Đức Thánh Cha cảnh báo các hệ luỵ tiêu cực của nạn tàn phá môi sinh
VATICAN – ĐTC Phanxicô khích lệ các giới chức lãnh đạo dân sự toàn thế giới ý thức săn sóc môi sinh và đừng tàn phá thụ tạo, vì các hệ luỵ tiêu cực đảo lộn cuộc sống con người. ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm thị trưởng và giới chức lãnh đạo dân sự các thành phố lớn toàn thế giới, tham dự hai hội nghị về các đề tài “Nô lệ mới và các thay đổi khí hậu: dấn thân của các thành phố”…
Đức Thánh Cha cảnh báo các hệ luỵ tiêu cực của nạn tàn phá môi sinh
VATICAN – ĐTC Phanxicô khích lệ các giới chức lãnh đạo dân sự toàn thế giới ý thức săn sóc môi sinh và đừng tàn phá thụ tạo, vì các hệ luỵ tiêu cực đảo lộn cuộc sống con người.
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm thị trưởng và giới chức lãnh đạo dân sự các thành phố lớn toàn thế giới, tham dự hai hội nghị về các đề tài “Nô lệ mới và các thay đổi khí hậu: dấn thân của các thành phố”, “Sự phong phú, các dân tộc và hành tinh”, do Hàn lâm việc các Khoa học và Khoa học Xã hội Toà Thánh tổ chức.
Phát biểu buông trong buổi gặp gỡ mọi người tại phòng Thượng Hội đồng Giám mục trong nội thành Vatican chiều ngày 21 tháng 7 vừa qua, ĐTC khẳng định: “Săn sóc môi sinh có nghĩa là có một thái độ của môi sinh nhân bản. Không thể tách rời con người khỏi môi sinh, vì môi sinh bao giờ cũng toàn vẹn và liên quan tới con người. Sự quân bình trong tương giao hai chiều ấy vô cùng quan trọng, vì khi thiên nhiên bị khai thác tàn bạo không thương tiếc và bị đối xử tàn tệ, thì nó sẽ nổi loạn chống lại con người. Đó là điều tôi đã đề cập đến trong Thông điệp “Laudato Si’”. Nó không phải là một thông điệp “xanh” như có người nói, mà là một thông điệp xã hội. Khi môi sinh không được săn sóc và các thành phố lớn lên quá khổ, thì sẽ tao ra các khu xóm nghèo ổ chuột ven biên, nơi dân chúng không có cơ may tại đồng quê tìm về sinh sống. Nạn tôn thờ chế độ kỹ thuật ăn cướp công ăn việc làm và tạo ra cảnh thất nghiệp là tệ nạn ngày càng phổ biến hiện nay. Có những nơi có tới 40%, 47%, 50% người trẻ 25 tuổi trở lên thất nghiệp. Tương lai của họ là một bóng ma sinh ra biết bao nhiêu tệ nạn khác: buồn nản, nghiện ngập, tuyệt vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tự tử, trở thành du kích quân hay chạy theo một lý tưỏng tiêu cực nào khác. Chế độ kỹ thuật trị, việc sử dụng các hoá chất trong các lĩnh vực kỹ nghệ nông nghiệp khiến cho không khí và các nguồn nước bị nhiễm độc gây ra mọi thứ tật bệnh cho con người. Việc tàn phá hai vùng Amazzonia và Congo, là hai lá phổi lớn của thế giới, gây ra hiện tượng phá rừng và nạn di cư. Nạn di cư làm nảy sinh ra tệ nạn làm việc lậu, buôn bán người và nô lệ trong việc khai thác các quặng mỏ, dùng các khoáng chất tẩy lọc gây bệnh giết dân chúng. Bên cạnh đó là nạn khai thác tình dục trẻ em tại các nước có chiến tranh. Và chiến tranh cũng lã yếu tố gây ô nhiễm và tàn phá môi sinh…”.
Thiên Chúa truyền cho con người phải săn sóc thiên nhiên. Khi con người không săn sóc thiên nhiên, nhưng chiếm đoạt nó, thì việc không vun trồng nó sẽ hủy diệt con người. ĐTC xin Chúa cho mọi người ý thức đuợc vấn đề tàn phá mà chính con người đang làm, khi không biết săn sóc môi sinh nhân bản và không có ý thức về môi sinh như món quà Thiên Chúa ban cho, để biến cái không vun trồng ban đầu trở thành việc vun trồng, và dừng lại, để không biến việc vun trồng trở thành không vun trồng. (SD 21-7-2015)
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm thị trưởng và giới chức lãnh đạo dân sự các thành phố lớn toàn thế giới, tham dự hai hội nghị về các đề tài “Nô lệ mới và các thay đổi khí hậu: dấn thân của các thành phố”, “Sự phong phú, các dân tộc và hành tinh”, do Hàn lâm việc các Khoa học và Khoa học Xã hội Toà Thánh tổ chức.
Phát biểu buông trong buổi gặp gỡ mọi người tại phòng Thượng Hội đồng Giám mục trong nội thành Vatican chiều ngày 21 tháng 7 vừa qua, ĐTC khẳng định: “Săn sóc môi sinh có nghĩa là có một thái độ của môi sinh nhân bản. Không thể tách rời con người khỏi môi sinh, vì môi sinh bao giờ cũng toàn vẹn và liên quan tới con người. Sự quân bình trong tương giao hai chiều ấy vô cùng quan trọng, vì khi thiên nhiên bị khai thác tàn bạo không thương tiếc và bị đối xử tàn tệ, thì nó sẽ nổi loạn chống lại con người. Đó là điều tôi đã đề cập đến trong Thông điệp “Laudato Si’”. Nó không phải là một thông điệp “xanh” như có người nói, mà là một thông điệp xã hội. Khi môi sinh không được săn sóc và các thành phố lớn lên quá khổ, thì sẽ tao ra các khu xóm nghèo ổ chuột ven biên, nơi dân chúng không có cơ may tại đồng quê tìm về sinh sống. Nạn tôn thờ chế độ kỹ thuật ăn cướp công ăn việc làm và tạo ra cảnh thất nghiệp là tệ nạn ngày càng phổ biến hiện nay. Có những nơi có tới 40%, 47%, 50% người trẻ 25 tuổi trở lên thất nghiệp. Tương lai của họ là một bóng ma sinh ra biết bao nhiêu tệ nạn khác: buồn nản, nghiện ngập, tuyệt vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tự tử, trở thành du kích quân hay chạy theo một lý tưỏng tiêu cực nào khác. Chế độ kỹ thuật trị, việc sử dụng các hoá chất trong các lĩnh vực kỹ nghệ nông nghiệp khiến cho không khí và các nguồn nước bị nhiễm độc gây ra mọi thứ tật bệnh cho con người. Việc tàn phá hai vùng Amazzonia và Congo, là hai lá phổi lớn của thế giới, gây ra hiện tượng phá rừng và nạn di cư. Nạn di cư làm nảy sinh ra tệ nạn làm việc lậu, buôn bán người và nô lệ trong việc khai thác các quặng mỏ, dùng các khoáng chất tẩy lọc gây bệnh giết dân chúng. Bên cạnh đó là nạn khai thác tình dục trẻ em tại các nước có chiến tranh. Và chiến tranh cũng lã yếu tố gây ô nhiễm và tàn phá môi sinh…”.
Thiên Chúa truyền cho con người phải săn sóc thiên nhiên. Khi con người không săn sóc thiên nhiên, nhưng chiếm đoạt nó, thì việc không vun trồng nó sẽ hủy diệt con người. ĐTC xin Chúa cho mọi người ý thức đuợc vấn đề tàn phá mà chính con người đang làm, khi không biết săn sóc môi sinh nhân bản và không có ý thức về môi sinh như món quà Thiên Chúa ban cho, để biến cái không vun trồng ban đầu trở thành việc vun trồng, và dừng lại, để không biến việc vun trồng trở thành không vun trồng. (SD 21-7-2015)