Sự chung sống giữa giàu có và bần cùng là một hổ nhục cho nhân loại
Sự chung sống giữa giàu có và bần cùng là một gương mù gương xấu và là một hổ nhục cho thế giới. ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương 5 châu sáng thư tư 2-12-2015. Như đã biết, ĐTC Phanxicô vừa mới công du 3 nước Phi châu Kenya, Uganda và Cộng hoà Trung Phi về, trong bài huấn dụ, ngài đã chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài.
Sự chung sống giữa giàu có và bần cùng là một hổ nhục cho nhân loại
Sự chung sống giữa giàu có và bần cùng là một gương mù gương xấu và là một hổ nhục cho thế giới. ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương 5 châu sáng thư tư 2-12-2015.
Như đã biết, ĐTC Phanxicô vừa mới công du 3 nước Phi châu Kenya, Uganda và Cộng hoà Trung Phi về, trong bài huấn dụ, ngài đã chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài. ĐTC đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự tiếp đón nồng hậu của các chính quyền dân sự và các giám mục, cũng như của tất cả những ai đã cộng tác để cho cuộc viếng thăm diễn ra tốt đẹp.
Như đã biết, ĐTC Phanxicô vừa mới công du 3 nước Phi châu Kenya, Uganda và Cộng hoà Trung Phi về, trong bài huấn dụ, ngài đã chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài. ĐTC đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự tiếp đón nồng hậu của các chính quyền dân sự và các giám mục, cũng như của tất cả những ai đã cộng tác để cho cuộc viếng thăm diễn ra tốt đẹp.
Đề cập tới Kenya là quốc gia đầu tiên của chuyến viếng thăm, ĐTC nói:
“Kenya là một nước diễn tả tốt thách đố của thời đại chúng ta: đó là bảo vệ thụ tạo bằng cách cải tổ mẫu phát triển để nó được công bằng, bao gồm mọi người và có thể chịu đựng nổi. Tất cả những điều này được tìm thấy tại Nairobi, là thành phố lớn nhất vùng Đông Phi châu, nơi chung sống sự giàu có và bần cùng: nhưng đây là một gưong mù gương xấu! Không phải chỉ bên Phi châu thôi, mà cả ở đây bên Âu châu nữa. Tại khắp mọi nơi. Việc chung sống giữa sự giàu có và bần cùng là một gương mù gương xấu, một hổ nhục cho nhân loại. Và ở Nairobi có trụ sở văn phòng của Liên Hiệp Quốc đặc trách Môi sinh, mà tôi đã viếng thăm. Tại Kenya, tôi cũng đã gặp gỡ Chính quyền và Ngoại giao đoàn, cũng như dân chúng sống trong khu phố bình dân. Tôi cũng đã gặp gỡ các vị lãnh đạo của các Giáo hội Kitô và các tôn giáo khác, các linh mục và những người sống đời thánh hiến, và người trẻ, biết bao nhiêu người trẻ! Trong mọi dịp, tôi đã đều khích lệ giữ gìn kho tàng lớn của đất nước này là sự phong phú thiên nhiên và tinh thần, được tạo thành bởi các tài nguyên của lòng đất, các thế hệ mới, và các giá trị làm thành sự khôn ngoan của người dân. Trong bối cảnh thời sự một cách thê thảm này, tôi đã vui mừng đem đến lời hy vọng của Chúa Giêsu Phục Sinh: “Anh em hãy vững vàng trong đức tin, đừng sợ hãi!” Đó đã là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm. Một lời được biết bao nhiêu người khiêm tốn và đơn sơ sống mỗi ngày, với phẩm giá cao quý; một lời được làm chứng một cách thê thảm và anh hùng bởi các bạn trẻ của Đại học Garissa, bị giết ngày mồn 2 tháng 4 vì là Kitô hữu. Máu của họ là hạt giống của hoà bình và tình huynh đệ cho Kenya, cho Phi châu và cho toàn thế giới.”
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC chia sẻ cảm tưởng của ngài liên quan tới Uganda. “Tại Uganda, chuyến viếng thăm của tôi xảy ra trong dấu chỉ của các vị Tử đạo của đất nước này, mà Chân phước Phaolô VI đã tôn phong hiển thánh cách đây 50 năm. Vì vậy, khẩu hiệu chuyến viếng thăm đã là “Các con sẽ là các chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Đây là một khẩu hiệu giả thiết các lời trước đó: “Các con sẽ được sức mạnh của Thánh Thần”, bởi vì chính Thần Khí linh hoạt trái tim và đôi tay của các môn đệ thừa sai. Và toàn chuyến viếng thăm Uganda đã diễn ra trong chứng tá được Chúa Thánh Thần linh hoạt.”
Đề cập đến chứng tá của các Kitô hữu Uganda, ĐTC nói:
“Trong nghĩa rõ ràng, chứng tá là việc phục vụ của các giáo lý viên, mà tôi đã cám ơn và khích lệ vì sự dấn thân của họ, thường khi cũng lôi kéo cả gia đình họ. Chứng tá là chứng tá của tình bác ái, mà tôi đã sờ mó được với bàn tay trong Nhà Bác ái Nalukolongo, có sự dấn thân của biết bao nhiêu cộng đoàn và hiệp hội, tuy gặp biết bao nhiêu khó khăn, nhưng vẫn giữ được ơn hy vọng, và tìm cách sống theo Tin Mừng chứ không sống theo thế gian, bằng cách đi ngược dòng. Các chứng nhân là các linh mục, các người nam nữ sống đời thánh hiến canh tân từng ngày tiếng “có” hoàn toàn với Chúa Kitô và tươi vui tận hiến cho việc phục vụ dân thánh của Thiên Chúa. Tất cả các hình thái chứng tá đa diện này, được linh hoạt bởi cùng Thánh Thần, là men cho toàn thể xã hội, như được chứng minh bởi công tác hiệu quả của việc chống lại bệnh AIDS bên Uganda, và trong việc tiếp đón các người tị nạn.
Thế rồi chặng thứ ba trong chuyến du hành của tôi đã là Cộng hoà Trung Phi: trung tâm địa lý của đại lục. Thật ra, cuộc viếng thăm này đã là việc viếng thăm đầu tiên trong ý muốn của tôi, bởi vì quốc gia này đang tìm ra khỏi một giai đoạn rất khó khăn của xung khắc, bạo lực và biết bao khổ đau nơi người dân. Chính vì thế nên, đi trước một tuần, tôi đã muốn mở Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên tại Bangui. Đây là một quốc gia khổ đau biết bao nhiêu. Và điều này như dấu chỉ của đức tin và niềm hy vọng cho dân tộc này, và một cách biểu tượng cho mọi dân tộc phi châu các dân tộc cần được cứu chuộc và an ủi nhất. Lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ – “Chúng ta hãy sang bờ bên kia” (Lc 8,22) – đã là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm Trung Phi.”
ĐTC giải thích ý nghĩa cụ thể của lời mời này trong bối cảnh hiện nay của Trung Phi:
Qua bờ bên kia, trong nghĩa dân sự, có nghĩa là bỏ lại đàng sau lưng chiến tranh, các chia rẽ, sự bần cùng, và lựa chọn hoà bình, hoà giải và phát triển. Nhưng điều này giả thiết một sự vượt qua, xảy ra trong các lương tâm, trong các cung cách hành xử, và trong các ý muốn của con người. Và trên bình diện này, phần đóng góp của các cộng đoàn tôn giáo thật định đoạt. Vì vậy, tôi đã gặp gỡ các cộng đoàn Tin Lành và Hồi giáo, chia sẻ lời cầu nguyện và dấn thân cho hoà bình. Với các linh mục và các người sống đời thánh hiến, nhưng cũng với người trẻ, chúng tôi đã chia sẻ niềm vui cảm thấy Chúa Phục Sinh ở trên thuyền với chúng tôi, và chính Ngài hướng dẫn con thuyền sang bờ bên kia. Và sau cùng, trong Thánh lễ cuối cùng tại Sân Vận động Bangui, trong ngày lễ Thánh Anrê Tông Đồ, chúng tôi đã canh tân dấn thân theo Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, sự an bình của chúng ta, gương mặt của Lòng Thương Xót Chúa. Thánh lễ cuối cùng này đã thật tuyệt vời: đầy người trẻ, một sân vận động người trẻ! Nhưng hơn phân nửa dân của Cộng hoà Trung Phi là người trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi. Đây là một hứa hẹn để tiến tới!
Tôi muốn nói một lời về các thừa sai. Những người nam nữ đã bỏ tất cả: từ khi còn trẻ họ đã bỏ quê hương để đến đó, để sống một cuộc sống phải làm biết bao nhiêu công việc, đôi khi họ phải ngủ dưới đất… suốt cả đời… Vào một lúc tôi đã tìm thấy tại Bangui một nữ tu già người Ý. Tôi hỏi: “Chị bao nhiêu tuổi?” “Thưa 81”. Không nhiều lắm, già hơn tôi 2 tuổi thôi. Chị đi với một bé gái, và bé gái gọi nữ tu 81 tuổi là “bà nội” bằng tiếng Ý. Chị ấy đã sống ở đây khi mới 23-24 tuổi. Suốt cả đời. Và có biết bao nhiêu nữ tu như chị. Chị nói: “Nhưng mà con không là người ở đây, con từ nước bên cạnh là Congo, con đi canô qua đây với bé gái này…” “Các thừa sai là thế: họ rất can đảm.” “Vậy chị làm gì?” “Thưa con là y tá, và con đã học một chút ở đây và trở thành bà đỡ, và con đã cho 3.280 em bé chào đời.” Chị ấy nói với tôi như thế. Tất cả một cuộc đời cho sự sống, cho sự sống của người khác. Và có biết bao nhiêu người như nữ tu này, biết bao nữ tu, biết bao linh mục, biết bao tu sĩ đã đốt cháy cuộc đời mình để loan báo Chúa Giêsu Kitô. Thật là đẹp khi trông thấy như vậy. Thật là đẹp!
Tôi muốn nói một lời với người trẻ. Nhưng có ít người trẻ, vì xem ra việc sinh ra là một xa xỉ phẩm tại Âu châu này: số sinh là zero hay 1%… Tôi xin ngỏ lời với người trẻ: các con hãy nghĩ xem các con làm gì với cuộc đời mình. Các con hãy nghĩ tới nữ tu này và biết bao nữ tu khác như chị, những người đã trao ban cả cuộc đời, và biết bao người đã chết ở đó. Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, bởi vì nữ tu này đã nói với tôi rằng các phụ nữ hồi đến với các chị, vì các chị là nữ tu, là các nữ y tá giỏi, săn sóc họ tốt và không dậy giáo lý để họ theo đạo! Chứng tá. Thế rồi đối với ai muốn, thì các chị dạy giáo lý cho họ. Nhưng mà làm chứng: đó là tinh thần truyền giáo lớn anh hùng của Giáo Hội. Loan báo Chúa Giêsu Kitô với chính cuộc sống của mình! Tôi xin nói với các bạn trẻ: Con hãy nghĩ tới việc làm gì với cuộc đời con. Đây là lúc suy nghĩ và xin Chúa làm cho con cảm thấy ý muốn của Ngài. Nhưng làm ơn đừng loại trừ khả thể trở thành thừa sai, để đem tình yêu thương, nhân tính,và đức tin đến cho các nước khác. Không phải để chiêu dụ tín đồ: không. Điều này những người kiếm tìm một điều khác làm. Đức tin được rao giảng trước hết với chứng tá, và rồi với lời nói. Một cách từ từ.
Chúng ta hãy cùng nhau chúc tụng Chúa vì chuyến hành hương này trên đất Phi châu, và chúng ta hãy để cho mình được hướng dẫn bởi các lời chìa khoá của Chúa: “Các con hãy vững vàng trong đức tin, đừng sợ hãi”, “Các con sẽ là các chứng nhân của Thầy”; “Chúng ta hãy sang bờ bên kia”.”
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước bắc Mỹ và Âu châu, cũng như các đoàn hành hương Australia và Nam Hàn. Ngài nhắc cho mọi người biết Giáo Hội đã bước vào Mùa Vọng là thời gian của hy vọng mà Chúa đề nghị với chúng ta để có thể tiếp đón Ngài vào trong cuộc sống và thế giới này một cách tốt đẹp hơn. ĐTC cầu chúc mọi người sống Mùa Vọng với nhiều sốt mến, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Đây là thời gian cầu nguyện, canh thức và mở rộng con tim cho lòng Chúa thương xót, sống bác ái và trợ giúp những người thiếu thốn.
Chào nhóm bạn trẻ “Viva la Gente” (Hoan hô dân chúng) của Phong trào Tổ Ấm mừng kỷ niệm 50 năm thành lập, ĐTC hy vọng họ tiếp tục ca hát để loan báo tình yêu của Chúa.
Chào các tin hữu Ba Lan, ngài cám ơn họ đã tháp tùng chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tại Phi châu bằng lời cầu nguyện.
Trong các nhóm Italia, ĐTC đặc biệt chào Liên Hiệp Quốc tế các bề trên tổng quyền, khai mạc dự án Người di cư trên đảo Sicilia; nhân viên của văn phòng chính phủ điều hợp chống nạn tội phạm cho vay nặng lãi và đòi tiền hối lộ để được bảo vệ.
Chào giới trẻ, người bệnh và các đôi tân hôn, ĐTC cầu chúc người trẻ được Chúa thúc đẩy trở thành những người thăng tiên đối thoại và cảm thông. Ngài xin Chúa giúp các anh chị em ốm đau biết nhìn lên thập giá Chúa Kitô và học đương đầu với khổ đau trong sự thanh thản. Ngài xin Chúa giúp các cặp vợ chồng mới cưới gia tăng tình yêu và an bình trong cuộc sống đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
“Kenya là một nước diễn tả tốt thách đố của thời đại chúng ta: đó là bảo vệ thụ tạo bằng cách cải tổ mẫu phát triển để nó được công bằng, bao gồm mọi người và có thể chịu đựng nổi. Tất cả những điều này được tìm thấy tại Nairobi, là thành phố lớn nhất vùng Đông Phi châu, nơi chung sống sự giàu có và bần cùng: nhưng đây là một gưong mù gương xấu! Không phải chỉ bên Phi châu thôi, mà cả ở đây bên Âu châu nữa. Tại khắp mọi nơi. Việc chung sống giữa sự giàu có và bần cùng là một gương mù gương xấu, một hổ nhục cho nhân loại. Và ở Nairobi có trụ sở văn phòng của Liên Hiệp Quốc đặc trách Môi sinh, mà tôi đã viếng thăm. Tại Kenya, tôi cũng đã gặp gỡ Chính quyền và Ngoại giao đoàn, cũng như dân chúng sống trong khu phố bình dân. Tôi cũng đã gặp gỡ các vị lãnh đạo của các Giáo hội Kitô và các tôn giáo khác, các linh mục và những người sống đời thánh hiến, và người trẻ, biết bao nhiêu người trẻ! Trong mọi dịp, tôi đã đều khích lệ giữ gìn kho tàng lớn của đất nước này là sự phong phú thiên nhiên và tinh thần, được tạo thành bởi các tài nguyên của lòng đất, các thế hệ mới, và các giá trị làm thành sự khôn ngoan của người dân. Trong bối cảnh thời sự một cách thê thảm này, tôi đã vui mừng đem đến lời hy vọng của Chúa Giêsu Phục Sinh: “Anh em hãy vững vàng trong đức tin, đừng sợ hãi!” Đó đã là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm. Một lời được biết bao nhiêu người khiêm tốn và đơn sơ sống mỗi ngày, với phẩm giá cao quý; một lời được làm chứng một cách thê thảm và anh hùng bởi các bạn trẻ của Đại học Garissa, bị giết ngày mồn 2 tháng 4 vì là Kitô hữu. Máu của họ là hạt giống của hoà bình và tình huynh đệ cho Kenya, cho Phi châu và cho toàn thế giới.”
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC chia sẻ cảm tưởng của ngài liên quan tới Uganda. “Tại Uganda, chuyến viếng thăm của tôi xảy ra trong dấu chỉ của các vị Tử đạo của đất nước này, mà Chân phước Phaolô VI đã tôn phong hiển thánh cách đây 50 năm. Vì vậy, khẩu hiệu chuyến viếng thăm đã là “Các con sẽ là các chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Đây là một khẩu hiệu giả thiết các lời trước đó: “Các con sẽ được sức mạnh của Thánh Thần”, bởi vì chính Thần Khí linh hoạt trái tim và đôi tay của các môn đệ thừa sai. Và toàn chuyến viếng thăm Uganda đã diễn ra trong chứng tá được Chúa Thánh Thần linh hoạt.”
Đề cập đến chứng tá của các Kitô hữu Uganda, ĐTC nói:
“Trong nghĩa rõ ràng, chứng tá là việc phục vụ của các giáo lý viên, mà tôi đã cám ơn và khích lệ vì sự dấn thân của họ, thường khi cũng lôi kéo cả gia đình họ. Chứng tá là chứng tá của tình bác ái, mà tôi đã sờ mó được với bàn tay trong Nhà Bác ái Nalukolongo, có sự dấn thân của biết bao nhiêu cộng đoàn và hiệp hội, tuy gặp biết bao nhiêu khó khăn, nhưng vẫn giữ được ơn hy vọng, và tìm cách sống theo Tin Mừng chứ không sống theo thế gian, bằng cách đi ngược dòng. Các chứng nhân là các linh mục, các người nam nữ sống đời thánh hiến canh tân từng ngày tiếng “có” hoàn toàn với Chúa Kitô và tươi vui tận hiến cho việc phục vụ dân thánh của Thiên Chúa. Tất cả các hình thái chứng tá đa diện này, được linh hoạt bởi cùng Thánh Thần, là men cho toàn thể xã hội, như được chứng minh bởi công tác hiệu quả của việc chống lại bệnh AIDS bên Uganda, và trong việc tiếp đón các người tị nạn.
Thế rồi chặng thứ ba trong chuyến du hành của tôi đã là Cộng hoà Trung Phi: trung tâm địa lý của đại lục. Thật ra, cuộc viếng thăm này đã là việc viếng thăm đầu tiên trong ý muốn của tôi, bởi vì quốc gia này đang tìm ra khỏi một giai đoạn rất khó khăn của xung khắc, bạo lực và biết bao khổ đau nơi người dân. Chính vì thế nên, đi trước một tuần, tôi đã muốn mở Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên tại Bangui. Đây là một quốc gia khổ đau biết bao nhiêu. Và điều này như dấu chỉ của đức tin và niềm hy vọng cho dân tộc này, và một cách biểu tượng cho mọi dân tộc phi châu các dân tộc cần được cứu chuộc và an ủi nhất. Lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ – “Chúng ta hãy sang bờ bên kia” (Lc 8,22) – đã là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm Trung Phi.”
ĐTC giải thích ý nghĩa cụ thể của lời mời này trong bối cảnh hiện nay của Trung Phi:
Qua bờ bên kia, trong nghĩa dân sự, có nghĩa là bỏ lại đàng sau lưng chiến tranh, các chia rẽ, sự bần cùng, và lựa chọn hoà bình, hoà giải và phát triển. Nhưng điều này giả thiết một sự vượt qua, xảy ra trong các lương tâm, trong các cung cách hành xử, và trong các ý muốn của con người. Và trên bình diện này, phần đóng góp của các cộng đoàn tôn giáo thật định đoạt. Vì vậy, tôi đã gặp gỡ các cộng đoàn Tin Lành và Hồi giáo, chia sẻ lời cầu nguyện và dấn thân cho hoà bình. Với các linh mục và các người sống đời thánh hiến, nhưng cũng với người trẻ, chúng tôi đã chia sẻ niềm vui cảm thấy Chúa Phục Sinh ở trên thuyền với chúng tôi, và chính Ngài hướng dẫn con thuyền sang bờ bên kia. Và sau cùng, trong Thánh lễ cuối cùng tại Sân Vận động Bangui, trong ngày lễ Thánh Anrê Tông Đồ, chúng tôi đã canh tân dấn thân theo Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, sự an bình của chúng ta, gương mặt của Lòng Thương Xót Chúa. Thánh lễ cuối cùng này đã thật tuyệt vời: đầy người trẻ, một sân vận động người trẻ! Nhưng hơn phân nửa dân của Cộng hoà Trung Phi là người trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi. Đây là một hứa hẹn để tiến tới!
Tôi muốn nói một lời về các thừa sai. Những người nam nữ đã bỏ tất cả: từ khi còn trẻ họ đã bỏ quê hương để đến đó, để sống một cuộc sống phải làm biết bao nhiêu công việc, đôi khi họ phải ngủ dưới đất… suốt cả đời… Vào một lúc tôi đã tìm thấy tại Bangui một nữ tu già người Ý. Tôi hỏi: “Chị bao nhiêu tuổi?” “Thưa 81”. Không nhiều lắm, già hơn tôi 2 tuổi thôi. Chị đi với một bé gái, và bé gái gọi nữ tu 81 tuổi là “bà nội” bằng tiếng Ý. Chị ấy đã sống ở đây khi mới 23-24 tuổi. Suốt cả đời. Và có biết bao nhiêu nữ tu như chị. Chị nói: “Nhưng mà con không là người ở đây, con từ nước bên cạnh là Congo, con đi canô qua đây với bé gái này…” “Các thừa sai là thế: họ rất can đảm.” “Vậy chị làm gì?” “Thưa con là y tá, và con đã học một chút ở đây và trở thành bà đỡ, và con đã cho 3.280 em bé chào đời.” Chị ấy nói với tôi như thế. Tất cả một cuộc đời cho sự sống, cho sự sống của người khác. Và có biết bao nhiêu người như nữ tu này, biết bao nữ tu, biết bao linh mục, biết bao tu sĩ đã đốt cháy cuộc đời mình để loan báo Chúa Giêsu Kitô. Thật là đẹp khi trông thấy như vậy. Thật là đẹp!
Tôi muốn nói một lời với người trẻ. Nhưng có ít người trẻ, vì xem ra việc sinh ra là một xa xỉ phẩm tại Âu châu này: số sinh là zero hay 1%… Tôi xin ngỏ lời với người trẻ: các con hãy nghĩ xem các con làm gì với cuộc đời mình. Các con hãy nghĩ tới nữ tu này và biết bao nữ tu khác như chị, những người đã trao ban cả cuộc đời, và biết bao người đã chết ở đó. Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, bởi vì nữ tu này đã nói với tôi rằng các phụ nữ hồi đến với các chị, vì các chị là nữ tu, là các nữ y tá giỏi, săn sóc họ tốt và không dậy giáo lý để họ theo đạo! Chứng tá. Thế rồi đối với ai muốn, thì các chị dạy giáo lý cho họ. Nhưng mà làm chứng: đó là tinh thần truyền giáo lớn anh hùng của Giáo Hội. Loan báo Chúa Giêsu Kitô với chính cuộc sống của mình! Tôi xin nói với các bạn trẻ: Con hãy nghĩ tới việc làm gì với cuộc đời con. Đây là lúc suy nghĩ và xin Chúa làm cho con cảm thấy ý muốn của Ngài. Nhưng làm ơn đừng loại trừ khả thể trở thành thừa sai, để đem tình yêu thương, nhân tính,và đức tin đến cho các nước khác. Không phải để chiêu dụ tín đồ: không. Điều này những người kiếm tìm một điều khác làm. Đức tin được rao giảng trước hết với chứng tá, và rồi với lời nói. Một cách từ từ.
Chúng ta hãy cùng nhau chúc tụng Chúa vì chuyến hành hương này trên đất Phi châu, và chúng ta hãy để cho mình được hướng dẫn bởi các lời chìa khoá của Chúa: “Các con hãy vững vàng trong đức tin, đừng sợ hãi”, “Các con sẽ là các chứng nhân của Thầy”; “Chúng ta hãy sang bờ bên kia”.”
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước bắc Mỹ và Âu châu, cũng như các đoàn hành hương Australia và Nam Hàn. Ngài nhắc cho mọi người biết Giáo Hội đã bước vào Mùa Vọng là thời gian của hy vọng mà Chúa đề nghị với chúng ta để có thể tiếp đón Ngài vào trong cuộc sống và thế giới này một cách tốt đẹp hơn. ĐTC cầu chúc mọi người sống Mùa Vọng với nhiều sốt mến, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Đây là thời gian cầu nguyện, canh thức và mở rộng con tim cho lòng Chúa thương xót, sống bác ái và trợ giúp những người thiếu thốn.
Chào nhóm bạn trẻ “Viva la Gente” (Hoan hô dân chúng) của Phong trào Tổ Ấm mừng kỷ niệm 50 năm thành lập, ĐTC hy vọng họ tiếp tục ca hát để loan báo tình yêu của Chúa.
Chào các tin hữu Ba Lan, ngài cám ơn họ đã tháp tùng chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tại Phi châu bằng lời cầu nguyện.
Trong các nhóm Italia, ĐTC đặc biệt chào Liên Hiệp Quốc tế các bề trên tổng quyền, khai mạc dự án Người di cư trên đảo Sicilia; nhân viên của văn phòng chính phủ điều hợp chống nạn tội phạm cho vay nặng lãi và đòi tiền hối lộ để được bảo vệ.
Chào giới trẻ, người bệnh và các đôi tân hôn, ĐTC cầu chúc người trẻ được Chúa thúc đẩy trở thành những người thăng tiên đối thoại và cảm thông. Ngài xin Chúa giúp các anh chị em ốm đau biết nhìn lên thập giá Chúa Kitô và học đương đầu với khổ đau trong sự thanh thản. Ngài xin Chúa giúp các cặp vợ chồng mới cưới gia tăng tình yêu và an bình trong cuộc sống đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải