Tuyên ngôn của Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn
WHĐ (24.04.2015) / VIS – Sáng thứ Tư 22-4-2015, Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn đã công bố Tuyên ngôn sau đây:
Tuyên ngôn của Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn
WHĐ (24.04.2015) / VIS – Sáng thứ Tư 22-4-2015, Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn đã công bố Tuyên ngôn sau đây:
“Các biến cố mới xảy ra khiến nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi: ‘Liệu có còn chỗ cho đối thoại với người Hồi giáo hay không?’ Câu trả lời là: có, và còn hơn bao giờ hết.
Trước hết, vì đại đa số người Hồi giáo không ủng hộ các hành vi man rợ hiện nay.
Thật không may là ngày nay từ ‘tôn giáo’ thường gắn liền với từ ‘bạo lực’, đang khi các tín hữu phải chứng tỏ rằng các tôn giáo được đòi hỏi phải trở nên những sứ giả của hoà bình chứ không phải bạo lực.
Nhân danh tôn giáo để giết người không chỉ là một hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa, mà còn là một thất bại của nhân loại. Ngày 9 tháng Giêng 2006, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, khi ngỏ lời với các phái đoàn ngoại giao và nói về mối nguy hiểm của các cuộc đụng độ giữa các nền văn minh và đặc biệt là nạn khủng bố có tổ chức, đã khẳng định rằng ‘không thể biện minh cho hành vi tội ác như vậy, hành vi làm ô nhục chính những kẻ thực hiện nó, và lại còn còn ghê tởm hơn khi tội ác ấy núp bóng tôn giáo, và vì thế nó kéo chân lý tinh khiết của Thiên Chúa xuống tình trạng mù quáng và đồi bại đạo đức của những kẻ khủng bố’.
Đáng tiếc là trong những ngày gần đây, chúng ta đã chứng kiến tình trạng các cộng đồng và tôn giáo trở nên cực đoan, kéo theo nguy cơ gia tăng hận thù, bạo lực, khủng bố, đồng thời sự kỳ thị người Hồi giáo và tôn giáo của họ cũng tăng thêm và trở thành điều bình thường.
Trong một bối cảnh như vậy, chúng ta được kêu gọi củng cố đối thoại và tình huynh đệ. Các tín hữu có tiềm năng xây dựng hòa bình rất lớn, nếu chúng ta tin rằng con người được Thiên Chúa tạo dựng và nhân loại là một gia đình duy nhất; và còn hơn thế, nếu chúng ta tin – như người Kitô hữu chúng ta vẫn tin – rằng Thiên Chúa là Tình Yêu. Vẫn cứ dấn thân đối thoại, thậm chí cả khi gặp bách hại, có thể trở thành một dấu chỉ của hy vọng. Các tín hữu không muốn áp đặt quan điểm của mình về nhân loại và lịch sử, nhưng họ tìm cách đề nghị tôn trọng những khác biệt, tự do tư tưởng và tôn giáo, bảo vệ phẩm giá con người, và yêu mến sự thật.
Chúng ta phải có can đảm xét lại phẩm chất đời sống gia đình, các phương pháp giảng dạy tôn giáo và lịch sử, và nội dung các bài giảng của chúng ta ở những nơi thờ tự. Trên hết, gia đình và trường học là điều then chốt để bảo đảm rằng thế giới ngày mai sẽ đặt nền tảng trên sự tôn trọng lẫn nhau và tình huynh đệ.
Cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng tôi tuyên bố: ‘Bạo lực nào lấy tôn giáo để biện minh cũng đáng bị lên án mạnh mẽ, vì Đấng Toàn Năng là Chúa của sự sống và bình an. Thế giới mong đợi những ai nhận mình là người thờ phượng Thiên Chúa phải là những con người của hoà bình, những con người có khả năng sống như anh chị em, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, văn hoá hay tư tưởng.’ (Ankara, ngày 28-11-2014)“
Trước hết, vì đại đa số người Hồi giáo không ủng hộ các hành vi man rợ hiện nay.
Thật không may là ngày nay từ ‘tôn giáo’ thường gắn liền với từ ‘bạo lực’, đang khi các tín hữu phải chứng tỏ rằng các tôn giáo được đòi hỏi phải trở nên những sứ giả của hoà bình chứ không phải bạo lực.
Nhân danh tôn giáo để giết người không chỉ là một hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa, mà còn là một thất bại của nhân loại. Ngày 9 tháng Giêng 2006, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, khi ngỏ lời với các phái đoàn ngoại giao và nói về mối nguy hiểm của các cuộc đụng độ giữa các nền văn minh và đặc biệt là nạn khủng bố có tổ chức, đã khẳng định rằng ‘không thể biện minh cho hành vi tội ác như vậy, hành vi làm ô nhục chính những kẻ thực hiện nó, và lại còn còn ghê tởm hơn khi tội ác ấy núp bóng tôn giáo, và vì thế nó kéo chân lý tinh khiết của Thiên Chúa xuống tình trạng mù quáng và đồi bại đạo đức của những kẻ khủng bố’.
Đáng tiếc là trong những ngày gần đây, chúng ta đã chứng kiến tình trạng các cộng đồng và tôn giáo trở nên cực đoan, kéo theo nguy cơ gia tăng hận thù, bạo lực, khủng bố, đồng thời sự kỳ thị người Hồi giáo và tôn giáo của họ cũng tăng thêm và trở thành điều bình thường.
Trong một bối cảnh như vậy, chúng ta được kêu gọi củng cố đối thoại và tình huynh đệ. Các tín hữu có tiềm năng xây dựng hòa bình rất lớn, nếu chúng ta tin rằng con người được Thiên Chúa tạo dựng và nhân loại là một gia đình duy nhất; và còn hơn thế, nếu chúng ta tin – như người Kitô hữu chúng ta vẫn tin – rằng Thiên Chúa là Tình Yêu. Vẫn cứ dấn thân đối thoại, thậm chí cả khi gặp bách hại, có thể trở thành một dấu chỉ của hy vọng. Các tín hữu không muốn áp đặt quan điểm của mình về nhân loại và lịch sử, nhưng họ tìm cách đề nghị tôn trọng những khác biệt, tự do tư tưởng và tôn giáo, bảo vệ phẩm giá con người, và yêu mến sự thật.
Chúng ta phải có can đảm xét lại phẩm chất đời sống gia đình, các phương pháp giảng dạy tôn giáo và lịch sử, và nội dung các bài giảng của chúng ta ở những nơi thờ tự. Trên hết, gia đình và trường học là điều then chốt để bảo đảm rằng thế giới ngày mai sẽ đặt nền tảng trên sự tôn trọng lẫn nhau và tình huynh đệ.
Cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng tôi tuyên bố: ‘Bạo lực nào lấy tôn giáo để biện minh cũng đáng bị lên án mạnh mẽ, vì Đấng Toàn Năng là Chúa của sự sống và bình an. Thế giới mong đợi những ai nhận mình là người thờ phượng Thiên Chúa phải là những con người của hoà bình, những con người có khả năng sống như anh chị em, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, văn hoá hay tư tưởng.’ (Ankara, ngày 28-11-2014)“