29/11/2024

Nhà văn Lệ Tân Sitek: ‘Muốn dùng văn hoá nghệ thuật để hoà giải dân tộc’

Vẫn đầy sức sống dù ở tuổi 76, nhà văn, nhà nghiên cứu mỹ thuật, kiến trúc sư người Na Uy gốc Việt Lệ Tân Sitek vừa trở về nước với một lịch trình làm việc sít sao.

 

Nhà văn Lệ Tân Sitek: ‘Muốn dùng văn hoá nghệ thuật để hoà giải dân tộc’

 

 

 

Vẫn đầy sức sống dù ở tuổi 76, nhà văn, nhà nghiên cứu mỹ thuật, kiến trúc sư người Na Uy gốc Việt Lệ Tân Sitek vừa trở về nước với một lịch trình làm việc sít sao.




Nhà văn Lệ Tân SitekNhà văn Lệ Tân Sitek
Bắc cầu nối nghệ thuật
 
 
Cuốn Sưu & Tầm tập hợp các chuyện đã xảy ra và in sâu trong trí nhớ tác giả. Qua chúng, người đọc sẽ tìm thấy những quan điểm đối với đời, với người, với cuộc sống cũng như với nghệ thuật. Ấn bản tái bản lần 2 này có bổ sung thêm nội dung và ảnh.
Cuốn Hành trình cuộc triển lãm ghi lại những kỷ niệm và những công việc chuẩn bị ban đầu đầy gian khó của tác giả trong quá trình đưa tác phẩm của hoạ sĩ Bùi Nguyên Trường ra nước ngoài. Hai tiểu thuyết tự truyện Một mình trên đường và Ngã ba đường của bà đã được chính bà chuyển ngữ sang tiếng Ba Lan, phát hành tại Ba Lan từ năm 2011. 

 

Vừa kết thúc buổi giao lưu với văn nghệ sĩ và độc giả xứ Nghệ do Tạp chí Văn hoá Nghệ An tổ chức (8.10) nhân ra mắt tập tản văn Hành trình cuộc triển lãm (NXB Hội Nhà văn) và tái bản cuốn Sưu & Tầm (NXB Văn hoá văn nghệ), nhà văn Lệ Tân Sitek đã hối hả vào TP.HCM (9-10.10) để rồi ngày 11.10 lại ngược ra Hà Nội để về nước. Với bà, mỗi lần được trở về quê hương là mỗi lần đầy ắp những khám phá mới về cảm xúc, làm quen với những bạn bè vốn chỉ biết nhau, cảm kích nhau qua sách vở, qua những thông tin về những nỗ lực âm thầm của bà nhằm thúc đẩy sự giao lưu mỹ thuật VN với thế giới.

Là một kiến trúc sư, bà Lệ Tân Sitek rất quan tâm tới nghệ thuật và có thú sưu tầm tranh. Tuy nhiên, khác với phần lớn các nhà sưu tầm chuyên nghiệp, bà chỉ quan tâm những tác phẩm gợi cho bà cảm xúc, dù họa sĩ lúc đó chưa tên tuổi. Nhớ lại công việc rất mất thời gian và tốn kém này, bà kể: “Mỗi lần từ VN về Na Uy, tôi đều mang tranh Việt và những món đồ nghệ thuật mới tìm được. Rồi tôi viết báo giới thiệu về mỹ thuật Việt. Tôi thấy tranh của các họa sĩ trong nước rất đẹp mà bạn bè quốc tế lại không mấy biết nên đã giới thiệu với họ”.
Từ năm 1979, bà đã mang gần 30 bức tranh lụa Việt về Na Uy và tự tổ chức triển lãm chúng tại 6 tỉnh, thành. Cũng xuất phát từ tình yêu nghệ thuật và khát vọng đưa hội họa Việt sang Na Uy, bà Lệ Tân Sitek từng tham gia vận động, tổ chức nhiều cuộc giao lưu nghệ thuật hội họa giữa VN – Na Uy trong nhiều năm. Cũng nhờ nhiều cuộc triển lãm tranh Việt tại Na Uy do bà tổ chức, những người yêu thích, phê bình mỹ thuật ở Na Uy mới biết đến tên tuổi hoạ sĩ Nguyễn Quân, Bùi Nguyên Trường… Cho tới nay, đã có nhiều tranh của họa sĩ Việt như Nguyễn Văn Cường, Cao Quý… đã được bán tại Na Uy.
Bà cho biết đặc biệt yêu thích những bức tranh mang đậm hồn Việt, vẽ về những người lao động dân dã. Chính vì vậy bà rất yêu thích tranh của hoạ sĩ Bùi Nguyên Trường (người Hải Phòng), đã sưu tầm rất nhiều tranh của anh và từng mở triển lãm tranh của anh tại Na Uy năm 2007. “Bùi Nguyên Trường là hoạ sĩ Việt đầu tiên tôi giới thiệu ra nước ngoài và mất rất nhiều công sức. Tôi rất thích xem tranh của anh ấy, dù có thể chúng khá khó hiểu đối với người nước ngoài. Và cũng nhờ đó, tôi mới khôi phục lại được ít nhiều vốn tiếng Việt bị lãng quên sau một thời gian dài sống ở nước ngoài”.
Nhà văn Lệ Tân Sitek: 'Muốn dùng văn hóa nghệ thuật để hòa giải dân tộc'Bìa sách ‘Sưu và Tầm’ của nhà văn Lệ Tân Sitek – Ảnh: Ngọc Bi
Muốn hòa giải dân tộc nhờ sách và tranh
Cũng chính vì thời gian sinh sống xa quê hương quá dài (5 năm ở Trung Quốc, 12 năm ở Ba Lan, 48 năm ở Na Uy), bà Lệ Tân Sitek luôn nhung nhớ quê hương và ấp ủ niềm mong mỏi giúp cộng đồng người Việt đang sống tại Na Uy (khoảng 20.000 người) hiểu thêm về con người và đất nước VN hiện nay.
Do biết người Na Uy rất thích tranh đương đại, bà Lệ Tân Sitek đã chú trọng tuyển chọn các bức tranh Việt thể loại này sang
Na Uy. Từ 11.4 – 30.5 vừa qua, bà kết hợp với Hiệp hội Mỹ thuật Barum tổ chức triển lãm tranh của các hoạ sĩ Nguyễn Quân, Bùi Nguyên Trường, Nguyễn Văn Cường, Cao Quý, Lê Huy Tiết… và đặc biệt có sự tham gia của 2 họa sĩ Na Uy gốc Việt nổi tiếng tại nước này là hoạ sĩ khuyết tật Đặng Văn Tỷ, An Đoàn (thuộc thế hệ người Việt thứ 2 tại Na Uy) và hoạ sĩ Na Uy thường vẽ tranh về đề tài chiến tranh Hans Normann Dahl. Trong các tranh trưng bày tại đây có tới một nửa thuộc bộ sưu tập của bà
Lệ Tân Sitek.
“Tôi muốn dùng văn hoá nghệ thuật để hoà giải dân tộc, mang cái đẹp của hội họa Việt lan toả ra thế giới. Trước khi cuộc triển lãm diễn ra, tôi rất mệt mỏi vì bị một số phần tử VN lưu vong quá khích gửi email phản đối, đe doạ biểu tình và lôi kéo thế hệ người gốc Việt trẻ quay lưng lại với cuộc triển lãm”, bà Lệ Tân Sitek nói. Tuy nhiên, bà không hề run sợ và cuộc triển lãm đã diễn ra thành công. Bà cho biết cuộc triển lãm đã thu hút nhiều người Việt tại Na Uy tới thưởng thức, rồi truyền tai nhau khen ngợi tới mức một số phần tử phản đối đã không nhịn nổi, phải lén lút tới xem.
Khi được hỏi có tiếp tục theo đuổi việc tổ chức các triển lãm tương tự hay không, bà thành thật chia sẻ: “Tôi rất muốn vậy nhưng đưa tranh Việt ra nước ngoài là một việc làm cực khó và cần rất nhiều tiền. Tôi không thể đủ lực để tiếp tục tự tổ chức như vậy nữa, mà trông cậy vào các tổ chức hai nước. VN cần coi trọng việc tổ chức giao lưu văn hoá nghệ thuật ở Na Uy và ngược lại.
Một số triển lãm tranh Na Uy ở VN đều do các hoạ sĩ Na Uy tự tổ chức”.
Lệ Tân Sitek tên thật là Bùi Lý Lệ Tân, sinh năm 1939 tại Hồ Nam (Trung Quốc), con gái đầu của hai nhà lão thành cách mạng từng hoạt động nhiều năm ở Trung Quốc (ông Bùi Hải Thiệu – bí danh Lý Quốc Lương và bà Hoàng Lệ Minh mang nhiều bí danh như Lý Phương Thuận, Lý Sâm). Năm 1944, Lệ Tân Sitek cùng mẹ và hai em gái về VN. Từ năm 1945 – 1955, bà sống với bà nội, các cô chú tại làng Phổ Đông, H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong khi mẹ và hai em gái vẫn sống ở Hà Nội. Mùa thu 1955, bà du học tại Ba Lan, tốt nghiệp kiến trúc năm 1964. Năm 1962, bà lập gia đình với ông Ryszard Sitek, sinh sống tại Ba Lan tới năm 1967. Từ năm 1967 đến nay, bà cùng chồng và hai con định cư tại Oslo, Na Uy.

Ngọc Bi