Thay đổi luật báng bổ bằng cách đối thoại với Hồi giáo
“Người Kitô hữu ở Pakistan phải khốn khổ vì sự lạm dụng luật báng bổ (*). Ngoài ra, khi một Kitô hữu bị cáo buộc, cả cộng đồng phải chịu hậu quả nghiêm trọng”, đó là phát biểu của Linh mục James Channan, Dòng Đa Minh, Giám đốc “Trung tâm Hoà bình” ở Lahore, Pakistan.
Thay đổi luật báng bổ bằng cách đối thoại với Hồi giáo
WHĐ (23.07.2015) – “Người Kitô hữu ở Pakistan phải khốn khổ vì sự lạm dụng luật báng bổ (*). Ngoài ra, khi một Kitô hữu bị cáo buộc, cả cộng đồng phải chịu hậu quả nghiêm trọng”, đó là phát biểu của Linh mục James Channan, Dòng Đa Minh, Giám đốc “Trung tâm Hoà bình” ở Lahore, Pakistan.
Là người hoạt động không ngừng trong lĩnh vực đối thoại liên tôn, Cha Channan muốn nói đến trường hợp của Asia Bibi và tất cả các công dân Pakistan khác, Kitô hữu cũng như người Hồi giáo, là nạn nhân vô tội của luật báng bổ.
Cha giải thích: “Thiểu số Kitô hữu, cũng như người Ấn giáo và các tín đồ của các tôn giáo thiểu số khác ở Pakistan thường bị phân biệt đối xử và ngược đãi. Là một người không phải Hồi giáo ở Pakistan đôi khi thật nguy hiểm, nhất là vì luật báng bổ.” Nhằm chống lại tình trạng này, Cha Channan đã nhiều năm nỗ lực phát triển mối quan hệ tốt với các imam quan trọng nhất ở Lahore, như Abdul Khabir Azad, imam của thánh đường Hồi giáo hoàng gia tại Lahore – là thánh đường lớn nhất ở Pakistan.
Nhờ mối quan hệ tốt, hai vị lãnh đạo đã cùng nhau giải quyết các tình huống căng thẳng, chẳng hạn như các cuộc tấn công vào khu vực “Joseph Colony” của Kitô giáo ở trung tâm Lahore hồi tháng 3-2013, và mới đây là cuộc tấn công cộng đồng Kitô hữu ở quận Sanda, cũng thuộc Lahore. Cả hai cuộc tấn công này xuất phát từ những cáo buộc Kitô hữu đã mắc tội phạm thượng.
Cùng với các nhà lãnh đạo khác, imam Azad “đồng ý rằng cần có những thay đổi về luật báng bổ nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng luật này như một biện pháp để giải quyết những tranh cãi riêng tư”. Cha Channan kết luận: “Đây là lý do tại sao công cuộc đối thoại Hồi giáo – Kitô giáo là hết sức quý giá và cần thiết để thúc đẩy các ý tưởng và hoạt động nhằm tăng cường sự hòa hợp tôn giáo và xây dựng sự đồng thuận rộng rãi để cải cách luật báng bổ.”
––––––––––––––––
(*) Trừng phạt những người bị cho là xúc phạm đến Hồi giáo.
Là người hoạt động không ngừng trong lĩnh vực đối thoại liên tôn, Cha Channan muốn nói đến trường hợp của Asia Bibi và tất cả các công dân Pakistan khác, Kitô hữu cũng như người Hồi giáo, là nạn nhân vô tội của luật báng bổ.
Cha giải thích: “Thiểu số Kitô hữu, cũng như người Ấn giáo và các tín đồ của các tôn giáo thiểu số khác ở Pakistan thường bị phân biệt đối xử và ngược đãi. Là một người không phải Hồi giáo ở Pakistan đôi khi thật nguy hiểm, nhất là vì luật báng bổ.” Nhằm chống lại tình trạng này, Cha Channan đã nhiều năm nỗ lực phát triển mối quan hệ tốt với các imam quan trọng nhất ở Lahore, như Abdul Khabir Azad, imam của thánh đường Hồi giáo hoàng gia tại Lahore – là thánh đường lớn nhất ở Pakistan.
Nhờ mối quan hệ tốt, hai vị lãnh đạo đã cùng nhau giải quyết các tình huống căng thẳng, chẳng hạn như các cuộc tấn công vào khu vực “Joseph Colony” của Kitô giáo ở trung tâm Lahore hồi tháng 3-2013, và mới đây là cuộc tấn công cộng đồng Kitô hữu ở quận Sanda, cũng thuộc Lahore. Cả hai cuộc tấn công này xuất phát từ những cáo buộc Kitô hữu đã mắc tội phạm thượng.
Cùng với các nhà lãnh đạo khác, imam Azad “đồng ý rằng cần có những thay đổi về luật báng bổ nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng luật này như một biện pháp để giải quyết những tranh cãi riêng tư”. Cha Channan kết luận: “Đây là lý do tại sao công cuộc đối thoại Hồi giáo – Kitô giáo là hết sức quý giá và cần thiết để thúc đẩy các ý tưởng và hoạt động nhằm tăng cường sự hòa hợp tôn giáo và xây dựng sự đồng thuận rộng rãi để cải cách luật báng bổ.”
––––––––––––––––
(*) Trừng phạt những người bị cho là xúc phạm đến Hồi giáo.