Albania: 38 vị tử đạo được tôn phong chân phước
Ngày thứ bảy 5-11-2016 tại thành phố Shkodër ở Tây Bắc Albania đã diễn ra Lễ Tôn phong Chân phước cho 38 vị tử đạo bị sát hại từ năm 1945 đến năm 1974 dưới chế độ cộng sản, gồm 2 giám mục, 21 linh mục giáo phận, 7 tu sĩ dDòng Phanxicô, 3 tu sĩ Dòng Tên, 1 chủng sinh và 4 giáo dân, trong đó có một phụ nữ.
Albania: 38 vị tử đạo được tôn phong chân phước
WHĐ (07.11.2016) – Ngày thứ bảy 5-11-2016 tại thành phố Shkodër ở Tây Bắc Albania đã diễn ra Lễ Tôn phong Chân phước cho 38 vị tử đạo bị sát hại từ năm 1945 đến năm 1974 dưới chế độ cộng sản, gồm 2 giám mục, 21 linh mục giáo phận, 7 tu sĩ dDòng Phanxicô, 3 tu sĩ Dòng Tên, 1 chủng sinh và 4 giáo dân, trong đó có một phụ nữ.
Thánh lễ được tổ chức tại Quảng trường Nhà thờ Chính toà Thánh Têphanô do Đức Hồng y Angelo Amato, Bộ trưởng Bộ Tuyên Thánh, chủ tế.
Trong bài giảng, Đức Hồng y Amato nói: “Những kẻ bức hại đã tan biến đi như rất nhiều bóng đen mất hút mãi mãi trong bóng tối của sự lãng quên muôn đời, còn các vị tử đạo là những ngọn đèn dẫn đường toả sáng trên bầu trời của nhân loại, cho chúng ta thấy khuôn mặt thật của sự thiện hảo của con người, với căn tính sâu xa được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa.”
Về mặt giáo luật, tiến trình nhìn nhận là chết vì đạo và chính thức công nhận chứng từ và sự hy sinh vì đức tin của các vị đã kết thúc với sắc lệnh được Đức Giáo hoàng Phanxicô ban hành vào tháng 4-2016; sắc lệnh này mở đường cho việc tôn phong chân phước.
Lễ Tôn phong Chân phước lần này đã gia tăng gấp đôi số tín hữu Công giáo được tôn phong chân phước đã bị sát hại trong giai đoạn cộng sản cầm quyền ở Đông Âu.
Trong số các vị tân chân phước: Cha Anton Zogaj đã bị bắn trên một bãi biển gần Durres vì từ chối tiết lộ bí mật toà giải tội.
Cha Lazer Shantoja, một nhà thơ được cả nước ngưỡng mộ, đã bị bắn vào đầu sau khi bị buộc phải bò đi trong đau đớn tột cùng vì gãy cả hai tay và hai chân do bị tra tấn.
Đức Tổng Giám mục Nikolle Vincenc Prennushi, Tổng Giáo phận Tiranë-Durrës, đã chết vì bị tra tấn và kiệt sức vào năm 1949, với bản án 20 năm lao động vì bị khép tội “tay sai cho các thế lực nước ngoài”.
Đức Giám mục Frano Gjini, Giáo phận Lezhe, đã chết năm 1948 vì tuyên xưng “vâng phục Đức giáo hoàng trong linh hồn và con tim”, theo hồ sơ bản án.
Cha Shtjefen Kurti bị bắn chết vào năm 1971 với tội danh “có những hoạt động phản động chống nhà nước” sau khi bí mật rửa tội cho con của một tù nhân khác trong một trại lao động.
Cha Giovanni Fausti, Phó Giám tỉnh của tỉnh Dòng Tên Albania, đã bị những người cộng sản dự khán đánh đập và nhổ nước bọt vào mặt trong phiên toà và khi thi hành án;
Chị Maria Tuci, bị bắt năm 1949 vì dạy giáo lý tại trường tiểu học của các nữ tu Dòng Dấu Thánh, đã qua đời năm 1950 (lúc 22 tuổi) tại Bệnh viện Shkodër sau khi bị nhốt vào một cái bao cùng với một con mèo hoang rồi bị tra tấn.
Danh sách này cũng gồm 2 linh mục chết ngộp năm 1948 trong một hầm chứa phân của nhà tù khi bị ấn đầu xuống bằng báng súng; nhiều giáo sĩ nước ngoài, trong đó có một người bị bắn chết vì đã cử hành bí tích Xức dầu cho một người bỏ trốn đã bị thương.
Đức Tổng giám mục Angelo Massafra, Tổng giáo phận Shkodër-Pult và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Albania, cho biết danh sách các vị tử đạo đã được xác định sau các cuộc tham khảo trong Giáo hội vào năm 1994 và 2000, nhưng ngài nói thêm rằng trong tương lai nhiều người khác cũng có thể được tôn phong chân phước.
Khoảng 130 linh mục Công giáo đã bị hành quyết hoặc đã chết trong tù, cùng với hàng ngàn Kitô hữu giáo dân, trong thời cộng sản cầm quyền ở Albania từ năm 1944 đến năm 1991.
Theo một điều tra dân số năm 2011, Công giáo hiện chiếm một phần mười dân số 2,9 triệu của Albania, và là nhóm tôn giáo lớn thứ hai sau Hồi giáo. Nhiều tín đồ Hồi giáo cũng đã chết dưới chế độ cộng sản. Trong chuyến viếng thăm Albania vào năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn nhận rằng “Albania là miền đất của các vị tử đạo”.
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6-11, Đức Thánh Cha đã ca ngợi các vị Chân phước Albania: “Các ngài là những nạn nhân của cuộc đàn áp rất dã man của chế độ vô thần đã thống trị đất nước trong một thời gian dài vào thế kỷ trước (…); các ngài thà chịu tù đày, chịu tra tấn và cuối cùng chịu chết để trung thành với Chúa Kitô và với Hội Thánh. Ước gì gương sáng của các ngài giúp chúng ta gặp được nơi Chúa sức mạnh nâng đỡ chúng ta trong những lúc khó khăn và truyền cảm hứng cho những thái độ nhân ái, tha thứ và bình an.”
Thánh lễ được tổ chức tại Quảng trường Nhà thờ Chính toà Thánh Têphanô do Đức Hồng y Angelo Amato, Bộ trưởng Bộ Tuyên Thánh, chủ tế.
Trong bài giảng, Đức Hồng y Amato nói: “Những kẻ bức hại đã tan biến đi như rất nhiều bóng đen mất hút mãi mãi trong bóng tối của sự lãng quên muôn đời, còn các vị tử đạo là những ngọn đèn dẫn đường toả sáng trên bầu trời của nhân loại, cho chúng ta thấy khuôn mặt thật của sự thiện hảo của con người, với căn tính sâu xa được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa.”
Về mặt giáo luật, tiến trình nhìn nhận là chết vì đạo và chính thức công nhận chứng từ và sự hy sinh vì đức tin của các vị đã kết thúc với sắc lệnh được Đức Giáo hoàng Phanxicô ban hành vào tháng 4-2016; sắc lệnh này mở đường cho việc tôn phong chân phước.
Lễ Tôn phong Chân phước lần này đã gia tăng gấp đôi số tín hữu Công giáo được tôn phong chân phước đã bị sát hại trong giai đoạn cộng sản cầm quyền ở Đông Âu.
Trong số các vị tân chân phước: Cha Anton Zogaj đã bị bắn trên một bãi biển gần Durres vì từ chối tiết lộ bí mật toà giải tội.
Cha Lazer Shantoja, một nhà thơ được cả nước ngưỡng mộ, đã bị bắn vào đầu sau khi bị buộc phải bò đi trong đau đớn tột cùng vì gãy cả hai tay và hai chân do bị tra tấn.
Đức Tổng Giám mục Nikolle Vincenc Prennushi, Tổng Giáo phận Tiranë-Durrës, đã chết vì bị tra tấn và kiệt sức vào năm 1949, với bản án 20 năm lao động vì bị khép tội “tay sai cho các thế lực nước ngoài”.
Đức Giám mục Frano Gjini, Giáo phận Lezhe, đã chết năm 1948 vì tuyên xưng “vâng phục Đức giáo hoàng trong linh hồn và con tim”, theo hồ sơ bản án.
Cha Shtjefen Kurti bị bắn chết vào năm 1971 với tội danh “có những hoạt động phản động chống nhà nước” sau khi bí mật rửa tội cho con của một tù nhân khác trong một trại lao động.
Cha Giovanni Fausti, Phó Giám tỉnh của tỉnh Dòng Tên Albania, đã bị những người cộng sản dự khán đánh đập và nhổ nước bọt vào mặt trong phiên toà và khi thi hành án;
Chị Maria Tuci, bị bắt năm 1949 vì dạy giáo lý tại trường tiểu học của các nữ tu Dòng Dấu Thánh, đã qua đời năm 1950 (lúc 22 tuổi) tại Bệnh viện Shkodër sau khi bị nhốt vào một cái bao cùng với một con mèo hoang rồi bị tra tấn.
Danh sách này cũng gồm 2 linh mục chết ngộp năm 1948 trong một hầm chứa phân của nhà tù khi bị ấn đầu xuống bằng báng súng; nhiều giáo sĩ nước ngoài, trong đó có một người bị bắn chết vì đã cử hành bí tích Xức dầu cho một người bỏ trốn đã bị thương.
Đức Tổng giám mục Angelo Massafra, Tổng giáo phận Shkodër-Pult và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Albania, cho biết danh sách các vị tử đạo đã được xác định sau các cuộc tham khảo trong Giáo hội vào năm 1994 và 2000, nhưng ngài nói thêm rằng trong tương lai nhiều người khác cũng có thể được tôn phong chân phước.
Khoảng 130 linh mục Công giáo đã bị hành quyết hoặc đã chết trong tù, cùng với hàng ngàn Kitô hữu giáo dân, trong thời cộng sản cầm quyền ở Albania từ năm 1944 đến năm 1991.
Theo một điều tra dân số năm 2011, Công giáo hiện chiếm một phần mười dân số 2,9 triệu của Albania, và là nhóm tôn giáo lớn thứ hai sau Hồi giáo. Nhiều tín đồ Hồi giáo cũng đã chết dưới chế độ cộng sản. Trong chuyến viếng thăm Albania vào năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn nhận rằng “Albania là miền đất của các vị tử đạo”.
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6-11, Đức Thánh Cha đã ca ngợi các vị Chân phước Albania: “Các ngài là những nạn nhân của cuộc đàn áp rất dã man của chế độ vô thần đã thống trị đất nước trong một thời gian dài vào thế kỷ trước (…); các ngài thà chịu tù đày, chịu tra tấn và cuối cùng chịu chết để trung thành với Chúa Kitô và với Hội Thánh. Ước gì gương sáng của các ngài giúp chúng ta gặp được nơi Chúa sức mạnh nâng đỡ chúng ta trong những lúc khó khăn và truyền cảm hứng cho những thái độ nhân ái, tha thứ và bình an.”
(Theo Vatican Radio)
Minh Đức