29/11/2024

Đồ án của JiNa ‘thiếu cái tâm với dòng sông’

Không thoả mãn với đề xuất thiết kế cũng như diễn giải của đơn vị tư vấn JiNa (Hàn Quốc) là tâm trạng chung của các nhà chuyên môn tại buổi góp ý kiến về Đồ án quy hoạch hai bờ sông Hàn, được Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng tổ chức chiều qua (17.7).

 

Thận trọng với sông Hàn – Kỳ 4: Đồ án của JiNa ‘thiếu cái tâm với dòng sông’

 

 

Không thoả mãn với đề xuất thiết kế cũng như diễn giải của đơn vị tư vấn JiNa (Hàn Quốc) là tâm trạng chung của các nhà chuyên môn tại buổi góp ý kiến về Đồ án quy hoạch hai bờ sông Hàn, được Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng tổ chức chiều qua (17.7).


 

Bến du thuyền 5 tầng đã được xây dựng lấn chiếm không gian sông Hàn - 2Bến du thuyền 5 tầng đã được xây dựng lấn chiếm không gian sông Hàn – Ảnh: N.Tú

Sau hơn 1 giờ JiNa thuyết minh về đồ án, đa số các câu hỏi đều xoay quanh cái mà đơn vị tư vấn cho là điểm nhấn hai bên bờ sông lại là những công trình lấn sông, áp chế dòng chảy.

 
 
Thận trọng với sông Hàn - Kỳ 4: Đồ án của JiNa ‘thiếu cái tâm với dòng sông’ - ảnh 2

Liệu đơn vị tư vấn có đang góp phần chuyển công năng của dòng sông Hàn thành nơi xây dựng các bến du thuyền để khai thác? Vấn đề này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố an ninh đường sông, yếu tố quân sự. Và công tác quản lý phải được phân định như thế nào để đảm bảo khu vực cho từng lực lượng. Quy hoạch kiểu này chỉ tốn kém và không cần thiết vì sông Hàn vốn đã rất đẹp rồi

Thận trọng với sông Hàn - Kỳ 4: Đồ án của JiNa ‘thiếu cái tâm với dòng sông’ - ảnh 3
 

Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng

 

Quy hoạch còn thua xa hiện trạng

Một chuyên viên trong ngành xây dựng tại Đà Nẵng đặt câu hỏi: Cơ sở nào mà đơn vị tư vấn đưa ra một phương án can thiệp thô bạo đến dòng sông như vậy? Trong khi các vấn đề tác động đến dòng chảy, an toàn của các mố cầu bắc qua sông Hàn khi bị ảnh hưởng dòng chảy, môi trường, cảnh quan… đều chưa được xem xét kỹ lưỡng.

Kiến trúc sư (KTS) Trần Hoàng (Ban Quản lý khu công nghệ cao TP.Đà Nẵng) cho rằng: “Thiết kế này không có giá trị với quy hoạch, bởi mục tiêu của quy hoạch là đưa ra các định tính và định lượng để có thể quản lý tốt cảnh quan, không gian… nhưng đề án hoàn toàn không đưa ra được mà ngược lại, quy hoạch còn thua xa hiện trạng”.

Về những đề xuất thiết kế ngang nhiên chiếm dụng lòng sông, đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng đặt vấn đề: “Liệu đơn vị tư vấn có đang góp phần chuyển công năng của dòng sông Hàn thành nơi xây dựng các bến du thuyền để khai thác? Vấn đề này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố an ninh đường sông, yếu tố quân sự. Và công tác quản lý phải được phân định như thế nào để đảm bảo khu vực cho từng lực lượng. Quy hoạch kiểu này chỉ tốn kém và không cần thiết vì sông Hàn vốn đã rất đẹp rồi”.

Tư vấn mà hỏi gì cũng… không rõ

KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.Đà Nẵng, đã nhấn mạnh như vậy khi nhận xét về phương án kiến trúc của JiNa.

“Đơn vị tư vấn có hiểu được con sông này có giá trị như thế nào đối với người dân hai bờ hay không, có hiểu được quyền thụ hưởng của người dân đối với không gian công cộng này hay không?”, ông Huy đặt câu hỏi. Cũng theo ông Huy, không thể mở rộng về các phía nên họ (đơn vị tư vấn – PV) “chỉ có nước lấn sông mà thôi”. Điều này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng chứ không thể nghĩ và làm một cách tuỳ tiện. Vì vấn đề ô nhiễm môi trường, rồi cảnh quan, cho đến việc ảnh hưởng dòng chảy theo kiểu thắt nút cổ chai ở hạ nguồn sông đổ ra biển là vô cùng nguy hại.

Nói về cái tâm thực sự đối với một phương án quy hoạch kiến trúc, đặc biệt là quy hoạch đô thị thì rõ ràng JiNa đã thiếu. Bằng chứng là khi được các phóng viên hỏi, đơn vị tư vấn đánh giá như thế nào về hai bến du thuyền đã và đang được xây dựng trên sông Hàn, phía JiNa đã vô cùng lúng túng… Một cán bộ làm trong ngành xây dựng lập tức lên tiếng: “Đơn vị tư vấn đã không nắm bắt được hiện trạng, không gian… khi thiết kế, hỏi đến yếu tố nào cũng không biết và bảo để nghiên cứu lại. Vậy thì phải hiểu sao về vai trò tư vấn thiết kế của họ?”.

Theo KTS Tô Hùng, Hội KTS TP.Đà Nẵng, thì phương án cầu đi bộ qua sông Hàn trước đây bị phản bác lại xuất hiện trong đồ án. Những điểm mà phía JiNa cho là “nhấn”… cho đến cầu đi bộ rất chủ quan và cảm tính. Ông Hùng cũng đặt thẳng vấn đề: “Liệu các yếu tố cấu thành trong phương án kiến trúc này có chịu sự chi phối nào từ phía chủ đầu tư, có phải là hợp thức hoá những công trình vừa được đầu tư gây nhiều tranh cãi hay không, vì nó rất rời rạc và thiếu thuyết phục?”.

Rất nhiều ý kiến khác của các KTS, nhà chuyên môn đều phản bác các thiết kế của JiNa. “Thành phố nên xem xét lại vấn đề này, và phải tổ chức cuộc thi tuyển phương án kiến trúc phù hợp nếu muốn quy hoạch kiến trúc hai bờ sông Hàn”, KTS Hoàng Quang Huy đề xuất.         

Hoan nghênh Báo Thanh Niên 

Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng chiều qua (17.7) cũng đã tổ chức cuộc họp liên quan đến chủ trương quy hoạch sông Hàn. Các ý kiến đều thống nhất phương án cân nhắc, thận trọng trong việc quy hoạch để đảm bảo tính bền vững. Ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND TP cho biết việc tổ chức lấy ý kiến các nhà chuyên môn về quy hoạch hai bên sông Hàn là hết sức cầu thị và đề nghị phải công bố quy hoạch sớm để các nhà đầu tư tham gia, qua đó phát triển du lịch. Cùng quan điểm, ông Trần Thanh Vân, Trưởng ban Nội chính Thành ủy chia sẻ: “Sông Hàn là mặt tiền của TP.Đà Nẵng. Xin đừng phá vỡ cảnh quan sông Hàn. Nếu mặt tiền này mà bị phá vỡ thì con cháu của chúng ta sau này sẽ nghĩ gì về chúng ta”.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Anh, Phó bí thư Thành uỷ Đà Nẵng nhấn mạnh việc cấp phép xây dựng trên sông Hàn cần hết sức cân nhắc. “Về quy hoạch hai bờ sông Hàn cần tổ chức thi tuyển quốc tế chứ không nhất thiết phải phụ thuộc vào JiNa”, ông Xuân Anh đề nghị.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP cho biết quy hoạch hai bên bờ sông Hàn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân, nên TP quyết tâm làm. Ủng hộ quan điểm này, ông Trần Thọ, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng hoan nghênh Báo Thanh Niên đã liên tục đăng tải những ý kiến phản biện, ủng hộ chủ trương quy hoạch hai bờ sông Hàn của các nhà chuyên môn, giúp lãnh đạo TP có những chủ trương, quyết sách hợp lý. “Khi tôi quyết định dừng hẳn dự án xây dựng ngọn hải đăng, chị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước – PV) cũng nói với tôi rằng “làm gì thì làm cũng cố giữ cho được sông Hàn”. Với sông Hàn, lãnh đạo TP hết sức cẩn trọng, lắng nghe, thấy sai thì sửa. Chứ đã sai mà không chịu sửa, làm vội vã thì sau này hối cũng không kịp”, ông Trần Thọ nói.  

Hữu Trà

An Dy