Chúa Giêsu thương xót, ai không tha thứ không phải là Kitô hữu
VATICAN – Chúa Giêsu là Hoàng Tử Hoà Bình, bởi vì Ngài sinh ra hoà bình trong con tim chúng ta. Ngài thương xót và luôn luôn tha thứ, ai không tha thứ không phải là Kitô hữu.
Chúa Giêsu thương xót, ai không tha thứ không phải là Kitô hữu
VATICAN – Chúa Giêsu là Hoàng Tử Hoà Bình, bởi vì Ngài sinh ra hoà bình trong con tim chúng ta. Ngài thương xót và luôn luôn tha thứ, ai không tha thứ không phải là Kitô hữu.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong bài giàng Thánh lễ tại nguyên đường nhà trọ Thánh Marta sáng mồng 10 tháng 9 vừa qua.
Giảng trong Thánh lễ, ngài đã quảng diễn đề tài “hoà bình và hoà giải”. ĐTC nói: Cả ngày nay hằng ngày, qua tin tức truyền hình và báo chí, chúng ta cay đắng trông thấy biết bao nhiêu chiến tranh xung khắc, tàn phá, đổ nát và hận thù. Cũng có những người nam nữ làm việc nhiều biết bao nhiêu để chế tạo khí giới giết người, các khí giới thấm đầy máu của biết bao người vô tội. Có các cuộc chiến và có sự gian ác chuẩn bị chiến tranh, chế tạo vũ khí chống lại tha nhân, giết người. Hoà bình cứu thoát và làm cho bạn sống, làm cho bạn lớn lên, còn chiến tranh huỷ diệt bạn, nhận chìm bạn. Nhưng chiến tranh không chỉ là thế, mà nó cũng có trong các cộng đoàn Kitô của chúng ta, giữa chúng ta nữa. Phụng vụ hôm nay khuyên nhủ chúng ta hãy xây dựng hoà bình. Và tha thứ là từ chìa khoá: “Như Chúa đã tha thứ cho anh chị em, anh chị em cũng hãy tha thứ.” Nếu bạn không biết tha thứ, bạn không phải là tín hữu Kitô. Bạn sẽ là một người nam nữ tốt… Tại sao bạn không làm điều Chúa đã làm? Nhưng còn hơn nữa: nếu bạn không tha thứ, bạn cũng không thể nhận được bình an của Chúa. Cần phải có “lòng kiên nhẫn Kitô”. Có biết bao nhiêu phụ nữ anh hùng chịu đựng sự tàn bạo, và biết bao bất công vì hạnh phúc của gia đình, của con cái! Có biết bao người nam anh hùng trong dân Kitô chịu thức khuya dậy sớm để làm việc nuôi sống vợ con, biết bao lần đó lại là một việc làm bất công, với đồng lương rẻ mạt. Họ là những người công chính. Nhưng cũng có những người làm việc với cái lưỡi của mình và gây chiến tranh, bởi vì cái lưỡi tàn phá, gây chiến. Trong Phúc Âm hôm nay còn có một từ chìa khoá khác: đó là từ “thương xót”. Hiểu người khác, không kết án họ là điều quan trọng. Chúa, Thiên Chúa Cha thương xót biết bao! Ngài luôn luôn tha thứ và luôn luôn muốn làm hoà với chúng ta. Nhưng nếu bạn không thương xót, thì bạn gặp nguy cơ là Chúa cũng không thương xót bạn, vì chúng ta sẽ bị xét xử với cùng mức độ chúng ta dùng để xét đoán người khác. Nếu bạn là linh mục và cảm thấy mình không thương xót, thì hãy làm ơn xin giám mục cho bạn một công việc hành chính, nhưng đừng xuống toà giải tội. Một linh mục không thương xót thì gây ra biết bao nhiêu điều xấu trong toà giải tội! “Thưa cha, con thương xót chứ, nhưng con hơi căng thẳng thần kinh một chút.” Vậy thì trước khi xuống toà giải tội, hãy đi gặp bác sĩ để ông ấy cho bạn một viên thuốc chống căng thẳng thần kinh. Nhưng hãy thương xót. Và cũng hãy thương xót giữa chúng ta. Đừng nói người khác tội lỗi hơn mình. Không ai có thể nói điều đó! Chỉ có Chúa biết mà thôi.
Như Thánh Phaolô dạy: cần phải mặc lấy các tâm tình “hiền dịu, nhân hậu, khiêm nhượng, từ tốn và cao thượng”. Đó là kiểu sống Kitô, là kiểu sống qua đó Chúa Giêsu đã đem lại hoà bình và hoà giải. Chứ không phải sự kiêu căng, kết án và nói xấu người khác. Xin Chúa cho chúng ta ơn biết chịu đựng lẫn nhau, tha thứ và thương xót như Chúa thương xót chúng ta. (RG 10-9-2015)
ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong bài giàng Thánh lễ tại nguyên đường nhà trọ Thánh Marta sáng mồng 10 tháng 9 vừa qua.
Giảng trong Thánh lễ, ngài đã quảng diễn đề tài “hoà bình và hoà giải”. ĐTC nói: Cả ngày nay hằng ngày, qua tin tức truyền hình và báo chí, chúng ta cay đắng trông thấy biết bao nhiêu chiến tranh xung khắc, tàn phá, đổ nát và hận thù. Cũng có những người nam nữ làm việc nhiều biết bao nhiêu để chế tạo khí giới giết người, các khí giới thấm đầy máu của biết bao người vô tội. Có các cuộc chiến và có sự gian ác chuẩn bị chiến tranh, chế tạo vũ khí chống lại tha nhân, giết người. Hoà bình cứu thoát và làm cho bạn sống, làm cho bạn lớn lên, còn chiến tranh huỷ diệt bạn, nhận chìm bạn. Nhưng chiến tranh không chỉ là thế, mà nó cũng có trong các cộng đoàn Kitô của chúng ta, giữa chúng ta nữa. Phụng vụ hôm nay khuyên nhủ chúng ta hãy xây dựng hoà bình. Và tha thứ là từ chìa khoá: “Như Chúa đã tha thứ cho anh chị em, anh chị em cũng hãy tha thứ.” Nếu bạn không biết tha thứ, bạn không phải là tín hữu Kitô. Bạn sẽ là một người nam nữ tốt… Tại sao bạn không làm điều Chúa đã làm? Nhưng còn hơn nữa: nếu bạn không tha thứ, bạn cũng không thể nhận được bình an của Chúa. Cần phải có “lòng kiên nhẫn Kitô”. Có biết bao nhiêu phụ nữ anh hùng chịu đựng sự tàn bạo, và biết bao bất công vì hạnh phúc của gia đình, của con cái! Có biết bao người nam anh hùng trong dân Kitô chịu thức khuya dậy sớm để làm việc nuôi sống vợ con, biết bao lần đó lại là một việc làm bất công, với đồng lương rẻ mạt. Họ là những người công chính. Nhưng cũng có những người làm việc với cái lưỡi của mình và gây chiến tranh, bởi vì cái lưỡi tàn phá, gây chiến. Trong Phúc Âm hôm nay còn có một từ chìa khoá khác: đó là từ “thương xót”. Hiểu người khác, không kết án họ là điều quan trọng. Chúa, Thiên Chúa Cha thương xót biết bao! Ngài luôn luôn tha thứ và luôn luôn muốn làm hoà với chúng ta. Nhưng nếu bạn không thương xót, thì bạn gặp nguy cơ là Chúa cũng không thương xót bạn, vì chúng ta sẽ bị xét xử với cùng mức độ chúng ta dùng để xét đoán người khác. Nếu bạn là linh mục và cảm thấy mình không thương xót, thì hãy làm ơn xin giám mục cho bạn một công việc hành chính, nhưng đừng xuống toà giải tội. Một linh mục không thương xót thì gây ra biết bao nhiêu điều xấu trong toà giải tội! “Thưa cha, con thương xót chứ, nhưng con hơi căng thẳng thần kinh một chút.” Vậy thì trước khi xuống toà giải tội, hãy đi gặp bác sĩ để ông ấy cho bạn một viên thuốc chống căng thẳng thần kinh. Nhưng hãy thương xót. Và cũng hãy thương xót giữa chúng ta. Đừng nói người khác tội lỗi hơn mình. Không ai có thể nói điều đó! Chỉ có Chúa biết mà thôi.
Như Thánh Phaolô dạy: cần phải mặc lấy các tâm tình “hiền dịu, nhân hậu, khiêm nhượng, từ tốn và cao thượng”. Đó là kiểu sống Kitô, là kiểu sống qua đó Chúa Giêsu đã đem lại hoà bình và hoà giải. Chứ không phải sự kiêu căng, kết án và nói xấu người khác. Xin Chúa cho chúng ta ơn biết chịu đựng lẫn nhau, tha thứ và thương xót như Chúa thương xót chúng ta. (RG 10-9-2015)
Linh Tiến Khải