Đức Thánh Cha dâng Thánh lễ trước Đền Đức Mẹ Caacupé, Paraguay
ASUNCIÓN – Hàng trăm ngàn tín hữu đã tham dự Thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành tại Quảng trường trước Đền Thánh Đức Mẹ Caacupé, bổn mạng của Paraguay sáng ngày 11-7-2015. Ở trung tâm thành Caacupé có Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm và hằng năm có hơn 200.000 tín hữu đến hành hương nhân lễ kính Đức Mẹ. Cạnh thánh đường có một nhà nguyện cổ kính nguyên thuỷ và một giếng Đức Mẹ, theo lưu truyền, nước giếng có năng lực chữa bệnh.
Đức Thánh Cha dâng Thánh lễ trước Đền Đức Mẹ Caacupé, Paraguay
ASUNCIÓN – Hàng trăm ngàn tín hữu đã tham dự Thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành tại Quảng trường trước Đền Thánh Đức Mẹ Caacupé, bổn mạng của Paraguay sáng ngày 11-7-2015.
Caacupé trong thổ ngữ guaraní của dân địa phương có nghĩa là “đằng sau núi”. Đây là một thị trấn có hơn 19.000 dân cư, chung quanh là những ngọn đồi cây xanh, từ đó người ta có thể thấy hồ Ypacaraí. Caacupé được coi là thủ đô tinh thần của Paraguay và nổi tiếng với đại lễ hằng năm, 8-12, lễ kính Đức Mẹ Phép lạ. Tượng ảnh Đức Mẹ tại đây do một tín hữu thổ dân tân tòng tên là José tạc hồi thế kỷ 16 và tượng được cứu thoát lạ lùng khỏi một trận lụt lớn, và nhiều tín hữu được ơn lạ nhờ cầu nguyện trước tượng ảnh, kể cả phép lạ thổ dân José được cứu thoát khỏi sự bách hại của các bộ lạc thù nghịch với Kitô giáo.
Ở trung tâm thành Caacupé có Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm và hằng năm có hơn 200.000 tín hữu đến hành hương nhân lễ kính Đức Mẹ. Cạnh thánh đường có một nhà nguyện cổ kính nguyên thuỷ và một giếng Đức Mẹ, theo lưu truyền, nước giếng có năng lực chữa bệnh.
ĐTC từ bệnh viện ở khu phố San Lorenzo, Asunción đến Đền thánh lúc qua 10 giờ sáng. Gần Đền Thánh có đông đảo các tín hữu đứng hai bên đường chào đón ngài.
Đến nơi, ĐTC đã vào bên trong thánh đường để viếng Mình Thánh Chúa và cầu nguyện trong thinh lặng trước tượng Đức Mẹ. Ngài dâng tặng Đức Mẹ một đoá hoa hồng màu trắng. Hiện diện trong thánh đường có hàng ngàn tín hữu, trong đó có một số nữ tu chiêm niệm.
Caacupé trong thổ ngữ guaraní của dân địa phương có nghĩa là “đằng sau núi”. Đây là một thị trấn có hơn 19.000 dân cư, chung quanh là những ngọn đồi cây xanh, từ đó người ta có thể thấy hồ Ypacaraí. Caacupé được coi là thủ đô tinh thần của Paraguay và nổi tiếng với đại lễ hằng năm, 8-12, lễ kính Đức Mẹ Phép lạ. Tượng ảnh Đức Mẹ tại đây do một tín hữu thổ dân tân tòng tên là José tạc hồi thế kỷ 16 và tượng được cứu thoát lạ lùng khỏi một trận lụt lớn, và nhiều tín hữu được ơn lạ nhờ cầu nguyện trước tượng ảnh, kể cả phép lạ thổ dân José được cứu thoát khỏi sự bách hại của các bộ lạc thù nghịch với Kitô giáo.
Ở trung tâm thành Caacupé có Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm và hằng năm có hơn 200.000 tín hữu đến hành hương nhân lễ kính Đức Mẹ. Cạnh thánh đường có một nhà nguyện cổ kính nguyên thuỷ và một giếng Đức Mẹ, theo lưu truyền, nước giếng có năng lực chữa bệnh.
ĐTC từ bệnh viện ở khu phố San Lorenzo, Asunción đến Đền thánh lúc qua 10 giờ sáng. Gần Đền Thánh có đông đảo các tín hữu đứng hai bên đường chào đón ngài.
Đến nơi, ĐTC đã vào bên trong thánh đường để viếng Mình Thánh Chúa và cầu nguyện trong thinh lặng trước tượng Đức Mẹ. Ngài dâng tặng Đức Mẹ một đoá hoa hồng màu trắng. Hiện diện trong thánh đường có hàng ngàn tín hữu, trong đó có một số nữ tu chiêm niệm.
Tại quảng trường trước Đền thánh có hàng trăm ngàn tín hữu tụ tập để dự Thánh lễ với ĐTC, không kể đông đảo các tín hữu ở khu vực gần đó. Có nhiều thổ dân thuộc các bộ lạc xa xăm chèo thuyền về đây để tham dự Thánh lễ và gặp gỡ ĐTC trong dịp hiếm có này. Nhiều người đến từ hôm trước và ngủ lại để dự Thánh lễ, do ĐTC cử hành bắt đầu từ lúc 10 giờ 35, và kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngoài ra cũng có hàng chục ngàn tín hữu từ Argentina láng giềng đến dự Thánh lễ.
Tại lễ đài bên ngoài, cạnh bàn thờ cũng có một bản sao tượng Đức Mẹ Caacupè.
Đồng tế với ĐTC có 23 GM Paraguay và hơn 20 GM khách, 24 linh mục của Giáo phận Caacupé và nhiều linh mục thuộc các giáo phận khác.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC nhắc nhở cho các tín hữu rằng Đền thánh này là nhà của tất cả các tín hữu. Đây là nơi lễ hội, gặp gỡ, gia đình, là nơi ta đến xin ơn tha thứ để bắt đầu lại. Tại đó ta mang cuộc sống cụ thể và đổi mới năng lực để sống niềm vui Phúc Âm. Đền thánh Đức Mẹ Caacupé là thành phần sinh tử của dân tộc Paraguay. Mẹ Maria đã thưa “xin vâng” đối với chương trình, đối với thánh ý Thiên Chúa. Đó là một lời thưa “xin vâng” không dễ dàng, vì không làm cho Mẹ đầy đặc ân, nhưng như cụ già Simeon nói với Mẹ, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn Mẹ.
ĐTC nhận xét: “Chúng ta tìm thấy nơi Đức Maria là một người Mẹ đích thực, giúp chúng ta giữ cho niềm tin và hy vọng được sinh động giữa những hoàn cảnh phức tạp. Mẹ là một phụ nữ đầy tin tưởng, là Mẹ Giáo Hội, là người đã tin. Cuộc sống của Mẹ là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa không làm cho chúng ta thất vọng, không bỏ rơi Dân của Chúa, cả khi có những lúc hoặc tình trạng dường như Chúa vắng bóng.”
ĐTC nhắc lại 3 giai đoạn khó khăn trong cuộc đời của Mẹ Maria.
1. Trước tiên là khi Chúa Giêsu sinh ra. “Không có chỗ cho họ trong nhà trọ.” (Lc 2.7). Họ không có nhà, không có nơi để đón tiếp người con sinh ra. Và cũng có gia đình nào thân cận, thật là lẻ loi. Nơi duy nhất họ tìm được là hang súc vật.
2. Thứ hai là cuộc chạy trốn sang Ai Cập. Thánh gia phải ra đi, phải lưu lạc. Tại đó, các ngài không những chẳng có chỗ, chẳng có gia đình, nhưng cả sinh mạng của các ngài cũng bị lâm nguy. Thánh gia phải lên đường, đến một miền đất lạ. Các ngài phải chạy trốn vì vị ghen tương và ham hố quyền lực của bạo chúa.
3. Sau cùng là cái chết của Chúa Con trên thập giá. Không có tình trạng nào khó khăn hơn đối với một bà mẹ tháp tùng cái chết của một người con. Chúng ta thấy Mẹ Maria dưới chân thập giá, như mọi người mẹ, nhưng kiên vững, tháp tùng con cho đến cái chết tột cùng, cái chết trên thập giá. Và Mẹ liên kết và nâng đỡ tất cả các môn đệ.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nhấn mạnh rằng Mẹ Maria đã muốn ở lại giữa dân của Mẹ, ở lại với con cái, với gia đình mình, luôn bước theo Chúa Giêsu, từ phía đám đông. Mẹ không có chương trình riêng, không đến để nói với chúng ta điều gì mới, ngoại trừ niềm tin của Mẹ tháp tùng niềm tin của chúng ta. Chính Mẹ đã và đang ở lại trong các nhà thương, các trường học, các gia cư của chúng ta. Mẹ đã và đang ở lại với chúng ta trong công việc và trong hành trình. Mẹ đã và đang ở lại nơi bàn ăn của mỗi gia đình. Mẹ đã và đang ở lại trong sự hình thành tổ quốc, biến chúng ta thành một dân nước. Luôn luôn với một sự hiện diện kín đáo và âm thầm: trong cái nhìn của một tượng ảnh, một tấm ảnh nhỏ, một ảnh đeo. Dưới dấu hiệu của một xâu chuỗi mân côi, chúng ta biết mình không lẻ loi.
Từ những ý tưởng trên đây, ĐTC đặc biệt nhắc đến các phụ nữ và các bà mẹ Paraguay, với lòng can đảm và xả thân, họ đã biết phục hồi đất nước bị tàn phá, bị sụp đổ vì chiến tranh.
Ngài nói:
“Chị em có ký ức, có gia sản được lưu truyền của những bà mẹ đã tái tạo cuộc sống, niềm tin, phẩm giá của dân tộc chị em. Như Mẹ Maria, chị em đã sống những những hoàn cảnh rất khó khăn, mà cứ theo lý luận thông thường, nó trái ngược với mọi niềm tin. Như Mẹ Maria, chị em được thúc đẩy và nâng đỡ nhờ tấm gương của Mẹ, chị em đã tiếp tục tin, cả khi không có gì để hy vọng nữa (Rm 4,18). Chị em đã và đang tìm được sức mạnh để không bỏ mặc đất nước này trong sự hỗn độn.”
Sau cùng, ĐTC kêu gọi dân chúng đừng mất ký ức, đừng mất căn cội, và bao nhiêu chứng ta, hãy sống niềm tin sinh động, niềm tin trở thành sự sống, và một cuộc sống trở thành hy vọng, niềm hy vọng đưa chúng ta tiến bước trong tình bác ái.
Cuối Thánh lễ, ĐTC đã đọc kinh tái phó thác dân nước Paraguay cho sự bảo trợ của Đức Mẹ. Ngày 18-5-1988, khi viếng thăm Paraguay và cử hành Thánh lễ tại đây, Thánh Gioan Phaolô II Giáo hoàng cũng đã chủ sự nghi thức phó thác Paraguay cho Đức Mẹ.
Tại lễ đài bên ngoài, cạnh bàn thờ cũng có một bản sao tượng Đức Mẹ Caacupè.
Đồng tế với ĐTC có 23 GM Paraguay và hơn 20 GM khách, 24 linh mục của Giáo phận Caacupé và nhiều linh mục thuộc các giáo phận khác.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC nhắc nhở cho các tín hữu rằng Đền thánh này là nhà của tất cả các tín hữu. Đây là nơi lễ hội, gặp gỡ, gia đình, là nơi ta đến xin ơn tha thứ để bắt đầu lại. Tại đó ta mang cuộc sống cụ thể và đổi mới năng lực để sống niềm vui Phúc Âm. Đền thánh Đức Mẹ Caacupé là thành phần sinh tử của dân tộc Paraguay. Mẹ Maria đã thưa “xin vâng” đối với chương trình, đối với thánh ý Thiên Chúa. Đó là một lời thưa “xin vâng” không dễ dàng, vì không làm cho Mẹ đầy đặc ân, nhưng như cụ già Simeon nói với Mẹ, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn Mẹ.
ĐTC nhận xét: “Chúng ta tìm thấy nơi Đức Maria là một người Mẹ đích thực, giúp chúng ta giữ cho niềm tin và hy vọng được sinh động giữa những hoàn cảnh phức tạp. Mẹ là một phụ nữ đầy tin tưởng, là Mẹ Giáo Hội, là người đã tin. Cuộc sống của Mẹ là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa không làm cho chúng ta thất vọng, không bỏ rơi Dân của Chúa, cả khi có những lúc hoặc tình trạng dường như Chúa vắng bóng.”
ĐTC nhắc lại 3 giai đoạn khó khăn trong cuộc đời của Mẹ Maria.
1. Trước tiên là khi Chúa Giêsu sinh ra. “Không có chỗ cho họ trong nhà trọ.” (Lc 2.7). Họ không có nhà, không có nơi để đón tiếp người con sinh ra. Và cũng có gia đình nào thân cận, thật là lẻ loi. Nơi duy nhất họ tìm được là hang súc vật.
2. Thứ hai là cuộc chạy trốn sang Ai Cập. Thánh gia phải ra đi, phải lưu lạc. Tại đó, các ngài không những chẳng có chỗ, chẳng có gia đình, nhưng cả sinh mạng của các ngài cũng bị lâm nguy. Thánh gia phải lên đường, đến một miền đất lạ. Các ngài phải chạy trốn vì vị ghen tương và ham hố quyền lực của bạo chúa.
3. Sau cùng là cái chết của Chúa Con trên thập giá. Không có tình trạng nào khó khăn hơn đối với một bà mẹ tháp tùng cái chết của một người con. Chúng ta thấy Mẹ Maria dưới chân thập giá, như mọi người mẹ, nhưng kiên vững, tháp tùng con cho đến cái chết tột cùng, cái chết trên thập giá. Và Mẹ liên kết và nâng đỡ tất cả các môn đệ.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nhấn mạnh rằng Mẹ Maria đã muốn ở lại giữa dân của Mẹ, ở lại với con cái, với gia đình mình, luôn bước theo Chúa Giêsu, từ phía đám đông. Mẹ không có chương trình riêng, không đến để nói với chúng ta điều gì mới, ngoại trừ niềm tin của Mẹ tháp tùng niềm tin của chúng ta. Chính Mẹ đã và đang ở lại trong các nhà thương, các trường học, các gia cư của chúng ta. Mẹ đã và đang ở lại với chúng ta trong công việc và trong hành trình. Mẹ đã và đang ở lại nơi bàn ăn của mỗi gia đình. Mẹ đã và đang ở lại trong sự hình thành tổ quốc, biến chúng ta thành một dân nước. Luôn luôn với một sự hiện diện kín đáo và âm thầm: trong cái nhìn của một tượng ảnh, một tấm ảnh nhỏ, một ảnh đeo. Dưới dấu hiệu của một xâu chuỗi mân côi, chúng ta biết mình không lẻ loi.
Từ những ý tưởng trên đây, ĐTC đặc biệt nhắc đến các phụ nữ và các bà mẹ Paraguay, với lòng can đảm và xả thân, họ đã biết phục hồi đất nước bị tàn phá, bị sụp đổ vì chiến tranh.
Ngài nói:
“Chị em có ký ức, có gia sản được lưu truyền của những bà mẹ đã tái tạo cuộc sống, niềm tin, phẩm giá của dân tộc chị em. Như Mẹ Maria, chị em đã sống những những hoàn cảnh rất khó khăn, mà cứ theo lý luận thông thường, nó trái ngược với mọi niềm tin. Như Mẹ Maria, chị em được thúc đẩy và nâng đỡ nhờ tấm gương của Mẹ, chị em đã tiếp tục tin, cả khi không có gì để hy vọng nữa (Rm 4,18). Chị em đã và đang tìm được sức mạnh để không bỏ mặc đất nước này trong sự hỗn độn.”
Sau cùng, ĐTC kêu gọi dân chúng đừng mất ký ức, đừng mất căn cội, và bao nhiêu chứng ta, hãy sống niềm tin sinh động, niềm tin trở thành sự sống, và một cuộc sống trở thành hy vọng, niềm hy vọng đưa chúng ta tiến bước trong tình bác ái.
Cuối Thánh lễ, ĐTC đã đọc kinh tái phó thác dân nước Paraguay cho sự bảo trợ của Đức Mẹ. Ngày 18-5-1988, khi viếng thăm Paraguay và cử hành Thánh lễ tại đây, Thánh Gioan Phaolô II Giáo hoàng cũng đã chủ sự nghi thức phó thác Paraguay cho Đức Mẹ.