Israel buồn, Palestine vui vì Hiệp định Toà Thánh – Palestine
JERUSALEM – Một số quan chức Bộ Ngoại giao Israel bày tỏ đau buồn trong khi Palestine vui mừng vì hiệp định toàn bộ giữa Toà Thánh và Palestine sắp được ký kết. Thông cáo chung công bố hôm 13-5-2015 của Uỷ ban song phương giữa Toà Thánh và Palestine cho biết đã hoàn tất Văn bản hiệp định toàn bộ và đệ trình cấp trên để cứu xét và chuẩn bị ký kết. Thông cáo có nói đến giải pháp hai quốc gia cho cuộc xung đột từ lâu giữa Israel và Palestine.
Israel buồn, Palestine vui vì Hiệp định Toà Thánh – Palestine
JERUSALEM – Một số quan chức Bộ Ngoại giao Israel bày tỏ đau buồn trong khi Palestine vui mừng vì hiệp định toàn bộ giữa Toà Thánh và Palestine sắp được ký kết.
Thông cáo chung công bố hôm 13-5-2015 của Uỷ ban song phương giữa Toà Thánh và Palestine cho biết đã hoàn tất Văn bản hiệp định toàn bộ và đệ trình cấp trên để cứu xét và chuẩn bị ký kết. Thông cáo có nói đến giải pháp hai quốc gia cho cuộc xung đột từ lâu giữa Israel và Palestine.
Tuy không có thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Israel, nhưng báo chí Israel ra ngày 14-5-2015 đưa tin một số quan chức của Bộ này tỏ ra bất mãn về việc Toà Thánh chính thức dùng từ “Quốc gia Palestine” và cho rằng việc làm của Toà Thánh không đẩy mạnh tiến trình hoà bình tại Thánh Địa. Tuy nhiên, cũng có một quan chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao Israel nói rằng người ta không thấy trong văn kiện và thông cáo có đoạn nào nói Toà Thánh nhìn nhận Quốc gia Palestine, và Chính phủ Israel chờ đợi Toà Thánh làm sáng tỏ vấn đề này.
Thực ra, từ cuối năm 2013, Toà Thánh vẫn nói về “Quốc gia Palestine”. Toà Thánh và tổ chức Giải phóng Palestine, OLP, đã ký hiệp định cơ bản với nhau hồi năm 2000. Năm 2004, một Uỷ ban song phương được thành lập để cụ thể hoá hiệp định chi tiết giữa hai bên.
Rabbi David Rosen, Giám đốc Quốc tế của Uỷ ban Do Thái Hoa Kỳ, nói với tờ New York Thời Báorằng quan hệ giữa Israel và Toà Thánh rất vững chắc, nên không bị thương tổn vì một từ ngữ hay một cách gọi. “ĐGH Phanxicô rất quan tâm đến các dân tộc tại Israel và ngài rất muón thấy có một sự hoà giải bình an, nhưng tôi không thấy có thay đổi nào trong chính sách của Toà Thánh.”
Phản ứng từ Palestine
Cùng ngày 14-5-2015, một lãnh tụ Palestine là Bà Hanan Ashrawi, thuộc Ban Chấp hành của Tổ chức OLP, chào mừng Hiệp định đã đạt được với Toà Thánh trong đó có nói đến việc Toà Thánh chính thức nhìn nhận người Palestine có quyền được một quốc gia. Bà Asharawi bày tỏ “lòng biết ơn và quý chuộng cao độ đối với ĐGH Phanxicô”.
Trong thông báo, bà viết: “Nhờ tất cả những người đã làm việc để đạt tới kết quả lịch sử này, việc nhìn nhận Palestine và dân tộc Palestine là một sự đầu tư quan trọng cho hoà bình, an ninh và ổn định trong vùng… Chúng tôi vui mừng vì sự nhìn nhận này và coi đó là một tiến triển tích cực, không những về phương diện chính trị, nhưng cả về mặt nhân bản và pháp lý. Hiệp định mở đường cho một kỷ nguyên mới trong đó thế giới sẽ coi Palestine là một quốc gia độc lập, một kỷ nguyên trong đó dân tộc Palestine sẽ được quyền tự vệ và ở lại quê hương của mình, phù hợp với công pháp quốc tế.”
Sau cùng, bà Asharawi nhắc lại rằng Hiệp định ấy đến cùng với một biến cố lớn khác của quốc gia, đó là sự phong thánh cho 2 nữ tu người Palestine: Maria Alfonsina Ghattas và Mariam Baouardy vào Chúa Nhật 17-5-2015. Đây là một biến cố lịch sử quan trọng, đầy ý nghĩa quốc gia, chính trị, tôn giáo và nhân bản, và sẽ để lại một dấu vết rõ ràng trong ký ức của dân tộc Palestine. (Ansa 14-5-2015)
Thông cáo chung công bố hôm 13-5-2015 của Uỷ ban song phương giữa Toà Thánh và Palestine cho biết đã hoàn tất Văn bản hiệp định toàn bộ và đệ trình cấp trên để cứu xét và chuẩn bị ký kết. Thông cáo có nói đến giải pháp hai quốc gia cho cuộc xung đột từ lâu giữa Israel và Palestine.
Tuy không có thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Israel, nhưng báo chí Israel ra ngày 14-5-2015 đưa tin một số quan chức của Bộ này tỏ ra bất mãn về việc Toà Thánh chính thức dùng từ “Quốc gia Palestine” và cho rằng việc làm của Toà Thánh không đẩy mạnh tiến trình hoà bình tại Thánh Địa. Tuy nhiên, cũng có một quan chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao Israel nói rằng người ta không thấy trong văn kiện và thông cáo có đoạn nào nói Toà Thánh nhìn nhận Quốc gia Palestine, và Chính phủ Israel chờ đợi Toà Thánh làm sáng tỏ vấn đề này.
Thực ra, từ cuối năm 2013, Toà Thánh vẫn nói về “Quốc gia Palestine”. Toà Thánh và tổ chức Giải phóng Palestine, OLP, đã ký hiệp định cơ bản với nhau hồi năm 2000. Năm 2004, một Uỷ ban song phương được thành lập để cụ thể hoá hiệp định chi tiết giữa hai bên.
Rabbi David Rosen, Giám đốc Quốc tế của Uỷ ban Do Thái Hoa Kỳ, nói với tờ New York Thời Báorằng quan hệ giữa Israel và Toà Thánh rất vững chắc, nên không bị thương tổn vì một từ ngữ hay một cách gọi. “ĐGH Phanxicô rất quan tâm đến các dân tộc tại Israel và ngài rất muón thấy có một sự hoà giải bình an, nhưng tôi không thấy có thay đổi nào trong chính sách của Toà Thánh.”
Phản ứng từ Palestine
Cùng ngày 14-5-2015, một lãnh tụ Palestine là Bà Hanan Ashrawi, thuộc Ban Chấp hành của Tổ chức OLP, chào mừng Hiệp định đã đạt được với Toà Thánh trong đó có nói đến việc Toà Thánh chính thức nhìn nhận người Palestine có quyền được một quốc gia. Bà Asharawi bày tỏ “lòng biết ơn và quý chuộng cao độ đối với ĐGH Phanxicô”.
Trong thông báo, bà viết: “Nhờ tất cả những người đã làm việc để đạt tới kết quả lịch sử này, việc nhìn nhận Palestine và dân tộc Palestine là một sự đầu tư quan trọng cho hoà bình, an ninh và ổn định trong vùng… Chúng tôi vui mừng vì sự nhìn nhận này và coi đó là một tiến triển tích cực, không những về phương diện chính trị, nhưng cả về mặt nhân bản và pháp lý. Hiệp định mở đường cho một kỷ nguyên mới trong đó thế giới sẽ coi Palestine là một quốc gia độc lập, một kỷ nguyên trong đó dân tộc Palestine sẽ được quyền tự vệ và ở lại quê hương của mình, phù hợp với công pháp quốc tế.”
Sau cùng, bà Asharawi nhắc lại rằng Hiệp định ấy đến cùng với một biến cố lớn khác của quốc gia, đó là sự phong thánh cho 2 nữ tu người Palestine: Maria Alfonsina Ghattas và Mariam Baouardy vào Chúa Nhật 17-5-2015. Đây là một biến cố lịch sử quan trọng, đầy ý nghĩa quốc gia, chính trị, tôn giáo và nhân bản, và sẽ để lại một dấu vết rõ ràng trong ký ức của dân tộc Palestine. (Ansa 14-5-2015)