28/11/2024

Clo trong nước sạch nơi thừa, chỗ thiếu

Các chuyên gia y tế cảnh báo tình trạng nơi thừa, nơi thiếu hoá chất diệt khuẩn trong nước đều có khả năng gây ảnh hưởng đến 
sức khoẻ của người sử dụng.

 

Clo trong nước sạch nơi thừa, chỗ thiếu

 

Các chuyên gia y tế cảnh báo tình trạng nơi thừa, nơi thiếu hoá chất diệt khuẩn trong nước đều có khả năng gây ảnh hưởng đến 
sức khoẻ của người sử dụng.


 


Bà Lương Thị Lan (ngụ tại số nhà 96 đường Lê Văn Chí, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết buổi sáng mở vòi nước, bà ngửi thấy mùi hăng hăng, đến trưa mùi trong nước có giảm. Nhiều hôm lấy nước để đánh răng bà có cảm giác rất khó chịu như mùi thuốc tẩy - Ảnh: Quang Định
Bà Lương Thị Lan (ngụ tại số nhà 96 đường Lê Văn Chí, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết buổi sáng mở vòi nước, bà ngửi thấy mùi hăng hăng, đến trưa mùi trong nước có giảm. Nhiều hôm lấy nước để đánh răng bà có cảm giác rất khó chịu như mùi thuốc tẩy – Ảnh: Quang Định

Kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch trên địa bàn TP.HCM do Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) thực hiện mới đây cho thấy hàm lượng clo (hoá chất diệt khuẩn) trong nước ở đầu nguồn cao so với tiêu chuẩn cho phép, ngược lại tại các chung cư quá thấp, thậm chí có nơi không có.

Quá trình đi giám sát chất lượng nước tại một số hồ nước ở chung cư rất mất vệ sinh, thậm chí còn phát hiện xác gián, chuột… trong hồ nước. Người dân do không nhìn thấy cứ thế mà sử dụng không biết chất lượng nước ra sao

Một đại biểu HĐND TP.HCM cảnh báo chất lượng nước tại các chung cư, nhà cao tầng hiện nay chưa được kiểm soát

Gấp đôi tiêu chuẩn cho phép

Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, hàm lượng clo trong nước sạch phục vụ ăn uống là 0,3 – 0,5 mg/lít.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra chất lượng nước (tháng 6-2015) của Cục Quản lý môi trường y tế cho thấy lượng clo tại bể ngầm chung cư Phúc Lộc Thọ (Q.Thủ Đức) đo được 0,73 mg/lít (cao hơn quy định 0,23 mg/lít). Kiểm tra tại một hộ dân khác, tình trạng clo cũng ở mức cao tương tự (0,64 mg/lít).

Điều ngạc nhiên là trong khi tại bể ngầm chứa nước chung cư Phúc Lộc Thọ clo rất cao như vậy, nhưng nước sạch tại một hộ gia đình ở tầng 14 của chung cư này lại có lượng clo chỉ 0,06mg/lít (thấp hơn mức quy định tối thiểu là 0,24 mg/lít).

Đây cũng được xem là tình trạng chung trên hệ thống cấp nước hiện nay.

Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco) cho rằng do mạng lưới cấp nước hiện nay tương đối rộng nên việc kiểm soát lượng clo còn nhiều bất cập.

Để đảm bảo nguồn clo cuối nguồn đạt 0,3 – 0,5 mg/lít, Sawaco đã châm lượng clo cao 0,9 – 1,1 mg/lít tại các nhà máy xử lý nước. Do đó, tại một số khu vực đầu nguồn, lượng clo cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Quá trình nước lưu chuyển trong đường ống từ đầu nguồn đến cuối nguồn, lượng clo sẽ giảm dần có thể bằng 
với tiêu chuẩn cho phép.

Riêng nước sạch tại các chung cư, Sawaco cho rằng khi nước sạch tới bể chứa ngầm tại các chung cư thì hàm lượng clo đạt tiêu chuẩn.

Sau đó nước lại được bơm lên hồ trên sân thượng lưu lại một thời gian nên lượng clo bay hơi, có thể là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng clo không đảm 
bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Chất lượng nước tại chung cư Phúc Lộc Thọ (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) từng được cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện hàm lượng clo không đạt chất lượng cho phép. Trong ảnh: một hộ dân tại chung cư này sử dụng nước để rửa rau (ảnh chụp chiều 24-9) - Ảnh: Hữu Khoa
Chất lượng nước tại chung cư Phúc Lộc Thọ (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) từng được cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện hàm lượng clo không đạt chất lượng cho phép. Trong ảnh: một hộ dân tại chung cư này sử dụng nước để rửa rau (ảnh chụp chiều 24-9) – Ảnh: Hữu Khoa

Thừa nhiều clo 
gây khó thở, dị ứng

Theo ông Lê Văn Nhân – phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, lượng clo châm vào nguồn nước có tác dụng tiêu diệt hết các loại vi sinh, vi khuẩn có trong nước sinh hoạt.

Theo ông Nhân, tại các nước phát triển, clo trong đường ống có thể bằng 0 vì đường ống cấp nước của họ tốt, ít bị vỡ, rò rỉ, gỉ sét…

Còn tại VN nói chung và TP.HCM nói riêng, đường ống hay bị xì bể, chất bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào mang theo chất hữu cơ, vi khuẩn. Đó là chưa kể có một lượng lớn đường ống cũ dễ xuất hiện rong rêu lâu ngày bám trong thành ống.

Ông Nhân cho biết nếu không đảm bảo lượng clo 0,3 – 0,5 mg/lít trong đường ống thì không tiêu diệt hết vi khuẩn, chất hữu cơ.

Do đó, Bộ Y tế bắt buộc phải để lượng clo trong đường ống ở mức trên nhằm dự phòng trong quá trình nước sinh hoạt chảy từ các nhà máy nước đến nhà dân.

“Một trong những điều sợ nhất về mặt y tế là có vi khuẩn trong nước. Vi khuẩn xuất hiện trong nước sạch là nguyên nhân phát sinh các dịch bệnh như tả, thương hàn…” 
- ông Nhân lưu ý.

Nước thiếu clo gây nguy cơ nhiễm bệnh nhưng nếu hàm lượng quá cao cũng tác động đến sức khỏe con người. Theo ông Nhân, nếu hàm lượng clo trong nước trên 0,5 mg/lít sẽ gây dị ứng. Một số người nhạy cảm với clo sẽ có triệu chứng khó thở, chảy nước mắt, cảm thấy ngộp…

“Khi thấy nguồn nước có mùi khó chịu xộc lên mũi, người dân chịu khó cho nước ra bồn chứa khoảng vài giờ. Trong thời gian đó lượng clo sẽ bay hơi hết” – ông Nhân 
khuyến cáo.

Giải pháp: chờ năm 2016!

Trước kết quả kiểm tra như trên của Cục Quản lý môi trường, Sawaco đã báo cáo UBND TP.HCM giải pháp khắc phục tình trạng clo không ổn định trên hệ thống cấp nước, nhằm đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt 
cho người dân.

Sawaco kiến nghị UBND TP.HCM chọn các vị trí trong nội thành TP.HCM để nghiên cứu, xây dựng các bể chứa nước sạch trên hệ thống mạng lưới cấp nước, tăng khả năng dự trữ nước khi xảy ra sự cố.

Đồng thời bể chứa cũng được sử dụng để châm, bổ sung hoá chất khử khuẩn trên mạng lưới nhằm đảm bảo lượng clo trong nước được ổn định theo đúng tiêu chuẩn cho phép.

Sawaco cũng đề nghị cơ quan, ban ngành sớm khuyến cáo cho tổ dân cư, khu dân cư có bể chứa hoặc hệ thống xử lý nước nội bộ có biện pháp xử lý nước phù hợp, đảm bảo chất lượng nước cung cấp cho các hộ dân trong khu vực.

Về giải pháp khắc phục, trước mắt Sawaco sẽ châm clo bằng công nghệ mới (hạt) trên đường ống tại một số khu vực cuối nguồn (huyện Nhà Bè, Bình Chánh).

Hiện các đơn vị liên quan đang tiến hành cân chỉnh thuỷ lực, dự kiến đến đầu năm 2016 mới thực hiện được. Về lâu dài, cần phải xây dựng các bể chứa nước lớn như đề xuất với UBND TP.HCM.

Riêng đối với các chung cư, Sawaco cho biết thời gian qua cũng kiến nghị các ban quản lý chung cư tiến hành súc xả bồn nước thường xuyên.

Tuy nhiên trước tình trạng nước tại nhiều hồ của chung cư hầu như không có clo diệt khuẩn, cán bộ trên cho biết sẽ kết hợp châm clo cho một số chung cư.

Đồ hoạ: Vĩ Cường
Đồ hoạ: Vĩ Cường

Chất lượng nước nguồn không ổn định

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước nguồn tháng 5-2015 của Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM), chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước tại các trạm Bến Củi, Bến Súc, Trung An, Hòa Phú, Hóa An, kênh N46 thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai (nguồn nước chính để xử lý, cung cấp cho sinh hoạt tại TP.HCM) không ổn định.

Trong khi các chỉ tiêu pH (chỉ số đo độ axit hoặc bazơ trong nước), BOD5 (nhu cầu oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ), COD (lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hóa học trong nước) đạt quy chuẩn thì các hàm lượng như coliform (vi khuẩn gây bệnh đường ruột), DO (lượng oxy hoà tan trong nước), nồng độ dầu và chất rắn lơ lửng tại các điểm lấy nước hầu hết không đạt quy chuẩn.

Đặc biệt coliform tại nhiều điểm lấy nước cao hơn 40 lần tiêu chuẩn cho phép.

So với cùng kỳ năm 2014, các chỉ tiêu DO và chất rắn lơ lửng có xu hướng giảm tại 50 điểm quan trắc nhưng các chỉ tiêu về COD, coliform, pH, DO, BOD và nồng độ dầu có xu hướng tăng từ 67 – 100% tại các điểm quan trắc.

Theo thông lệ thường vào mùa khô, tình hình ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn so với mùa mưa.

Sử dụng hóa chất xử lý nước phải có nguồn gốc rõ ràng

UBND TP.HCM vừa yêu cầu Sawaco kiểm tra quy trình vận hành, bảo dưỡng định kỳ hệ thống xử lý nước sinh hoạt. Theo đó, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý nước phải có nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sawaco thường xuyên kiểm tra tại các nhà máy, mạng lưới cấp nước để đảm bảo duy trì hàm lượng clo tại các vòi nước cấp cho hộ gia đình ở mức 0,3 – 0,5mg/lít.

Ngoài ra, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Tài nguyên – môi trường tăng cường hoạt động quan trắc đánh giá chất lượng nước mặt tại sông Đồng Nai, Sài Gòn.

Giao Sở Y tế TP phối hợp với đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở cung cấp nước sạch và xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo pháp luật.

QUANG KHẢI – ĐỨC PHÚ ([email protected]) ([email protected])