Đức Thánh Cha cổ vũ văn hoá liên đới và chống dửng dưng
VATICAN – ĐTC kêu gọi chính quyền các nước cộng tác để thăng tiến trên thế giới nền văn hóa liên đới có thể chống lại trào lưu hoàn cầu hoá sự dửng dưng. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên trong buổi tiếp kiến sáng ngày 17-12-2015, dành cho các vị đại sứ mới của 4 nước cạnh Toà Thánh đến trình quốc thư, đó là Guinea, Lettonia, Ấn Độ và Bahrein.
Đức Thánh Cha cổ vũ văn hoá liên đới và chống dửng dưng
VATICAN – ĐTC kêu gọi chính quyền các nước cộng tác để thăng tiến trên thế giới nền văn hóa liên đới có thể chống lại trào lưu hoàn cầu hoá sự dửng dưng.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên trong buổi tiếp kiến sáng ngày 17-12-2015, dành cho các vị đại sứ mới của 4 nước cạnh Toà Thánh đến trình quốc thư, đó là Guinea, Lettonia, Ấn Độ và Bahrein.
Trong diễn văn chào mừng, ĐTC nhắc đến Sứ điệp của ngài mới được công bố nhân Ngày Thế giới Hoà bình 1-1-2016 tới đây với chủ đề “Chiến thắng sự dửng dưng, chinh phục hoà bình”.
Ngài nhận xét: “Rất tiếc là hoàn cầu hoá sự dửng dưng là một trong những xu hướng tiêu cực của thời đại chúng ta ngày nay. Có nhiều hình thức qua đó thái độ dửng dưng được biểu lộ và cũng có nhiều nguyên nhân góp phần nuôi dưỡng thái độ này, nhưng chủ yếu các nguyên nhân ấy có thể tóm gọn trong chủ thuyết nhân bản thiếu quân bình, trong đó con người chiếm vị thế của Thiên Chúa, và đồng thời trở thành nạn nhân của nhiều hình thức tôn thờ thần tượng.”
ĐTC nói: Để đáp lại xu hướng tiêu cực trên đây, “cần có một thuyết nhân bản mới, đặt con người trong tương quan đúng đắn với Đấng Tạo Hoá, với tha nhân và với thiên nhiên. Vấn đề ở đây là thăng tiến một nền văn hoá liên đới và chia sẻ, và điều này đòi phải có sự dấn thân của những người có trách nhiệm trong lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá và giáo dục”.
Ngài cũng nhận định: “Cả các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay, vốn có ảnh hưởng đáng kể trên thái độ của cá nhân và xã hội, cũng giữ một vai trò quan trọng. Vì thế, cần nhắm tới sự gia tăng khả năng chuyên nghiệp và luân lý đạo đức của những ngừơi hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội đồng thời tiếp tục đầu tư vào học đường”. (SD 17-12-2015)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên trong buổi tiếp kiến sáng ngày 17-12-2015, dành cho các vị đại sứ mới của 4 nước cạnh Toà Thánh đến trình quốc thư, đó là Guinea, Lettonia, Ấn Độ và Bahrein.
Trong diễn văn chào mừng, ĐTC nhắc đến Sứ điệp của ngài mới được công bố nhân Ngày Thế giới Hoà bình 1-1-2016 tới đây với chủ đề “Chiến thắng sự dửng dưng, chinh phục hoà bình”.
Ngài nhận xét: “Rất tiếc là hoàn cầu hoá sự dửng dưng là một trong những xu hướng tiêu cực của thời đại chúng ta ngày nay. Có nhiều hình thức qua đó thái độ dửng dưng được biểu lộ và cũng có nhiều nguyên nhân góp phần nuôi dưỡng thái độ này, nhưng chủ yếu các nguyên nhân ấy có thể tóm gọn trong chủ thuyết nhân bản thiếu quân bình, trong đó con người chiếm vị thế của Thiên Chúa, và đồng thời trở thành nạn nhân của nhiều hình thức tôn thờ thần tượng.”
ĐTC nói: Để đáp lại xu hướng tiêu cực trên đây, “cần có một thuyết nhân bản mới, đặt con người trong tương quan đúng đắn với Đấng Tạo Hoá, với tha nhân và với thiên nhiên. Vấn đề ở đây là thăng tiến một nền văn hoá liên đới và chia sẻ, và điều này đòi phải có sự dấn thân của những người có trách nhiệm trong lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá và giáo dục”.
Ngài cũng nhận định: “Cả các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay, vốn có ảnh hưởng đáng kể trên thái độ của cá nhân và xã hội, cũng giữ một vai trò quan trọng. Vì thế, cần nhắm tới sự gia tăng khả năng chuyên nghiệp và luân lý đạo đức của những ngừơi hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội đồng thời tiếp tục đầu tư vào học đường”. (SD 17-12-2015)
G. Trần Đức Anh OP