Đức Thánh Cha khai mạc Đại hội các Giám mục Italia
VATICAN – ĐTC kêu gọi các GM Italia thông truyền niềm vui, can đảm chống lại não trạng tham nhũng và các tệ đoan xã hội và gia tăng tình hiệp thông Giáo Hội. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong diễn văn tại buổi khai mạc Đại hội thứ 68 của HĐGM Italia nhóm họp từ chiều ngày 18 đến 21-5-2015 tại nội thành Vatican với chủ đề chính là: kiểm điểm sự đón nhận Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”.
Đức Thánh Cha khai mạc Đại hội các Giám mục Italia
VATICAN – ĐTC kêu gọi các GM Italia thông truyền niềm vui, can đảm chống lại não trạng tham nhũng và các tệ đoan xã hội và gia tăng tình hiệp thông Giáo Hội.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong diễn văn tại buổi khai mạc Đại hội thứ 68 của HĐGM Italia nhóm họp từ chiều ngày 18 đến 21-5-2015 tại nội thành Vatican với chủ đề chính là: kiểm điểm sự đón nhận Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm” ĐTC ban hành cách đây gần 2 năm.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong diễn văn tại buổi khai mạc Đại hội thứ 68 của HĐGM Italia nhóm họp từ chiều ngày 18 đến 21-5-2015 tại nội thành Vatican với chủ đề chính là: kiểm điểm sự đón nhận Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm” ĐTC ban hành cách đây gần 2 năm.
ĐTC khẳng định: “Ơn gọi Kitô và GM của chúng ta là đi ngược dòng, nghĩa là trở thành những chứng nhân vui tươi của Chúa Kitô Phục Sinh để thông truyền niềm vui và hy vọng cho tha nhân… Chúng ta được yêu cầu an ủi, giúp đỡ, khích lệ tất cả những anh chị em chúng ta đang bị đè bẹp dưới gánh nặng thập giá của họ, không phân biệt một ai, tháp tùng họ, và không hề mệt mỏi trong việc nâng họ dậy nhờ sức mạnh đến từ một mình Thiên Chúa.”
ĐTC cũng nhận xét: “Thật là buồn khi thấy một người thánh hiến nản chí, rầu rĩ, không còn sức sống: họ giống như một cái giếng khô cạn, nơi mà dân chúng không còn tìm được nước để giải khát.”
ĐTC nhắc lại kinh nghiệm gặp gỡ từ 2 năm qua với các HĐGM trên thế giới và nhấn mạnh tầm quan trọng của điều mà ngài gọi là “sự nhạy cảm Giáo Hội”, nghĩa là phải có cùng những tâm tình của Chúa Kitô, khiêm tốn, cảm thương, từ bi, cụ thể và khôn ngoan.
ĐTC lần lượt giải thích sự “nhạy cảm Giáo Hội” mà các vị GM phải có:
– Trước tiên là không nhút nhát hoặc dè dặt trong việc tố giác và khắc phục não trạng tham nhũng đang lan tràn trong lĩnh vực công và tư, làm cho các gia đình, những người hồi hưu, các công nhân lương thiện, các cộng đồng Kitô trở nên nghèo nàn, gạt bỏ người trẻ làm cho họ không còn hy vọng về tương lai, nhất là gạt ra ngoài lề những người yếu thế và túng thiếu.
– Sự nhạy cảm Giáo Hội thúc đẩy các vị chủ chăn ra khỏi mình, đi đến với Dân Chúa để bảo vệ họ chống lại những thứ thực dân ý thức hệ, khiến cho họ mất căn tính và nhân phẩm.
– Cũng sự nhạy cảm ấy làm cho các vị chủ chăn soạn những văn kiện cụ thể, dành cho dân Chúa chứ không phải cho các chuyên gia, chứa đựng những đề nghị cụ thể, dễ hiểu; tiếp đến là củng cố vai trò không thể thiếu được của giáo dân.
– Sự nhạy cảm Giáo Hội cũng được biểu lộ cụ thể qua đoàn thể tính giữa các GM và linh mục, hiệp thông giữa các GM với nhau, giữa cac giáo phận giàu và giáo phận gặp khó khăn…
ĐTC ghi nhận trên thế giới tại một số nơi, đoàn thể tính bị suy yếu trong việc xác định các kế hoạch mục vụ, cũng như trong việc chia sẻ những dấn thân về mặt kinh tế tài chánh như chương trình đã được đề ra, thiếu sự kiểm soát việc tiếp nhận các chương trình và thực hiện các dự án.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi các GM Italia đừng để bao nhiêu dòng tu, đan viện trở nên già nua đến độ hầu như không còn là những chứng tá Tin Mừng trung thành với đoàn sủng của vị sáng lập. Tại sao không dự trù gộp các dòng hoặc đan viện ấy lại trước khi quá trễ về bao nhiêu phương diện? (SD 18-5-2015)
ĐTC cũng nhận xét: “Thật là buồn khi thấy một người thánh hiến nản chí, rầu rĩ, không còn sức sống: họ giống như một cái giếng khô cạn, nơi mà dân chúng không còn tìm được nước để giải khát.”
ĐTC nhắc lại kinh nghiệm gặp gỡ từ 2 năm qua với các HĐGM trên thế giới và nhấn mạnh tầm quan trọng của điều mà ngài gọi là “sự nhạy cảm Giáo Hội”, nghĩa là phải có cùng những tâm tình của Chúa Kitô, khiêm tốn, cảm thương, từ bi, cụ thể và khôn ngoan.
ĐTC lần lượt giải thích sự “nhạy cảm Giáo Hội” mà các vị GM phải có:
– Trước tiên là không nhút nhát hoặc dè dặt trong việc tố giác và khắc phục não trạng tham nhũng đang lan tràn trong lĩnh vực công và tư, làm cho các gia đình, những người hồi hưu, các công nhân lương thiện, các cộng đồng Kitô trở nên nghèo nàn, gạt bỏ người trẻ làm cho họ không còn hy vọng về tương lai, nhất là gạt ra ngoài lề những người yếu thế và túng thiếu.
– Sự nhạy cảm Giáo Hội thúc đẩy các vị chủ chăn ra khỏi mình, đi đến với Dân Chúa để bảo vệ họ chống lại những thứ thực dân ý thức hệ, khiến cho họ mất căn tính và nhân phẩm.
– Cũng sự nhạy cảm ấy làm cho các vị chủ chăn soạn những văn kiện cụ thể, dành cho dân Chúa chứ không phải cho các chuyên gia, chứa đựng những đề nghị cụ thể, dễ hiểu; tiếp đến là củng cố vai trò không thể thiếu được của giáo dân.
– Sự nhạy cảm Giáo Hội cũng được biểu lộ cụ thể qua đoàn thể tính giữa các GM và linh mục, hiệp thông giữa các GM với nhau, giữa cac giáo phận giàu và giáo phận gặp khó khăn…
ĐTC ghi nhận trên thế giới tại một số nơi, đoàn thể tính bị suy yếu trong việc xác định các kế hoạch mục vụ, cũng như trong việc chia sẻ những dấn thân về mặt kinh tế tài chánh như chương trình đã được đề ra, thiếu sự kiểm soát việc tiếp nhận các chương trình và thực hiện các dự án.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi các GM Italia đừng để bao nhiêu dòng tu, đan viện trở nên già nua đến độ hầu như không còn là những chứng tá Tin Mừng trung thành với đoàn sủng của vị sáng lập. Tại sao không dự trù gộp các dòng hoặc đan viện ấy lại trước khi quá trễ về bao nhiêu phương diện? (SD 18-5-2015)