ĐTC: Sự tha thứ của Thiên Chúa không giống với việc tha bổng của toà án
“Linh mục tốt lành là người biết cảm thương và dấn thân vào đời sống của đoàn chiên. Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta giống như người cha tha thứ cho con cái mình, chứ không phải như một vị thẩm phán nơi tòa án.” Đây là hai chủ đề chính trong nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài cử hành Thánh lễ sáng thứ sáu ngày 30-10 tại Nhà nguyện Thánh Martha.
ĐTC: Sự tha thứ của Thiên Chúa không giống với việc tha bổng của toà án
“Linh mục tốt lành là người biết cảm thương và dấn thân vào đời sống của đoàn chiên. Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta giống như người cha tha thứ cho con cái mình, chứ không phải như một vị thẩm phán nơi tòa án.” Đây là hai chủ đề chính trong nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài cử hành Thánh lễ sáng thứ sáu ngày 30-10 tại Nhà nguyện Thánh Martha. Ngài giảng lễ bằng tiếng Tây Ban Nha.
Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa có lòng xót thương. Ngài xót thương mỗi người chúng ta và toàn thể nhân loại. Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến với con người để chữa lành những thương tích, để phục hồi và đổi mới bộ mặt nhân trần.
Điều thú vị là tất cả chúng ta đều biết dụ ngôn người con hoang đàng. Dụ ngôn ấy thuật lại rằng khi người cha – hình ảnh biểu trưng của Thiên Chúa giàu lòng xót thương và tha thứ – nhìn thấy từ đằng xa đứa con thứ đang quay trở về; ông đã tỏ lòng xót thương. Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là sự thương hại. Sự thương hại chẳng có gì đáng nói cả. Bởi vì chúng ta có thể thấy tội nghiệp hay thương hại một con vật sắp chết, tỉ dụ như một con chó. Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác với sự thương hại ấy. Thiên Chúa thương xót một người là Ngài sẵn sàng can dự vào những vấn nạn mà người ấy đang gặp phải và đồng cảm với người ấy trong mọi trạng huống của cuộc đời. Nói khác đi, Thiên Chúa xót thương con người bằng tấm lòng của một người cha. Chính vì thế, Thiên Chúa mới sai Con Một của Ngài đến với nhân loại.”
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói: “Đức Giêsu chữa lành bệnh tật cho dân chúng nhưng Ngài không đơn thuần là một thầy thuốc chữa bệnh. Hơn thế, việc chữa lành chính là một dấu chỉ về lòng thương xót của Thiên Chúa, để cứu chuộc con người, ‘để tìm lại con chiên bị lạc mà đem về đồng cỏ xanh tươi và trả lại đồng tiền bị đánh mất cho bà góa nghèo.’ Thiên Chúa có lòng xót thương. Thiên Chúa yêu thương chúng ta như người cha yêu thương con cái mình. Và khi Thiên Chúa tha thứ, Thiên Chúa cũng tha thứ giống như một người cha chứ không như một quan tòa chỉ đọc bản án tuyên bố: ‘Được tha bổng vì thiếu chứng cứ.’ Như vậy, sự tha thứ của Thiên Chúa xuất phát từ sâu thẳm bên trong con tim của Ngài. Thiên Chúa tha thứ cho một người chỉ vì Ngài yêu thương người ấy mà thôi.”
Đức Thánh Cha nói thêm: “Đức Giêsu được sai đến để mang Tin Mừng, để giải thoát những ai đang bị áp bức và để đi vào cõi lòng của mỗi người chúng ta, nhằm giải phóng chúng ta khỏi gông cùm của tội lỗi và sự dữ.
Điều mà một mục tử tốt lành thường làm là biết chạnh lòng thương và dấn thân vào đời sống của đoàn chiên, vì ngài là một linh mục giống như Đức Giêsu Linh Mục. Đã bao nhiêu lần (và có lẽ chúng ta nên đi xưng tội vì điều này), chúng ta phê bình, chỉ trích những linh mục, khi các vị ấy chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện đang xảy ra với con chiên trong xứ đạo hay với anh em mình trong cùng nhà dòng. Các vị ấy chẳng hề để ý đến ai. Vâng, đó thật sự không phải là những linh mục tốt. Một linh mục tốt lành là người biết cảm thông, biết dấn thân và dám mạo hiểm để đi vào cuộc đời của người khác.”
Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng việc cám ơn và chúc mừng Đức Hồng y Javier Lozano Barragán, cũng đang hiện diện trong Thánh lễ, nhân dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của ngài. Đức Thánh Cha hồi tưởng lại với niềm biết ơn sâu xa về sự dấn thân của Đức Hồng y trong lĩnh vực y tế. Với tư cách là Bộ trưởng Y tế, Đức Hồng y Barragán đã dấn thân phục vụ Giáo Hội ngang qua việc chăm sóc những người đau yếu, bệnh tật. Sau hết, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì 60 năm linh mục hồng phúc và vì lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn tuôn đổ tràn trề trên nhân loại ngày hôm nay. (SD 30-10-2015).
Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa có lòng xót thương. Ngài xót thương mỗi người chúng ta và toàn thể nhân loại. Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến với con người để chữa lành những thương tích, để phục hồi và đổi mới bộ mặt nhân trần.
Điều thú vị là tất cả chúng ta đều biết dụ ngôn người con hoang đàng. Dụ ngôn ấy thuật lại rằng khi người cha – hình ảnh biểu trưng của Thiên Chúa giàu lòng xót thương và tha thứ – nhìn thấy từ đằng xa đứa con thứ đang quay trở về; ông đã tỏ lòng xót thương. Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là sự thương hại. Sự thương hại chẳng có gì đáng nói cả. Bởi vì chúng ta có thể thấy tội nghiệp hay thương hại một con vật sắp chết, tỉ dụ như một con chó. Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác với sự thương hại ấy. Thiên Chúa thương xót một người là Ngài sẵn sàng can dự vào những vấn nạn mà người ấy đang gặp phải và đồng cảm với người ấy trong mọi trạng huống của cuộc đời. Nói khác đi, Thiên Chúa xót thương con người bằng tấm lòng của một người cha. Chính vì thế, Thiên Chúa mới sai Con Một của Ngài đến với nhân loại.”
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói: “Đức Giêsu chữa lành bệnh tật cho dân chúng nhưng Ngài không đơn thuần là một thầy thuốc chữa bệnh. Hơn thế, việc chữa lành chính là một dấu chỉ về lòng thương xót của Thiên Chúa, để cứu chuộc con người, ‘để tìm lại con chiên bị lạc mà đem về đồng cỏ xanh tươi và trả lại đồng tiền bị đánh mất cho bà góa nghèo.’ Thiên Chúa có lòng xót thương. Thiên Chúa yêu thương chúng ta như người cha yêu thương con cái mình. Và khi Thiên Chúa tha thứ, Thiên Chúa cũng tha thứ giống như một người cha chứ không như một quan tòa chỉ đọc bản án tuyên bố: ‘Được tha bổng vì thiếu chứng cứ.’ Như vậy, sự tha thứ của Thiên Chúa xuất phát từ sâu thẳm bên trong con tim của Ngài. Thiên Chúa tha thứ cho một người chỉ vì Ngài yêu thương người ấy mà thôi.”
Đức Thánh Cha nói thêm: “Đức Giêsu được sai đến để mang Tin Mừng, để giải thoát những ai đang bị áp bức và để đi vào cõi lòng của mỗi người chúng ta, nhằm giải phóng chúng ta khỏi gông cùm của tội lỗi và sự dữ.
Điều mà một mục tử tốt lành thường làm là biết chạnh lòng thương và dấn thân vào đời sống của đoàn chiên, vì ngài là một linh mục giống như Đức Giêsu Linh Mục. Đã bao nhiêu lần (và có lẽ chúng ta nên đi xưng tội vì điều này), chúng ta phê bình, chỉ trích những linh mục, khi các vị ấy chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện đang xảy ra với con chiên trong xứ đạo hay với anh em mình trong cùng nhà dòng. Các vị ấy chẳng hề để ý đến ai. Vâng, đó thật sự không phải là những linh mục tốt. Một linh mục tốt lành là người biết cảm thông, biết dấn thân và dám mạo hiểm để đi vào cuộc đời của người khác.”
Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng việc cám ơn và chúc mừng Đức Hồng y Javier Lozano Barragán, cũng đang hiện diện trong Thánh lễ, nhân dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của ngài. Đức Thánh Cha hồi tưởng lại với niềm biết ơn sâu xa về sự dấn thân của Đức Hồng y trong lĩnh vực y tế. Với tư cách là Bộ trưởng Y tế, Đức Hồng y Barragán đã dấn thân phục vụ Giáo Hội ngang qua việc chăm sóc những người đau yếu, bệnh tật. Sau hết, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì 60 năm linh mục hồng phúc và vì lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn tuôn đổ tràn trề trên nhân loại ngày hôm nay. (SD 30-10-2015).
Vũ Đức Anh Phương