23/12/2024

Áp thấp tan, Sài Gòn bắt đầu mưa hoàn lưu áp thấp

Sau một ngày trời đầy mây nhưng mưa chỉ rải rác, có nơi không mưa, từ 20g tối 5-11, hầu hết khu vực TP.HCM bắt đầu chuyển mưa dầm, càng lúc càng nặng hạt.

 

Áp thấp tan, Sài Gòn bắt đầu mưa hoàn lưu áp thấp

Sau một ngày trời đầy mây nhưng mưa chỉ rải rác, có nơi không mưa, từ 20g tối 5-11, hầu hết khu vực TP.HCM bắt đầu chuyển mưa dầm, càng lúc càng nặng hạt. 

 

 

 

Áp thấp tan, Sài Gòn bắt đầu mưa hoàn lưu áp thấp
Tàu chìm tại La Gi đang được trục vớt lên bờ – Ảnh: QUANG HƯNG

Đây là kết quả của đợt áp thấp nhiệt đới tràn vô vùng biển từ Bình Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu vào chiều nay với nhiều đợt mưa hầu như từ sáng tới giờ trong gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. 

Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn Nam bộ, khu vực TP.HCM cũng như khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ lẫn Ninh Thuận, Bình Thuận đêm thứ bảy cuối tuần 5-11 và chủ nhật 6-11 nhiều mây; mưa nhiều nơi, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy, sấm sét và gió giật mạnh. Ngày có lúc giảm mây, trời nắng.

Khư vực cảng TP.HCM cũng là khu vực trung tâm TP.HCM tối nay 5-11 và ngày mai 6-11 nhiều mây; mưa rào và dông; trong cơn dông cần đề phòng có gió giật mạnh và lốc xoáy. 

Áp thấp tan, Sài Gòn bắt đầu mưa hoàn lưu áp thấp
Mưa hoàn lưu áp thấp trên đường Lê Văn Sỹ, Phú Nhuận, TP.HCM lúc 20g30 tối 5-11 – Ảnh: M.D
Áp thấp tan, Sài Gòn bắt đầu mưa hoàn lưu áp thấp

Mưa hoàn lưu áp thấp kéo dài tối 5-11 trên đường Tạ Quang Bửu, P5, Q.8, TPHCM – Ảnh: Thuận Thắng

* Còn theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, chiều 5-11 áp thấp nhiệt đới đã đi vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). 

Áp thấp nhiệt đới đã gây gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 trên vùng biển Ninh Thuận đến Bà Rịa Vũng Tàu. Vùng ven biển Bình Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu có gió giật mạnh cấp 6. 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, dự báo ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Nông, Lâm Đồng và khu vực Nam Bộ đêm nay và sáng mai có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến khoảng 20-50mm, có nơi trên 70mm) và rải rác có dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Trước đó do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên trong hai ngày 4 và 5-11 đã có nhiều tàu cá bị sóng to gió lớn nhấn chìm trên biển Bình Thuận. 

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, tính đến chiều tối 5-11 trên địa bàn chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản do áp thấp nhiệt đới gây ra.

Tuy nhiên, UBND tỉnh cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện không lơ là, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền. Các cơ quan, đơn vị thường trực tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh và các địa phương rà soát, chuẩn bị các phương tiện, lực lượng cứu hộ, trang thiết bị, sẵn sàng tham gia ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Bên cạnh đó, rà soát phương châm “4 tại chỗ”, phương án sơ tán di dời khỏi vùng nguy hiểm ven biển, vùng trũng, ngập lụt. Đặc biệt tại các hồ chứa phải thường xuyên theo dõi phòng ngừa lũ đầu nguồn đổ về.

Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, lũ trên các sông ở Phú Yên, Khánh Hoà, Đăk Lăk đang lên; các sông khác từ Bình Định đến Ninh Thuận đang xuống. 

Dự báo trong 12 giờ tới lũ trên các sông ở Phú Yên dao động ở mức cao; các sông ở Khánh Hoà, Đăk Lăk tiếp tục lên; các sông khác từ Bình Định đến Ninh Thuận tiếp tục xuống. 

Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng vùng trũng thấp các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. 

Tình trạng ngập lụt ở các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa, Đắk Lắc vẫn tiếp diễn, đặc biệt tại các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Quy Nhơn (Bình Định); Sông Cầu, Sơn Huỷ, Đồng Xuân, Tuy Hòa (Phú Yên); huyện Diên Khánh, thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà); huyện Mdrăk, Krông Bông, Krong Ana, Eakar, Easup, Krông Bông, Krông Păk (Đăk Lắk), huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh (Lâm Đồng). 

Cần đề phòng mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa trên địa bàn các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, đặc biệt là các hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Srêpôk. 

M.A. – M. D (Theo TTXVN-TT Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ)