Chiến dịch “Nói không với oán thù” tại Bỉ
Từ Bỉ, trong thời gian gần đây, để ứng phó với tình trạng càng ngày càng có nhiều sứ điệp khơi động oán thù bạo lực trên mạng, một chiến dịch đã được bắt đầu mang tên “Nói không với oán thù”.
Chiến dịch “Nói không với oán thù” tại Bỉ
Từ Bỉ, trong thời gian gần đây, để ứng phó với tình trạng càng ngày càng có nhiều sứ điệp khơi động oán thù bạo lực trên mạng, một chiến dịch đã được bắt đầu mang tên “Nói không với oán thù”.
Chiến dịch này khởi đầu với 31 người trẻ, tuổi từ 18 đến 35, được huấn luyện để trở thành những người đi tiên phong chống lại mọi thứ diễn văn hay mưu toan gieo rắc oán thù bạo lực trên mạng.
Bà Isabelle Simonis, Bộ trưởng Thăng tiến Xã hội Bỉ, người bảo trợ chiến dịch này, tuyên bố: Người trẻ ngày càng tiếp xúc trực tiếp hơn với những đề tài liên quan tới kỳ thị chủng tộc hay phái tính đầy oán thù. Rồi từ chỗ hiếu kỳ ban đầu, họ có thể bị lôi cuốn đi vào vòng bạo lực quá khích. Chính vì thế, cần phải huấn luyện cho người trẻ biết phân định vấn đề và ngăn ngừa trào lưu quá khích đang trào dâng khắp nơi trên toàn thế giới.
Một trong số 31 người trẻ tiên phong chống bạo lực oán thù trên mạng này, anh Florian Vincent, 19 tuổi cho biết: hoạt động của anh rất bình thường. Chẳng hạn mới đây, khi lướt mạng, anh gặp một phụ nữ đăng tải rất nhiều lời bàn luận đầy khiêu khích bài bác những người di dân tị nạn, cùng với những con số thống kê rất tiêu cực. Anh bắt liên lạc với phụ nữ này, tìm kiếm những con số thống kê chính thức và đáng tin cậy, gửi lại cho bà. Anh nhìn nhận rằng bà có quyền tự do tư tưởng tự do ngôn luận, nhưng nhiều khi cách thức phát biểu của bà mang tính cách khơi động oán thù.
Bà Bộ trưởng Simonis khẳng định rằng chiến dịch này không phải là một loại cảnh sát canh chừng an ninh trên mạng Internet, nhưng chỉ có mục đích củng cố ý thức công dân nơi người trẻ. Tất cả những gì xảy ra trên mạng Internet ngày nay đều phải được cân nhắc suy xét kỹ càng. (AFP 17-11-2016).
Chiến dịch này khởi đầu với 31 người trẻ, tuổi từ 18 đến 35, được huấn luyện để trở thành những người đi tiên phong chống lại mọi thứ diễn văn hay mưu toan gieo rắc oán thù bạo lực trên mạng.
Bà Isabelle Simonis, Bộ trưởng Thăng tiến Xã hội Bỉ, người bảo trợ chiến dịch này, tuyên bố: Người trẻ ngày càng tiếp xúc trực tiếp hơn với những đề tài liên quan tới kỳ thị chủng tộc hay phái tính đầy oán thù. Rồi từ chỗ hiếu kỳ ban đầu, họ có thể bị lôi cuốn đi vào vòng bạo lực quá khích. Chính vì thế, cần phải huấn luyện cho người trẻ biết phân định vấn đề và ngăn ngừa trào lưu quá khích đang trào dâng khắp nơi trên toàn thế giới.
Một trong số 31 người trẻ tiên phong chống bạo lực oán thù trên mạng này, anh Florian Vincent, 19 tuổi cho biết: hoạt động của anh rất bình thường. Chẳng hạn mới đây, khi lướt mạng, anh gặp một phụ nữ đăng tải rất nhiều lời bàn luận đầy khiêu khích bài bác những người di dân tị nạn, cùng với những con số thống kê rất tiêu cực. Anh bắt liên lạc với phụ nữ này, tìm kiếm những con số thống kê chính thức và đáng tin cậy, gửi lại cho bà. Anh nhìn nhận rằng bà có quyền tự do tư tưởng tự do ngôn luận, nhưng nhiều khi cách thức phát biểu của bà mang tính cách khơi động oán thù.
Bà Bộ trưởng Simonis khẳng định rằng chiến dịch này không phải là một loại cảnh sát canh chừng an ninh trên mạng Internet, nhưng chỉ có mục đích củng cố ý thức công dân nơi người trẻ. Tất cả những gì xảy ra trên mạng Internet ngày nay đều phải được cân nhắc suy xét kỹ càng. (AFP 17-11-2016).
Mai Anh