Báo cáo chính phủ vụ sập hầm thuỷ điện
Đó là khẳng định của ông Lê Quang Hùng – thứ trưởng Bộ Xây dựng – vớiTuổi Trẻ ngày 22-12 về sự cố sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng (Lâm Đồng).
Báo cáo chính phủ vụ sập hầm thuỷ điện
Đó là khẳng định của ông Lê Quang Hùng – thứ trưởng Bộ Xây dựng – với Tuổi Trẻ ngày 22-12 về sự cố sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng (Lâm Đồng).
* Báo cáo vụ việc với Chính phủ
Công binh lữ đoàn 293 đào và gia cố hầm cứu nạn – Ảnh: Tuổi Trẻ |
Theo ông Hùng, quá trình thi công thuỷ điện kéo dài hơn 10 năm (từ năm 2003 đến nay) nên để xác định trách nhiệm của các bên liên quan phải căn cứ vào quy mô công trình và thời điểm áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Cụ thể, trước năm 2013 sẽ áp dụng theo nghị định 209: các cơ quan quản lý nhà nước kể cả ngành xây dựng lẫn ngành công thương không kiểm soát về thẩm tra thiết kế hay công tác nghiệm thu trực tiếp công trình mà chủ yếu kiểm soát việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật. Còn sau năm 2013 thì áp dụng theo nghị định 15, phân công rõ về quản lý nhà nước với công trình thuỷ điện.
Cụ thể, Bộ Xây dựng thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát việc tuân thủ pháp luật. Còn từng công trình thuỷ điện thì tùy theo quy mô, Bộ Công thương hoặc Sở Công thương sẽ kiểm tra thiết kế và công tác nghiệm thu công trình.
“Từ đây, riêng đối với thuỷ điện Đạ Dâng phải xác định được lỗi xảy ra ở thời điểm nào, ở khâu nào, lúc đó sẽ vận dụng các quy định của pháp luật để xử lý. Về trách nhiệm kiểm soát, quản lý chất lượng công trình, căn cứ vào quy mô sẽ thuộc về Sở Công thương địa phương. Còn về sự cố thì trong mọi trường hợp, chủ đầu tư và nhà thầu phải chịu trách nhiệm chính” |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng |
Đánh giá về nguyên nhân dẫn tới sự cố sập hầm, ông Hùng cho rằng chưa thể xác định được chính xác, tuy nhiên qua kiểm tra thực địa với hàng nghìn mét khối đất đá bị sập xuống chắc chắn kết cấu hầm có vấn đề.
“Trước mắt chưa thể nói xuất phát từ đâu, nhưng về nguyên tắc có thể do điều kiện địa chất phức tạp, khảo sát địa chất chưa chặt chẽ, thiết kế chưa đúng quy chuẩn hoặc thi công có vấn đề, việc giám sát thi công chưa chặt chẽ…” - ông Hùng phân tích.
Hiện cơ quan chức năng đã đình chỉ thi công công trình, phong toả hiện trường, phong toả hồ sơ chất lượng công trình, đồng thời tổ chức giám định sự cố.
Trong ngày 21-12, Bộ Xây dựng cũng đã báo cáo Chính phủ về sự việc, kiến nghị Thủ tướng cho lập tổ giám định do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các đơn vị liên quan khác. Còn việc thi công chỉ được xem xét sau khi xác định được nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể của các chủ thể liên quan.