếu bạn là tín hữu không kết hôn, thì hãy nên thánh bằng cách chu toàn công việc của mình trong sự lương thiện và khả năng chuyên môn và dành thời gian để phục vụ anh chị em mình.
Có người vặn lại: “Nhưng thưa cha, con làm việc trong một hãng xưởng… con làm kế toán viên, với toàn những con số, ở đó con không thể nên thánh được…” “Có chứ, bạn có thể nên thánh tại nơi bạn đang làm việc. Thiên Chúa ban cho bạn ơn nên thánh. Thiên Chúa hiệp thông với bạn.” Mỗi ngày ta có thể nên thánh, nghĩa là cởi mở đón nhận ơn thánh, biến đổi chúng ta từ bên trong và dẫn đưa chúng ta đến sự thánh thiện.
Nếu bạn là người cha mẹ hoặc là ông bà nội ngoại, thì hãy nên thánh bằng cách hăng say dạy cho các con các cháu biết và theo Chúa Giêsu. Và điều này đòi nhiều kiên nhẫn, để trở thành cha mẹ tốt, ông bà tốt, và việc nên thánh đến trong sự kiên nhẫn ấy, thực thi đức kiên nhẫn. Bạn là giáo lý viên, là nhà giáo dục hay người thiện nguyện ư? Hãy nên thánh bằng cách trở thành dấu chỉ hữu hình về tình thương của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài cạnh chúng ta. Vì thế, mỗi bậc sống đều dẫn đến sự thánh thiện. Ở nhà, trên đường, trong công việc, tại nhà thờ. Anh chị em đừng nản chí trên con đường nên thánh. Chính Thiên Chúa ban ơn thánh cho bạn. Điều duy nhất mà Chúa yêu cầu, đó là chúng ta ở trong tình hiệp thông với Chúa và phục vụ anh chị em mình.
3. Về điểm này, mỗi người chúng ta có thể xét mình một chút, để xem cho đến nay ta đã đáp lại lời mọi gọi nên thánh của Chúa như thế nào? Khi Chúa mời gọi chúng ta nên thánh, Ngài không gọi chúng ta thi hành cái gì nặng nề, buồn thảm… Thực tế hoàn toàn khác hẳn! Đó là lời mời gọi chia sẻ niềm vui của Chúa, sống và vui mừng dâng hiến mỗi lúc trong cuộc sống chúng ta, đồng thời biến nó thành một món quà yêu thương cho những người ở cạnh chúng ta. Nếu chúng ta hiểu điều đó, thì tất cả đều thay đổi và có một ý nghĩa mới, bắt đầu bằng những điều nhỏ bé mỗi ngày.
Một bà đi chợ để mua đồ ăn và thấy một bà láng giềng và họ bắt đầu nói chuyện, và rồi đến những điều nói hành nói xấu. Bà ấy nói: “Không, không, tôi không thể nói xấu một ai cả.” Đó là một bước tiến về sự thánh thiện, điều ấy giúp bạn nên thánh hơn. Rồi về nhà, đứa con xin bạn nói chuyện một chút về những chuyện tưởng tượng. Bạn nói: “Ba mệt lắm, hôm nay ba đã làm việc nhiều lắm.” Nhưng nếu bạn kiên nhẫn lắng nghe con, thì đó là một bước tiến đến sự thánh thiện. Rồi đến cuối ngày ai cũng mệt, nhưng nếu bạn nói: chúng ta hãy cầu nguyện! thì đó là một bước tiến đến sự thánh thiện. Chúa nhật, chúng ta đi lễ và rước lễ, và thỉnh thoảng xưng tội, thanh tẩy chúng ta, đó là một bước tiến đến sự thánh thiện! Rồi lòng kính mến Đức Mẹ, tôi đọc kinh mân côi và cầu nguyện. Đó là một bước tiến đến sự thánh thiện… Có bao nhiêu bước tiến nho nhỏ để nên thánh… Mỗi bước tiến về sự thánh thiện, làm cho chúng ta trở thành những người tốt lành hơn, được giải thoát khỏi tính ích kẻ và thái độ khép kín vào mình, cởi mở đối với các anh chị em và những nhu cầu của họ.
ĐTC kết luận:
“Các bạn thân mền, trong thư thứ nhất của Thánh Phêrô, có lời nhắn nhủ này được gửi đến chúng ta: “Mỗi người hãy sống theo ơn thánh đã nhận lãnh, dùng ơn ấy để phục vụ tha nhân, như những người quản lý tốt đối với ơn thánh đa dạng của Thiên Chúa. Ai nói thì hãy nói với những lời của Thiên Chúa, ai thi hành một chức vụ, thì hãy chu toàn với nghị lực đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, để trong mọi sự Thiên Chúa được tôn vinh nhờ Đức Giêsu Kitô.” (4,10-11). Đó là lời mời gọi nên thánh! Chúng ta hãy vui mừng đón nhận lời mời ấy và nâng đỡ nhau, vì con đường dẫn đến sự thánh thiện chúng ta không đi một mình, mỗi người lo cho mình, nhưng chúng ta cùng nhau tiến bước, trong một thân thể duy nhất là Giáo Hội, được Chúa Giêsu yêu thương và làm cho trở nên thánh thiện.”
Chào thăm và nhắn nhủ
Sau bài giáo lý bằng tiếng Ý, các linh mục và giám chức của Toà Thánh đã tóm tắt bài này bằng các sinh ngữ khác nhau cũng như dịch những lời ĐTC chào các tín hữu hành hương cùng với những lời nhắn nhủ của ngài.
Đặc biệt với các tín hữu Ba Lan, ngài nói thêm: “Hôm qua, chúng ta đã kính nhớ Chân phước Karolina Kozka, trinh nữ tử đạo, trong năm kỷ niệm 100 năm cuộc tử đạo của người. Người thiếu nữ này đã thực hiện ơn gọi nên thánh của mình bằng cách tận hiến phục vụ tha nhân, qua sự chăm sóc tâm hồn khiết tịnh và trung thành với Chúa Kitô cho đến độ hiến cả mạng sống. Ước gì tấm gương của Chân phước Kozka khích lệ tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, tìm kiếm những con đường nên thánh, kể cả khi phải đi ngược dòng, ngược với những xu hướng ngày nay tìm kiếm cuộc sống dễ dãi, chỉ lo tìm lạc thú ích kỷ. Tôi phó thác các thành viên Phong trào Tâm hồn Khiết tịnh cho sự phù hộ của Chân phước Karolina Kózka.”
Khi chào các tín hữu bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các nhà chuyên nghiệp, chủ xí nghiệp xã hội đang tham dự Hội nghị do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức, với sự cộng tác của các Đại học Giáo hoàng ở Roma, để thăng tiến những con đường và thái độ giúp vượt thắng sự loại trừ về mặt xã hội và kinh tế. Tôi cầu chúc sáng kiến này góp phần tạo điều kiện cho một tâm thức mới, trong đó tiền bạc không được coi như thần tượng phải phụng sự, nhưng như một phương thế để đạt được ích chung.
ĐTC cũng chào thăm các tham dự viên cuộc Hội thảo Quốc tế do Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức về đề tài sự bổ túc cho nhau giữa người nam và người nữ.
Sau cùng khi chào các bạn trẻ, các bệnh nhân và những người mới kết hôn, ĐTC nhắc nhở: “Tháng 11, Phụng vụ mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời. Chúng ta đừng quên những người thân yêu, các ân nhân và tất cả những người đã ra đi trước chúng ta trong đức tin: việc cử hành Thánh lễ là trợ giúp tinh thần tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể mang lại cho các linh hồn quá cố. Chúng ta cũng hãy nhớ đến các nạn nhân bị lũ lụt mới đây ở miền Liguria và bắc Italia: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho các thân nhân của họ và chúng ta liên đới với những người bị thiệt hại.”
Sau phần tôn vinh lời Chúa với bài đọc ngắn trích từ thư thứ nhất của Thánh Phêrô tông đồ nhắn nhủ các tín hữu hãy nên thánh mọi mọi hành động và cách cư xử, theo lời Chúa dạy, “các ngươi hãy nên thánh và Ta là Đấng Thánh”, ĐTC đã tiếp tục loạt bài huấn giáo về Giáo Hội, và ngài nói về ơn gọi tất cả mọi người nên thánh. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em,
Một món quà lớn của Công đồng Vatican II là đã phục hồi quan niệm về Giáo Hội dựa trên tình hiệp thông và cũng đã đặt lại nguyên tắc quyền bính và phẩm trật trong viễn tượng ấy. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng tất cả mọi Kitô hữu, trong tư cách là những người đã chịu phép rửa, đều có cùng phẩm giá trước mặt Chúa và có chung cùng một ơn gọi đó là ơn gọi nên thánh (x. LG 39-42). Giờ đây chúng ta tự hỏi: ơn gọi tất cả mọi người nên thánh hệ tại điều gì? và làm sao chúng ta thực hiện ơn gọi ấy?
1. Trước tiên chúng ta phải ý thức rõ rằng sự thánh thiện không phải là cái gì chúng ta tự tìm cho mình, hoặc là điều chúng ta đạt được nhờ những đức tính và khả năng của chúng ta. Sự thánh thiện là một hồng ân, là món quà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, khi Chúa nhận lấy chúng ta, làm cho chúng ta được mặc lấy Ngừơi, cho chúng ta được trở nên như Người. Trong thư gửi tín hữu Ephêso, Thánh Phaolô Tông Đồ khẳng định rằng “Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội và đã hiến mình vì Giáo Hội, để làm cho Giáo Hội nên thánh” (Ep 5,25-26). Quả thực sự thánh thiện là khuôn mặt đẹp đẽ nhất của Giáo Hội: đó là sự tái khám phá mình trong tình hiệp thông với Thiên Chúa, trong cuộc sống và tình yêu sung mãn của Chúa. Vì thế, chúng ta hiểu rằng sự thánh thiện không phải chỉ là đặc quyền của vài người: sự thánh hiện là một hồng ân đưcơ trao tặng cho tất cả mọi người, không loại trừ một ai, và qua đó tạo nên đặc tính nổi bật của mỗi Kitô hữu.
2. Tất cả những điều ấy làm cho chúng ta hiểu rằng, để nên thánh, không nhất thiết phải là giám mục, linh mục hay tu sĩ… Tất cả chúng ta được kêu gọi nên thánh! Bao nhiêu lần chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành những người có khả năng xa rời những công việc thường nhật, để hoàn toàn chuyên chăm cầu nguyện. Nhưng không phải như vậy! Có người nghĩ thánh thiện là nhắm mắt, nét mặt như trên tấm ảnh các thánh. Nhưng không phải như thế, thánh thiện là điều cao cả, sâu xa hơn mà Thiên Chúa ban cho chúng ta! Đúng hơn, chính nhờ sống chứng tá Kitô của mình, trong những công việc bận bịu hằng ngày với tình yêu thương và chứng tá Kitô mà chúng ta được mời gọi nên thánh. Và mỗi người, trong hoàn cảnh và bậc sống của mình. Nếu là người thánh hiến, thì hãy nên thánh bằng cách vui sống sự tận hiến và sứ vụ của mình. Nếu bạn là người kết hôn, thì hãy nên thánh trong sự yêu thương và chăm sóc chồng hoặc vợ mình, như Chúa Kitô đã làm với Giáo Hội. Nếu bạn là tín hữu không kết hôn, thì hãy nên thánh bằng cách chu toàn công việc của mình trong sự lương thiện và khả năng chuyên môn và dành thời gian để phục vụ anh chị em mình.
Có người vặn lại: “Nhưng thưa cha, con làm việc trong một hãng xưởng… con làm kế toán viên, với toàn những con số, ở đó con không thể nên thánh được…” “Có chứ, bạn có thể nên thánh tại nơi bạn đang làm việc. Thiên Chúa ban cho bạn ơn nên thánh. Thiên Chúa hiệp thông với bạn.” Mỗi ngày ta có thể nên thánh, nghĩa là cởi mở đón nhận ơn thánh, biến đổi chúng ta từ bên trong và dẫn đưa chúng ta đến sự thánh thiện.
Nếu bạn là người cha mẹ hoặc là ông bà nội ngoại, thì hãy nên thánh bằng cách hăng say dạy cho các con các cháu biết và theo Chúa Giêsu. Và điều này đòi nhiều kiên nhẫn, để trở thành cha mẹ tốt, ông bà tốt, và việc nên thánh đến trong sự kiên nhẫn ấy, thực thi đức kiên nhẫn. Bạn là giáo lý viên, là nhà giáo dục hay người thiện nguyện ư? Hãy nên thánh bằng cách trở thành dấu chỉ hữu hình về tình thương của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài cạnh chúng ta. Vì thế, mỗi bậc sống đều dẫn đến sự thánh thiện. Ở nhà, trên đường, trong công việc, tại nhà thờ. Anh chị em đừng nản chí trên con đường nên thánh. Chính Thiên Chúa ban ơn thánh cho bạn. Điều duy nhất mà Chúa yêu cầu, đó là chúng ta ở trong tình hiệp thông với Chúa và phục vụ anh chị em mình.
3. Về điểm này, mỗi người chúng ta có thể xét mình một chút, để xem cho đến nay ta đã đáp lại lời mọi gọi nên thánh của Chúa như thế nào? Khi Chúa mời gọi chúng ta nên thánh, Ngài không gọi chúng ta thi hành cái gì nặng nề, buồn thảm… Thực tế hoàn toàn khác hẳn! Đó là lời mời gọi chia sẻ niềm vui của Chúa, sống và vui mừng dâng hiến mỗi lúc trong cuộc sống chúng ta, đồng thời biến nó thành một món quà yêu thương cho những người ở cạnh chúng ta. Nếu chúng ta hiểu điều đó, thì tất cả đều thay đổi và có một ý nghĩa mới, bắt đầu bằng những điều nhỏ bé mỗi ngày.
Một bà đi chợ để mua đồ ăn và thấy một bà láng giềng và họ bắt đầu nói chuyện, và rồi đến những điều nói hành nói xấu. Bà ấy nói: “Không, không, tôi không thể nói xấu một ai cả.” Đó là một bước tiến về sự thánh thiện, điều ấy giúp bạn nên thánh hơn. Rồi về nhà, đứa con xin bạn nói chuyện một chút về những chuyện tưởng tượng. Bạn nói: “Ba mệt lắm, hôm nay ba đã làm việc nhiều lắm.” Nhưng nếu bạn kiên nhẫn lắng nghe con, thì đó là một bước tiến đến sự thánh thiện. Rồi đến cuối ngày ai cũng mệt, nhưng nếu bạn nói: chúng ta hãy cầu nguyện! thì đó là một bước tiến đến sự thánh thiện. Chúa nhật, chúng ta đi lễ và rước lễ, và thỉnh thoảng xưng tội, thanh tẩy chúng ta, đó là một bước tiến đến sự thánh thiện! Rồi lòng kính mến Đức Mẹ, tôi đọc kinh mân côi và cầu nguyện. Đó là một bước tiến đến sự thánh thiện… Có bao nhiêu bước tiến nho nhỏ để nên thánh… Mỗi bước tiến về sự thánh thiện, làm cho chúng ta trở thành những người tốt lành hơn, được giải thoát khỏi tính ích kẻ và thái độ khép kín vào mình, cởi mở đối với các anh chị em và những nhu cầu của họ.
ĐTC kết luận:
“Các bạn thân mền, trong thư thứ nhất của Thánh Phêrô, có lời nhắn nhủ này được gửi đến chúng ta: “Mỗi người hãy sống theo ơn thánh đã nhận lãnh, dùng ơn ấy để phục vụ tha nhân, như những người quản lý tốt đối với ơn thánh đa dạng của Thiên Chúa. Ai nói thì hãy nói với những lời của Thiên Chúa, ai thi hành một chức vụ, thì hãy chu toàn với nghị lực đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, để trong mọi sự Thiên Chúa được tôn vinh nhờ Đức Giêsu Kitô.” (4,10-11). Đó là lời mời gọi nên thánh! Chúng ta hãy vui mừng đón nhận lời mời ấy và nâng đỡ nhau, vì con đường dẫn đến sự thánh thiện chúng ta không đi một mình, mỗi người lo cho mình, nhưng chúng ta cùng nhau tiến bước, trong một thân thể duy nhất là Giáo Hội, được Chúa Giêsu yêu thương và làm cho trở nên thánh thiện.”
Chào thăm và nhắn nhủ
Sau bài giáo lý bằng tiếng Ý, các linh mục và giám chức của Toà Thánh đã tóm tắt bài này bằng các sinh ngữ khác nhau cũng như dịch những lời ĐTC chào các tín hữu hành hương cùng với những lời nhắn nhủ của ngài.
Đặc biệt với các tín hữu Ba Lan, ngài nói thêm: “Hôm qua, chúng ta đã kính nhớ Chân phước Karolina Kozka, trinh nữ tử đạo, trong năm kỷ niệm 100 năm cuộc tử đạo của người. Người thiếu nữ này đã thực hiện ơn gọi nên thánh của mình bằng cách tận hiến phục vụ tha nhân, qua sự chăm sóc tâm hồn khiết tịnh và trung thành với Chúa Kitô cho đến độ hiến cả mạng sống. Ước gì tấm gương của Chân phước Kozka khích lệ tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, tìm kiếm những con đường nên thánh, kể cả khi phải đi ngược dòng, ngược với những xu hướng ngày nay tìm kiếm cuộc sống dễ dãi, chỉ lo tìm lạc thú ích kỷ. Tôi phó thác các thành viên Phong trào Tâm hồn Khiết tịnh cho sự phù hộ của Chân phước Karolina Kózka.”
Khi chào các tín hữu bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các nhà chuyên nghiệp, chủ xí nghiệp xã hội đang tham dự Hội nghị do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức, với sự cộng tác của các Đại học Giáo hoàng ở Roma, để thăng tiến những con đường và thái độ giúp vượt thắng sự loại trừ về mặt xã hội và kinh tế. Tôi cầu chúc sáng kiến này góp phần tạo điều kiện cho một tâm thức mới, trong đó tiền bạc không được coi như thần tượng phải phụng sự, nhưng như một phương thế để đạt được ích chung.
ĐTC cũng chào thăm các tham dự viên cuộc Hội thảo Quốc tế do Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức về đề tài sự bổ túc cho nhau giữa người nam và người nữ.
Sau cùng khi chào các bạn trẻ, các bệnh nhân và những người mới kết hôn, ĐTC nhắc nhở: “Tháng 11, Phụng vụ mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời. Chúng ta đừng quên những người thân yêu, các ân nhân và tất cả những người đã ra đi trước chúng ta trong đức tin: việc cử hành Thánh lễ là trợ giúp tinh thần tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể mang lại cho các linh hồn quá cố. Chúng ta cũng hãy nhớ đến các nạn nhân bị lũ lụt mới đây ở miền Liguria và bắc Italia: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho các thân nhân của họ và chúng ta liên đới với những người bị thiệt hại.”