Đức Tổng Giám mục Los Angeles: Muốn nước Mỹ mạnh hơn? Hãy trở nên thánh!
Los Angeles, California – “Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa”, đó là những lời Đức Tổng Giám mục Jose Gomez của Los Angeles vài ngày trước kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám mục Los Angeles: Muốn nước Mỹ mạnh hơn? Hãy trở nên thánh!
Los Angeles, California – “Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa”, đó là những lời Đức Tổng Giám mục Jose Gomez của Los Angeles vài ngày trước kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm nay được xem là một kỳ bầu cử gây nhiều tranh cãi, nhưng đối với Đức Tổng Gomez, kết quả không quan trọng, vì “Chúa Giêsu Kitô vẫn là Vua” mới quan trọng đối với ngài. Ngài nói: “Các chính trị gia đến rồi đi; các quốc gia nổi lên rồi sụp đổ; các đế quốc cũng biến mất – điều còn lại và tiếp tục chính là Giáo hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập trên tảng đá Thánh Phêrô. Không quan trọng ai sẽ thắng vào thứ ba tới và ai sẽ thất bại, chúng ta được gọi theo Chúa Giêsu Kitô như con cái Thiên Chúa và các môn đệ truyền giáo. Hãy trung thành với Chúa Kitô và xây dựng vương quốc của Chúa ở đây trên trái đất này.”
Đức Tổng nhấn mạnh đến 2 “dấu chỉ của các thời đại” có thể giúp suy tư về thực tại của Hoa Kỳ. Thứ nhất là các dấu chỉ của nước Mỹ hậu Kitô giáo trong đó tính tục hoá đang tăng lên trong xã hội Mỹ và sự chống lại tự do tôn giáo. Ngài nói đến sự kiện là các giới lãnh đạo, những người đang điều hành và hình thành hướng đi của xã hội, bị tục hoá mạnh mẽ và thù địch với tôn giáo, với những giá trị tôn giáo và các truyền thống văn hoá. Thứ hai là “cuộc khủng hoảng của con người”. Ngài lưu ý là xã hội đang mất đi ý thức về con người; học thuyết về giống và hôn nhân đồng tính là thứ chủ nghĩa nhân văn sai lầm đang được cổ vũ ở Hoa Kỳ sẽ đưa thứ nhân văn chỉ nghĩa sai lầm đi vào con đường nguy hiểm.
Đức Tổng cũng đề cập đến việc đối xử tàn tệ với những người bị gạt bên lề xã hội, trong đó có các người di cư, vô gia cư và nhập cư; xã hội đang trở nên dửng dưng và không thông cảm cho những người xung quanh họ. Ngài nói: “Chúng ta đang trở thành một xã hội thiếu lòng thương xót, bởi vì chúng ta không còn nhận thấy sự thánh thiêng và phẩm giá của con người.”
Trước những thực tại này, Đức Tổng nhận định rằng không phải vị tổng thống kế tiếp sẽ thay đổi cách thế xã hội đối xử với tôn giáo hay con người, nhưng ngài tin là các cá nhân sẽ có ảnh hưởng trên tương lai hơn là một đảng phái chính trị, vì “chúng ta không phục hồi giá trị tôn giáo ‘từ trên’ bởi vì căn tính của mỗi con người được đặt nơi Chúa Kitô chứ không phải liên kết chính trị của họ.
Đức Tổng xác định chỉ có một điều có thể thay đổi thế giới: lời mời gọi nên thánh. Ngài nói: “Nếu chúng ta muốn nước Mỹ mạnh hơn, thì chúng ta cần những người nam nữ như các bạn và tôi, những người cam kết phục vụ Chúa và sống đức tin của họ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn sống trong một xã hội cổ võ nhân đưc và công lý và nhân phẩm – nếu chúng là muốn các lãnh đạo suy tư các giá trị này – chúng ta cần trở thành các lãnh đạo và các vai trong gương mẫu trong xã hội chúng ta.”
Thay vì thất vọng tại các phòng bỏ phiếu, Đức Tổng khuyến khích xây dựng luân lý và tu đức giữa các cá nhân vì canh tân cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến canh tân văn hoá dù cho ai sẽ thắng cử. Ngài đưa ra những ví dụ cụ thể cho việc canh tân: củng cố kinh nguyện cá nhân và mối liên hệ với Chúa, xây dựng mối liên hệ chung trong các hôn nhân và các gia đình và làm chúng cho Giáo hội qua sự cảm thông và thương xót.
Ngài kết luận: “Đất nước chúng ta và thế giới chúng ta sẽ được đổi mới, không phải bởi các chính trị gia nhưng là bởi các thánh… Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa. Không quan trọng ai là tổng thống, Chúa Giêsu vẫn là Vua và chúng ta vẫn được gọi nên thánh và đổi mới thế giới này theo hình ảnh của Vương quốc Người.” (CNA 03/11/2016)
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm nay được xem là một kỳ bầu cử gây nhiều tranh cãi, nhưng đối với Đức Tổng Gomez, kết quả không quan trọng, vì “Chúa Giêsu Kitô vẫn là Vua” mới quan trọng đối với ngài. Ngài nói: “Các chính trị gia đến rồi đi; các quốc gia nổi lên rồi sụp đổ; các đế quốc cũng biến mất – điều còn lại và tiếp tục chính là Giáo hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập trên tảng đá Thánh Phêrô. Không quan trọng ai sẽ thắng vào thứ ba tới và ai sẽ thất bại, chúng ta được gọi theo Chúa Giêsu Kitô như con cái Thiên Chúa và các môn đệ truyền giáo. Hãy trung thành với Chúa Kitô và xây dựng vương quốc của Chúa ở đây trên trái đất này.”
Đức Tổng nhấn mạnh đến 2 “dấu chỉ của các thời đại” có thể giúp suy tư về thực tại của Hoa Kỳ. Thứ nhất là các dấu chỉ của nước Mỹ hậu Kitô giáo trong đó tính tục hoá đang tăng lên trong xã hội Mỹ và sự chống lại tự do tôn giáo. Ngài nói đến sự kiện là các giới lãnh đạo, những người đang điều hành và hình thành hướng đi của xã hội, bị tục hoá mạnh mẽ và thù địch với tôn giáo, với những giá trị tôn giáo và các truyền thống văn hoá. Thứ hai là “cuộc khủng hoảng của con người”. Ngài lưu ý là xã hội đang mất đi ý thức về con người; học thuyết về giống và hôn nhân đồng tính là thứ chủ nghĩa nhân văn sai lầm đang được cổ vũ ở Hoa Kỳ sẽ đưa thứ nhân văn chỉ nghĩa sai lầm đi vào con đường nguy hiểm.
Đức Tổng cũng đề cập đến việc đối xử tàn tệ với những người bị gạt bên lề xã hội, trong đó có các người di cư, vô gia cư và nhập cư; xã hội đang trở nên dửng dưng và không thông cảm cho những người xung quanh họ. Ngài nói: “Chúng ta đang trở thành một xã hội thiếu lòng thương xót, bởi vì chúng ta không còn nhận thấy sự thánh thiêng và phẩm giá của con người.”
Trước những thực tại này, Đức Tổng nhận định rằng không phải vị tổng thống kế tiếp sẽ thay đổi cách thế xã hội đối xử với tôn giáo hay con người, nhưng ngài tin là các cá nhân sẽ có ảnh hưởng trên tương lai hơn là một đảng phái chính trị, vì “chúng ta không phục hồi giá trị tôn giáo ‘từ trên’ bởi vì căn tính của mỗi con người được đặt nơi Chúa Kitô chứ không phải liên kết chính trị của họ.
Đức Tổng xác định chỉ có một điều có thể thay đổi thế giới: lời mời gọi nên thánh. Ngài nói: “Nếu chúng ta muốn nước Mỹ mạnh hơn, thì chúng ta cần những người nam nữ như các bạn và tôi, những người cam kết phục vụ Chúa và sống đức tin của họ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn sống trong một xã hội cổ võ nhân đưc và công lý và nhân phẩm – nếu chúng là muốn các lãnh đạo suy tư các giá trị này – chúng ta cần trở thành các lãnh đạo và các vai trong gương mẫu trong xã hội chúng ta.”
Thay vì thất vọng tại các phòng bỏ phiếu, Đức Tổng khuyến khích xây dựng luân lý và tu đức giữa các cá nhân vì canh tân cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến canh tân văn hoá dù cho ai sẽ thắng cử. Ngài đưa ra những ví dụ cụ thể cho việc canh tân: củng cố kinh nguyện cá nhân và mối liên hệ với Chúa, xây dựng mối liên hệ chung trong các hôn nhân và các gia đình và làm chúng cho Giáo hội qua sự cảm thông và thương xót.
Ngài kết luận: “Đất nước chúng ta và thế giới chúng ta sẽ được đổi mới, không phải bởi các chính trị gia nhưng là bởi các thánh… Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa. Không quan trọng ai là tổng thống, Chúa Giêsu vẫn là Vua và chúng ta vẫn được gọi nên thánh và đổi mới thế giới này theo hình ảnh của Vương quốc Người.” (CNA 03/11/2016)
Hồng Thuỷ