27/11/2024

Lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị – Bộ Tài nguyên – Môi trường: ‘Báo cáo đánh giá tác động môi trường không đủ tin cậy’

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TN-MT ngày 25.5, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy đã trao đổi với báo chí về dự án lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị.

 

Lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị – Bộ Tài nguyên – Môi trường: ‘Báo cáo đánh giá tác động môi trường không đủ tin cậy’

 

 

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TN-MT ngày 25.5, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy đã trao đổi với báo chí về dự án lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị.

 

 

Lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị - Bộ Tài nguyên - Môi trường: 'Báo cáo đánh giá tác động môi trường không đủ tin cậy' - ảnh 1Ảnh: Đ.N.T
Trước đó ngày 30.3, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ TN-MT chủ trì cùng 3 bộ NN-PTNT, Xây dựng, Giao thông vận tải kiểm tra dự án (DA) lấp sông Đồng Nai, báo cáo Chính phủ trước ngày 28.5.
 
 
Lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị - Bộ Tài nguyên - Môi trường: 'Báo cáo đánh giá tác động môi trường không đủ tin cậy' - ảnh 2
Lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị - Bộ Tài nguyên - Môi trường: 'Báo cáo đánh giá tác động môi trường không đủ tin cậy' - ảnh 3Ảnh: Lê Quân

Kết luận trong báo cáo đánh giá tác động 
dòng chảy nhận định rằng việc lấn sông 
không làm thay đổi đáng kể thuỷ lực dòng chảy đoạn sông, không làm ảnh hướng xấu 
đến dòng chảy và tác động vùng bờ lân cận 
là thiếu cơ sở khoa học, không đủ tin cậy

Lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị - Bộ Tài nguyên - Môi trường: 'Báo cáo đánh giá tác động môi trường không đủ tin cậy' - ảnh 4
 
Ông Hoàng Văn Bảy – Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước
 

Pháp luật TP.HCM: Dư luận và nhiều nhà khoa học đều cho rằng, cần phải hủy bỏ DA lấp sông Đồng Nai. Sau khi tổng hợp ý kiến của các bộ, Bộ TN-MT với vai trò là chủ trì có quan điểm như thế nào?

Đây là chủ đề nóng, tôi đã đi thực địa hiện trường 4 lần. Ngày 28.3, DA đã tạm dừng thi công khi lấp được chừng 60 – 70% tổng khối lượng. Từ 27.3 đến nay, đã gần 2 tháng, Bộ TN-MT chủ trì phối hợp với 3 bộ, UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan kiểm tra thực hiện DA theo chỉ đạo của Chính phủ. Đã đề nghị tỉnh Đồng Nai cung cấp hồ sơ DA cho tất cả các bộ. Sau đó, đã tổ chức đoàn liên ngành đi khảo sát, nghiên cứu hồ sơ, làm việc với tỉnh… Đồng thời, mời thêm một số chuyên gia cùng tham gia đoàn khảo sát, kiểm tra DA. Đến nay, 3 bộ đã gửi văn bản kết luận đến Bộ TN-MT. Trên cơ sở đó, với vai trò là cơ quan tham mưu, ý kiến đến thời điểm này của chúng tôi có mấy điểm sau:
Thứ nhất, qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện, đây là bản ĐTM chưa có ý kiến của 11 địa phương liên quan đến dòng sông Đồng Nai. Ngay cả ý kiến của Bộ TN-MT cũng chưa có. Về nội dung bản ĐTM được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt cũng chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, nhiều nội dung còn thiếu, một số nội dung có nhưng không rõ ràng, chưa đạt, chưa đủ cơ sở để định lượng tác động từ DA đến các vấn đề lưu thông dòng chảy, thoát lũ, ổn định tránh sạt lở hai bên bờ sông, đáy sông, nhất là trong trường hợp có lũ lớn ở thượng nguồn hay lũ lớn kết hợp với triều cường ở hạ du, vấn đề xả lũ của các hồ chứa. Tóm lại, ĐTM cho DA là lời giải chưa đầy đủ cho một bài toán.
Thứ hai, chúng tôi đã rà soát kỹ về các số liệu của bản ĐTM thì nhận thấy nổi lên chung là thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ, đặc biệt về nhóm số liệu địa hình, thuỷ văn. Vì vậy, kết luận trong báo cáo đánh giá tác động dòng chảy nhận định rằng việc lấn sông không làm thay đổi đáng kể thuỷ ực dòng chảy đoạn sông, không làm ảnh hướng xấu đến dòng chảy và tác động vùng bờ lân cận là thiếu cơ sở khoa học, không đủ tin cậy để triển khai DA. Chính đơn vị thực hiện ĐTM cho DA cũng thừa nhận việc đánh giá, tư vấn mới ở mức sơ bộ, chưa đưa ra luận cứ khoa học, cần phải tiếp tục nghiên cứu để nâng cao độ chính xác.
Thanh Niên: Ông có thể cho biết phương án đề xuất xử lý DA này của Bộ TN-MT với Chính phủ?
Với tư cách là cơ quan tham mưu, chúng tôi thấy ĐTM nói trên ở mức độ sơ bộ, chưa toàn diện, chưa đủ độ tin cậy để triển khai DA. Hướng tiếp theo, chúng tôi phải báo cáo lãnh đạo Bộ, sau đó báo cáo Thủ tướng.
Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo có đầy đủ thông tin khách quan liên quan đến việc lấn sông, đặc biệt là trong việc xuất hiện lũ lớn kết hợp với triều và việc xả lũ hồ chứa từ thượng nguồn cần có một tư vấn độc lập. Đơn vị tư vấn độc lập này chắc chắn không phải tư vấn cũ mà phải là tư vấn có năng lực, có uy tín để nghiên cứu, đánh giá lại toàn bộ do các bộ liên quan cùng bàn bạc, thống nhất đề xuất Chính phủ phê duyệt. DA có được triển khai tiếp hay không, sẽ do Chính phủ quyết định trên cơ sở kết quả đánh giá của đơn vị tư vấn độc lập. Tất nhiên, kết quả này phải được các nhà khoa học, cơ quan chức năng thẩm tra lại cẩn thận. Trong thời gian chờ đợi này, DA sẽ không được thi công.
Thanh Niên: Nhiều chuyên gia rất có uy tín cho rằng cần phải hủy bỏ DA lấp sông Đồng Nai do mắc nhiều sai phạm, tại sao Bộ TN-MT lại cho rằng cần phải mời thêm đơn vị tư vấn độc lập?
Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện quá trình làm báo cáo trình Chính phủ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, rất cần có đơn vị tư vấn độc lập khảo sát, đánh giá lại. Trên cơ sở đó, Chính phủ mới đưa ra quyết định DA được triển khai tiếp hay phải dừng lại.
Đề xuất Chính phủ huỷ bỏ ngay dự án mà không cần mời đơn vị tư vấn nào
Tại sao phải mời thêm đơn vị tư vấn độc lập khi đã có đoàn chuyên gia của 4 bộ chức năng vào kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ DA. Trước đó, đoàn của Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của QH cũng đã vào tận hiện trường, kiểm tra DA, làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai. Không lẽ, các chuyên gia của nhà nước, QH lại không đáng tin cậy? Vấn đề về pháp lý, cơ sở khoa học để triển khai DA đều không đáp ứng được đã quá rõ ràng, các bộ có thể đề xuất Chính phủ huỷ bỏ ngay DA mà không cần mời đơn vị tư vấn nào. Nếu mời tư vấn độc lập thì kinh phí lấy từ đâu? Không thể lấy từ ngân sách vì như vậy là lãng phí tiền thuế của người dân đóng. Còn nếu do chủ đầu tư bỏ ra thì e rằng ít nhiều sẽ có sự chi phối kết quả?
TS Đào Trọng Tứ (Cố vấn mạng lưới sông ngòi VN)

Lê Quân