Đức Thánh Cha tiếp Hiệp hội giúp những người bị bệnh hoạ hiếm
Ngỏ lời với các thành viên hiệp hội, ĐTC bày tỏ lòng ngưỡng mộ ý chí của những gia đình có con cái bị bệnh hoạ hiếm, liên kết với nhau để đương đầu với tình cảnh tiêu cực và cố gắng cải tiến cuộc sống ấy. Ngài nhận xét rằng các hội viên đã có gắng nhìn những khía cạnh tích cực: mỗi cuộc sống con người là duy nhất.
Đức Thánh Cha tiếp Hiệp hội giúp những người bị bệnh hoạ hiếm
VATICAN. ĐTC khích lệ hiệp hội nghiên cứu và liên đới với các bệnh nhân bị bệnh hoạ hiếm.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 30-4-2018 dành cho 62 thành viên Hiệp hội “Một đời sống hoạ hiếm”, một tổ chức theo đuổi mục tiêu liên đới xã hội, hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học bảo vệ sức khoẻ để chăm sóc những người bị bệnh hoạ hiếm, đặc biệt là những người bị hiệu chứng gọi là Allan-Herndon-Dugle, một thứ bệnh chậm trí liên quan đến nhiễm sắc thể X.
Ngỏ lời với các thành viên hiệp hội, ĐTC bày tỏ lòng ngưỡng mộ ý chí của những gia đình có con cái bị bệnh hoạ hiếm, liên kết với nhau để đương đầu với tình cảnh tiêu cực và cố gắng cải tiến cuộc sống ấy. Ngài nhận xét rằng các hội viên đã có gắng nhìn những khía cạnh tích cực: mỗi cuộc sống con người là duy nhất.
ĐTC nói: “Cái nhìn tích cực này là một “phép lạ” tiêu biểu của tình thương. Chính tình thương thực hiện điều này là: biết nhìn điều thiện hảo trong một hoàn cảnh tiêu cực, biết bảo tồn ngọn lửa bé nhỏ giữa đêm tối. Tình yêu cũng thực hiện một phép lạ khác nữa, đó là giúp chúng ta cởi mở đối với tha nhân, có khả năng chia sẻ, liên đới, cả khi ta chịu đau khổ vì một thứ bệnh hoặc một hoàn cảnh nặng nề, làm hao mòn sức lực trong cuộc sống thường nhật.”
ĐTC cũng cám ơn Chúa vì sáng kiến đi 700 cây số từ nhà của nhiều hội viên để đến Roma ngày hôm nay: một cuộc bộ hành cho sự sống và hy vọng. (Rei 30-4-2018)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 30-4-2018 dành cho 62 thành viên Hiệp hội “Một đời sống hoạ hiếm”, một tổ chức theo đuổi mục tiêu liên đới xã hội, hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học bảo vệ sức khoẻ để chăm sóc những người bị bệnh hoạ hiếm, đặc biệt là những người bị hiệu chứng gọi là Allan-Herndon-Dugle, một thứ bệnh chậm trí liên quan đến nhiễm sắc thể X.
Ngỏ lời với các thành viên hiệp hội, ĐTC bày tỏ lòng ngưỡng mộ ý chí của những gia đình có con cái bị bệnh hoạ hiếm, liên kết với nhau để đương đầu với tình cảnh tiêu cực và cố gắng cải tiến cuộc sống ấy. Ngài nhận xét rằng các hội viên đã có gắng nhìn những khía cạnh tích cực: mỗi cuộc sống con người là duy nhất.
ĐTC nói: “Cái nhìn tích cực này là một “phép lạ” tiêu biểu của tình thương. Chính tình thương thực hiện điều này là: biết nhìn điều thiện hảo trong một hoàn cảnh tiêu cực, biết bảo tồn ngọn lửa bé nhỏ giữa đêm tối. Tình yêu cũng thực hiện một phép lạ khác nữa, đó là giúp chúng ta cởi mở đối với tha nhân, có khả năng chia sẻ, liên đới, cả khi ta chịu đau khổ vì một thứ bệnh hoặc một hoàn cảnh nặng nề, làm hao mòn sức lực trong cuộc sống thường nhật.”
ĐTC cũng cám ơn Chúa vì sáng kiến đi 700 cây số từ nhà của nhiều hội viên để đến Roma ngày hôm nay: một cuộc bộ hành cho sự sống và hy vọng. (Rei 30-4-2018)
G. Trần Đức Anh OP