Hơn 7.000 Kitô hữu Kachin ở Myanmar buộc phải chạy trốn
Yangon – Đức cha Francis Daw Tang, Giám mục Myitkyina, thuộc bang Kachin, cho biết: “Hơn 7.000 tín hữu thuộc dân tộc thiểu số Kachin, ở miền bắc Myanmar, đã buộc phải rời khỏi nhà của họ do sự leo thang bạo lực giữa quân đội Myanmar và các phiến quân độc lập Kachin.”
Hơn 7.000 Kitô hữu Kachin ở Myanmar buộc phải chạy trốn
Yangon – Đức cha Francis Daw Tang, Giám mục Myitkyina, thuộc bang Kachin, cho biết: “Hơn 7.000 tín hữu thuộc dân tộc thiểu số Kachin, ở miền bắc Myanmar, đã buộc phải rời khỏi nhà của họ do sự leo thang bạo lực giữa quân đội Myanmar và các phiến quân độc lập Kachin.”
Đức Giám mục giải thích: “Vào đầu tháng tư, quân đội Myanmar đã bắt đầu tấn công khu vực biên giới với Trung Quốc. Nhiều ngôi làng bị tấn công, người dân rất đau khổ, bắt đầu phải chạy trốn. Nhiều người đã bị mắc kẹt trong rừng ít nhất 3 tuần, không có thức ăn và không thể tự do di chuyển, vì họ bị tình nghi là những người cộng tác nổi loạn.”
Ngài tiếp tục: “Những người tị nạn đã đến Giáo xứ Tanghpre. Hiện tại có 243 gia đình với khoảng 1.200 người ở trong lãnh thổ giáo xứ. 600 người khác đã đến Palana, họ cũng tìm nơi trú ẩn ở các nhà thờ. Hôm qua, 400 người đã đến thủ đô Kachin, Myitkyina, nơi đã có hơn 4.000 người tị nạn. Caritas của Myanmar đang hỗ trợ họ.”
Về những gì đang xảy ra ở phía bắc đất nước, nhà phân tích chính trị Stella Naw lưu ý: “Đây là một cuộc chiến mà dân thường là nạn nhân của quân đội Myanmar, trong khi cộng đồng quốc tế bỏ qua tình trạng khẩn cấp này.”
Than Htoi, một Kitô hữu, một nhân viên xã hội ở bang Kachin, nói “đó là một cuộc chiến vô hình”. Sau vụ đánh bom ngày 11 tháng 5, trường học Công giáo Kachin Baptist Mission School ở trong tình trạng lộn xộn vì bị phá huỷ. Htoi ghi nhận rằng “các cuộc tấn công quân sự chống lại các mục tiêu dân sự”.
Yanghee Lee, đặc phái viên của LHQ về nhân quyền, trong bản báo cáo của ông vào tháng 3 cho Hội đồng Nhân quyền, kêu gọi chấm dứt ngay cuộc chiến, ông nói: “Những gì chúng ta đang thấy là không thể chấp nhận được: dân thường vô tội bị giết và bị thương và hàng trăm gia đình đang chạy trốn để cứu lấy mạng sống.” (Agenzia Fides 17/5/2018)
Đức Giám mục giải thích: “Vào đầu tháng tư, quân đội Myanmar đã bắt đầu tấn công khu vực biên giới với Trung Quốc. Nhiều ngôi làng bị tấn công, người dân rất đau khổ, bắt đầu phải chạy trốn. Nhiều người đã bị mắc kẹt trong rừng ít nhất 3 tuần, không có thức ăn và không thể tự do di chuyển, vì họ bị tình nghi là những người cộng tác nổi loạn.”
Ngài tiếp tục: “Những người tị nạn đã đến Giáo xứ Tanghpre. Hiện tại có 243 gia đình với khoảng 1.200 người ở trong lãnh thổ giáo xứ. 600 người khác đã đến Palana, họ cũng tìm nơi trú ẩn ở các nhà thờ. Hôm qua, 400 người đã đến thủ đô Kachin, Myitkyina, nơi đã có hơn 4.000 người tị nạn. Caritas của Myanmar đang hỗ trợ họ.”
Về những gì đang xảy ra ở phía bắc đất nước, nhà phân tích chính trị Stella Naw lưu ý: “Đây là một cuộc chiến mà dân thường là nạn nhân của quân đội Myanmar, trong khi cộng đồng quốc tế bỏ qua tình trạng khẩn cấp này.”
Than Htoi, một Kitô hữu, một nhân viên xã hội ở bang Kachin, nói “đó là một cuộc chiến vô hình”. Sau vụ đánh bom ngày 11 tháng 5, trường học Công giáo Kachin Baptist Mission School ở trong tình trạng lộn xộn vì bị phá huỷ. Htoi ghi nhận rằng “các cuộc tấn công quân sự chống lại các mục tiêu dân sự”.
Yanghee Lee, đặc phái viên của LHQ về nhân quyền, trong bản báo cáo của ông vào tháng 3 cho Hội đồng Nhân quyền, kêu gọi chấm dứt ngay cuộc chiến, ông nói: “Những gì chúng ta đang thấy là không thể chấp nhận được: dân thường vô tội bị giết và bị thương và hàng trăm gia đình đang chạy trốn để cứu lấy mạng sống.” (Agenzia Fides 17/5/2018)
Ngọc Yến