Ngày thứ ba ĐTC viếng thăm Georgia và Azerbaigian
Sáng Chúa Nhật, lúc sau 7 giờ, ĐTC từ giã Toà Sứ thần Toà Thánh để đi xe ra Phi trường Tbilisi cách đó 26 cây số. ĐTC đã được Tổng thống Cộng hoà Georgia và Đức Thượng phụ tiếp đón. Lễ nghi tiễn biệt đã diễn ra long trọng. Máy bay chở ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh rời Phi trường Tbilisi để trực chỉ Baku cách đó 448 cây số.
Ngày thứ ba ĐTC viếng thăm Georgia và Azerbaigian
Chúa Nhật mồng 2-10 là ngày cuối trong chuyến công du mục vụ 3 ngày của ĐTC Phanxicô tại 2 nước Georgia và Azerbaigian. Từ thủ đô Tbilisi Georgia, ĐTC bay sang thủ đô Baku của Azerbaigian. Azerbaigian rộng 86.600 cây số vuông, có gần 10 triệu dân, gồm 92,2% gốc Azeri, 3,5% gốc Nga, 2,2% gốc Lesghi, và 2% gốc Armeni. Trên biình diện tôn giáo 88% theo Hồi giáo, trong đó 62% là người Sciít, và 26% là người Sunnít. Chính thống giáo chiếm 12%, trong khi Công giáo chiếm 0,01%.
Lịch sử Azerbaigian rất cổ xưa, nó gắn liền với các nền văn hoá nở hoa trong vùng Lưỡng Hà, tức Iran, Iraq ngày nay. Nó là vùng đất nằm giữa Đế quốc Roma, rồi Bisanzio và Ba Tư Sasanít. Bị người Ảrập chiếm đóng hồi thế kỷ thứ VII, Azerbaigian bị phân chia giữa các triều đại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thế kỷ XVI, nó thuộc Ba Tư Safawít. Từ thế kỷ XVIII, nó chịu áp lực của Nga cho tới khi bị chia đôi: phía tây thuộc Nga rồi Liên Xô, phía đông thuộc Ba Tư. Năm 1991, Azerbaigian được độc lập khỏi Liên Xô. Từ năm 2001 là thành viên Hội đồng Âu châu. Năm 1988, chiến tranh bùng nổ giữa Azerbaigian và Armenia trong vùng Nagorno Karabakh, có đa số dân người Armeni, đã bị Staline sát nhập vào Azerbaigian năm 1921. Chiến tranh bùng nổ vì phong trào quốc gia muốn hiệp nhất trở lại với Armenia đã khiến cho 30.000 người chết và hàng chục ngàn người tị nạn. Năm 1994, hai bên đình chiến, nhưng quân đội Armeni vẫn hiện diện. Năm 1997, vùng này được tự trị nhiều hơn và có môt hành lang thông thương với Armenia. Tháng 4 năm 2016, thoả hiệp ngưng chiến bị vi phạm và chiến tranh tái bùng nổ khiến cho hơn 100 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Ngày mồng 2 tháng 6 năm nay, qua trung gian của Nga và Hoa Kỳ, một thoả hiệp ngưng bắn mới được ký kết tại Vienne. Hiện nay dầu lửa là nguồn lợi kinh tế chính của Azerbaigian.
Kitô giáo có lịch sử cổ xưa. Theo truyền thống, Thánh Bartolomeo đã sang truyền giáo tại Ấn Độ và tử vì đạo tại Azerbaigian hồi hậu bán thế kỷ thứ I. Công việc rao truyền Tin Mừng được Thánh Eliseo, môn đệ của Tông đồ Tađêo, tiếp tục. Thánh Eliseo cũng là người đầu tiên xây nhà thờ trong xứ và xác ngài được chôn cất tại làng Kish, gần thành phố Sheki, được gọi là “Mẹ của các Giáo Hội Đông phương” . Tuy nhiên, Gregorio, đấng đuợc soi sáng, mới là người rao giảng Tin Mừng tại Armenia và thành công trong việc hoán cải vua Urmayr, vua người Albani, năm 313. Nhà vua chọn Kitô giáo làm quốc giáo.
Giáo hội Tông truyền Albania tách rời khỏi Giáo hội Roma sau Công đồng Calcedonia năm 451 và độc lập cho tới khi nhập chung với Giáo hội Tông truyền Armeni trước khi người Ảrập xâm nhập vùng Caucaso hồi thế kỷ thứ VIII và làm thành một Catholicato tự trị, sau đó rời về Đan viện Gandzasar trong vùng Nagorno Karabakh cho tới năm 1836 thì bị Nga hoàng bãi bỏ và giảm xuống hàng tổng giám mục của Giáo hội Tông truyền Armeni. Vào thế kỷ XIV, Công giáo được du nhập vào đây nhờ các tu sĩ Dòng Đa Minh, Cát Minh và Agostino, và đạt sự phát triển tột đỉnh vào thế kỷ XVIII với sự trợ giúp của các tu sĩ Dòng Tên. Giáo Hội có các nhà thờ, trường học và đan viện tại nhiều thành phố khác nhau.
Các sinh hoạt của Giáo hội Công giáo bị gián đoạn sau khi Azerbaigian bị Đế quốc Nga xâm lăng vào đầu thế kỷ XIX và dành ưu tiên cho Giáo hội Chính thống. Giáo xứ đầu tiên được thành lập năm 1882, nhưng tới năm 1900 mới được thừa nhận, và năm 1912 mới có nhà thờ đầu tiên là Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Giữa các năm 1917-1991, Giáo hội Công giáo bị chế độ Cộng sản Liên Xô bách hại khốc liệt. Năm 1930, nhà thờ bị phá huỷ. Linh mục cuối cùng là Cha Stefan Demurow bị giết. Kể từ đó, trong vòng 60 năm, đã không có linh mục Công giáo nào được phép đặt chân tới đây. Sau khi Azerbaigian được độc lập năm 1991, Giáo hội Công giáo chỉ có khoảng 30 giáo dân, không có nhà thờ và linh mục. Năm 1997, linh mục đầu tiên tới Baku theo lời xin của tín hữu là Cha Jerzy Pilus, người Ba Lan. Kể từ đó trở đi, Giáo hội Azerbaigian bắt đầu hồi sinh.
Chúa Nhật mồng 2-10, ĐTC đã có 4 sinh hoạt chính: Sau lễ nghi tiếp đón ngài đã đến Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm của Dòng Salesien để dâng Thánh lễ. Tiếp đến, vào ban chiều, có lễ nghi chào đón tại Dinh Tổng thống, thăm xã giao Tổng thống và đài tưởng niệm các chiến sĩ trận vong. Lúc 5 giờ chiều, ĐTC gặp gỡ các giới chức chính quyền, đại điện các cơ quan và ngoại giao đoàn tại Trung tâm Heydar Aliyev. Tiếp đến, ĐTC gặp gỡ Sceico của người Hồi vùng Caucaso và đại diện các tôn giáo khác tại phòng chính của Đền thờ Hồi giáo Heydar Aliyev, trước khi từ giã Azerbaigian lấy máy bay trở về Roma. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của ĐTC.
Sáng Chúa Nhật, lúc sau 7 giờ, ĐTC từ giã Toà Sứ thần Toà Thánh để đi xe ra Phi trường Tbilisi cách đó 26 cây số. ĐTC đã được Tổng thống Cộng hoà Georgia và Đức Thượng phụ tiếp đón. Lễ nghi tiễn biệt đã diễn ra long trọng. Máy bay chở ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh rời Phi trường Tbilisi để trực chỉ Baku cách đó 448 cây số. Sau 1 giờ 20 phút bay, chiếc A321 của Hãng Hàng không Alitalia đã hạ cánh tại Phi trường Quốc tế Heydar Aliyev của thủ đô Baku. Tiếp đón ĐTC tại phi trường có Phó Thủ tướng Azerbaigian và Linh mục Vladimir Fekete, giám quản giáo phận. Đức TGM Marek Solczýnski, Sứ thần Toà Thánh ở trong đoàn tuỳ tùng vì ngài cũng là Sứ thần tại Georgia.
Thủ đô Baku có gần 2 triệu dân nằm trên bờ phía tây của biển Caspio, trên bán đảo Asheron, là điểm nối liền Đông Tây. Tên gọi phát xuất từ tiếng Ba Tư cổ “Badu-Kube” là “thành phố gió” có hải cảng thương mại trong một vùng có nhiều mỏ dầu hoả và nhà máy lọc dầu. Năm 2005, có một ống dẫn dầu dài 1.770 cây số đi qua Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ đến thành phố Ceyhan trên bờ biển Địa Trung Hải. Thủ đô tân tiến là trung tâm chính trị, văn hoá và kỹ nghệ. Trong số nhiều viện bảo tàng nổi tiếng nhất là viện bảo tàng trưng bày các thảm dệt, các tác phẩm nghệ thuật áp dụng như đồ trang sức, thêu và các vật dụng bằng kim loại và gỗ khắc. Trung tâm thành cổ nằm bên trong một pháo đài có chiếc tháp Trinh Nữ cao 29 mét, được Liên Hiêp Quốc tuyên bố là di sản của nhân loại năm 2000; dinh thự của vua Shirvan thuộc thế kỷ XV và Đền thờ Hồi giáo Taza Pir được xây đầu thế kỷ XX. Ngoài ra còn có dinh chính quyền theo kiểu Liên Xô. Ba Ku đã do Alexandre đại đế thành lập. Từ thế kỷ thứ VII, nó nằm trong tay người Ảrập. Từ 1583 tới 1606, nó thuộc Đế quốc Ottoman. Nga hoàng Phêrô Cả đánh chiếm thành phố năm 1723. Trong thế kỷ XVIII, nó là vùng tranh chấp giữa Nga và Ba Tư, cho tới khi bị Nga tái chiếm năm 1806. Năm 1991, Azerbaigian được độc lập.
Giáo quận Tông toà Baku được thành lập năm 2000, gồm 9,5 triệu dân, nhưng chỉ có 560 tín hữu Công giáo, 1 giáo xứ, 1 cứ điểm truyền giáo. Nhân lực của giáo quận gồm 7 linh mục dòng, 10 tuy huynh, 5 nữ tu và 1 đại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 1 trung tâm giáo dục và 1 trung tâm bác ái.
Sau lễ nghi tiếp đón tại phi trường, ĐTC đã đi xe về Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm cách đó 23 cây số để dâng Thánh lễ cho tín hữu.
Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm được xây năm 1909, năm 1931 bị người Bônxêvích phá huỷ. Cộng đoàn tín hữu nảy sinh năm 1992. Họ viết thư về Toà Thánh để xin một linh mục. Năm 2002, sau chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Gioan Phaolô II, Tổng thống Heydar Aliyev tặng Giáo Hội một mảnh đất để xây nhà thờ. Nhà thờ đã được khánh thành năm 2007 với sự tham dự của ĐHY Bertone, hồi đó là Quốc vụ khanh Toà Thánh. Nhà thờ thuộc trung tâm Salesien, gồm 6 linh mục, 3 tu huynh và 1 thanh niên Azero đang theo học để làm phó tế. Đây là trung tâm giáo dục trẻ em và người trẻ, và cung cấp thực phẩm cho người nghèo và người tị nạn. Bên cạnh đó cũng có các nữ tu Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêxa Calcutta hoạt động cho người già và dân nghèo, và từ năm 2015 cũng có thêm các nữ tu Salesien nữa.
Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh. Các bài đọc và thánh ca gồm nhiều thứ tiếng khác nhau. Hàng trăm tín hữu khác đã theo dõi Thánh lễ ở bên ngoài nhà thờ.
Giảng trong Thánh lễ, ĐTC nêu bật 2 khía canh của cuộc sống Kitô là đức tin và phục vụ.
Bài đọc I kể lại lời Ngôn sứ Khabacúc khẩn nài Thiên Chúa can thiệp để tái lập công lý và hoà bình, bị con người dùng bạo lực đập tan. Khi trả lời. Thiên Chúa không can thiệp và giải quyết vấn đề một cách đột ngột và với sức mạnh. Trái lại, Ngài mời gọi kiên nhẫn chờ đợi và không đánh mất đi niềm hy vọng, và nhất là nhấn mạnh tới lòng tin, vì chính nhờ đức tin mà con người sẽ sống (x. Kbc 2,4). Thiên Chúa cũng làm như thế đối với chúng ta: Ngài muốn chữa lành con tim của tôi, của bạn, của từng người.
ĐTC giải thích kiểu Thiên Chúa làm:
“Ngài thay đổi thế giới bằng cách thay đổi con tim chúng ta và Ngài không thể làm điều này mà không có sự cộng tác chúng ta. Thật thế, Thiên Chúa muốn chúng ta mở cửa con tim cho Ngài để có thể bước vào cuộc sống chúng ta. Bởi vì khi Thiên Chúa tìm thấy một con tim rộng mở và tin tưởng, ở đó Ngài có thể làm các điều kỳ diệu.
Nhưng có đức tin, một đức tin sống động, không phải là điều dễ dàng. Chính vì thế, chúng ta hiểu tại sao các tông đồ lại xin Chúa gia tăng lòng tin cho các ngài. Đây là một lời cầu xin đẹp, một lời cầu mà chúng ta có thể hướng lên Chúa mỗi ngày. Đức tin là một ơn của Chúa, nhưng luôn luôn phải được chúng ta cầu xin và vun trồng mỗi ngày. Nó không phải là một sức mạnh ma thuật từ trời xuống, nó không phải là một “của hồi môn” nhận một lần cho luôn mãi, lại càng không phải là một quyền lực siêu phàm giúp giải quyết các vấn đề của cuộc sống.”
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói:
“Không được lẫn lộn đức tin với sự thoải mái với việc được an ủi trong tâm hồn, vì chúng ta có được một chút bình an. Đức tin là sợi chỉ vàng nối liền chúng ta với Chúa, là niềm vui tinh tuyền được ở với Ngài, đuợc hiệp nhất trong Ngài. Nó là món quà đáng giá toàn cuộc sống, nhưng chỉ sinh hoa trái nếu chúng ta làm phần mình. Và phần của chúng ta là việc phục vụ. Không thể tách rời đức tin và sự phục vụ; chúng gắn liền với nhau và được cột buộc vào nhau, y như các tấm thảm, là các tác phẩm nghệ thuật có một lịch sử rất xa xưa của anh chị em. Đức tin của chúng ta cũng thế đến từ xa xưa, là một món quà, mà chúng ta nhận được trong Giáo Hội, phát xuất từ con tim của Thiên Chúa Cha, là Đấng muốn biến từng người trong chúng ta thành một tác phẩm của thụ tạo và của lịch sử. Cuộc sống Kitô của chúng ta cũng thế: nó được dệt từng ngày một cách kiên nhẫn: sợi ngang sợi dọc đan nhau một cách chính xác: sợi dọc của đức tin và sợi ngang của phục vụ. Khi đức tin giao thoa với phục vụ, nó trở thành quyền năng và làm những điều kỳ diệu.
Phục vụ không phải chỉ là thực thi nhiệm vụ của mình và làm một vài việc thiện. Đối với Chúa Giêsu, nó còn hơn thế rất nhiều. Nó là một sự sẵn sàng hoàn toàn trong suốt cuộc đời, không tính toán và không lợi lộc. Trao ban tận hiến hoàn toàn như Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Như thế, chúng ta không chỉ được mời gọi phục vụ để được một phần thưởng, nhưng noi gương Chúa trở thành người phục vụ vì yêu thương.”
ĐTC giải thích thêm:
“Khi đó phục là một kiểu sống, còn hơn thế nữa, nó tóm gọn kiếu sống Kitô: phục vụ Thiên Chúa trong thờ lạy và cầu nguyện, rộng mở và sẵn sàng, yêu thương tha nhân một cách cụ thể, hăng hái lo cho công ích.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, đức tin cũng có các cám dỗ: trước hết là một con tim nguội lạnh khiến cho tín hữu sống uơn lười và bóp nghẹt tình yêu, chỉ sống để thoả mãn các thoải mái riêng không bao giờ đủ và không bao giờ hài lòng, và rốt cuộc sống tầm thường, xoàng xĩnh. Họ dành phần trăm cho Chúa và cho tha nhân và luôn luôn tiết kiệm. Anh chị em đừng để cho con tim mình nguội lạnh đi. Toàn Giáo Hội nhìn anh chị em và khích lệ anh chị em: anh chị em là một đoàn chiên nhỏ bé nhưng quý báu đối với Thiên Chúa.
Cám dỗ thứ hai là “quá hoạt động”, nghĩ rằng mình là chủ nhân ông, cho đi chỉ để có điểm, để trở thành nhân vật quan trọng. Khi đó phục vụ trở thành phương tiện chứ không phải là mục đích, bởi vì mục đích đã trở thành uy tín, rồi quyền lực, muốn làm lớn.
Lấy lại hình ảnh các sợi chỉ của tấm thảm, ĐTC khích lệ từng người hãy là sợi tơ đan chặt vào nhau, giao thoa nhau, hiệp nhất với nhau, sống tươi vui khiêm tốn, bác ái, tạo dựng hoà hợp, và họ sẽ là một tác phẩm tuyệt đẹp của Chúa. ĐTC xin Mẹ Maria và Thánh Terexa Calcutta bầu cử cho họ và xin họ ghi nhớ sứ điệp của Mẹ: “Hoa trái của đức tin là tình yêu, hoa trái của tình yêu là phục vụ, hoa trái của phục vụ và bình an.” (Il cammino semplice, Introduzione).”
Cuối Thánh lễ, Linh mục Vladimir Fekete, Giám quản Tông toà Baku, đã cám ơn ĐTC vì món quà lớn là chuyến viếng thăm của ngài. Là người yêu thương dân nghèo và những người bị bỏ rơi và hiểu ý nghĩa các từ kỳ thị, gạt bỏ ngoài lề xã hội và nghèo túng là gì, ĐTC đang nỗ lực chỉ cho mọi người thấy có thể thay đổi các thực tại này thành thương xót, lòng tốt, sự khoan dung và tất cả mọi từ khác diễn tả tình bác ái.
ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Vào cuối Thành lễ, ĐTC đã ứng khẩu nói:
“Có ngưòi nghĩ là GGH mất thời giờ đi biết bao cây số để thăm một cộng đoàn 700 người trong một vùng có 2 triệu tín hữu. Một cộng đoàn không đồng nhất vì nói tiếng Azero, Ý, Anh, Tây Ban Nha… Một cộng đoàn ở ngoại biên thế giới. Nhưng ĐGH bắt chước Chúa Thánh Thần, là Đấng đã ngự xuống trên một cộng đoàn bé nhỏ ở ngoại biên đóng kín trong Nhà Tiệc Ly. Một cộng đoàn cảm thấy mình sợ hãi nghèo nàn và có lẽ bị bách hại và bị bỏ ra ngoài. Chúa Thánh Thần ban lòng can đảm, sức mạnh và sự “tự do nói tất cả” để tiến lên rao giảng danh Chúa Giêsu. Và các cửa của cộng đoàn Giêrusalem, vốn đóng lại vì sợ hãi hay xấu hổ, đã mở toang ra và sức mạnh của Chúa Thánh Thần đi ra. ĐGH mất thời giờ như Chúa Thánh Thần mất thời giờ hồi đó.
Chỉ có hai điều cần thiết. Trong cộng đoàn đó đã có Mẹ. Anh chị em đừng quên Mẹ! Trong cộng đoàn đó có tình bác ái, tình yêu huynh đệ mà Chúa Thánh Thần đã đổ tràn đầy xuống cho họ. Hãy can đảm lên, Hãy tiến lên! Không sợ hãi! Hãy tiến lên!”
Sau Thánh lễ, ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã dùng bữa trưa với cộng đoàn các cha Salesien.
Lúc 3 giờ chiều, ĐTC từ giã nhân viên và các cộng sự viên của trung tâm, rồi đi xe tới Dinh Tổng thống để thăm xã giao Tổng thống Hham Heydar Aliyev và gặp các giới chức chính trị, ngoại giao đoàn và giới chức xã hội dân sự. Tổng thống sinh năm 1961, theo học ngành tương giao quốc tế và làm chủ doanh nghiệp tư, sau đó làm Phó Chủ tịch Hãng Dầu hoả Quốc gia SOCAR từ năm 1994-2003, dân biểu, dẫn đầu Đảng Tân Azerbaigian, thủ tướng, rồi được bầu làm tổng thống năm 2003.
Tổng thống đã tiếp đón ĐTC tại cửa dinh nơi diễn ra lễ nghi tiếp đón. Sau khi chụp hình lưu niệm, Tổng thống và ĐTC đã lên thư phòng ở lầu một để đàm đạo với nhau. Tiếp đến, Tổng thống giới thiệu gia đình, vợ, 3 con, 3 cháu với ĐTC, hai bên trao đổi quà tặng.
Khoảng 4 giờ 30 chiều, ĐTC đi thăm đài tưởng niệm các chiến sĩ trận vong cho nền độc lập quốc gia, cách đó 8 cây số. Đài kỷ niệm này được xây năm 1998 trên vùng đất gọi là “Đại lộ các vị tử đạo”, biểu tượng cho cuộc chiến đấu cho tự do và sự vẹn toàn của lãnh thổ quốc gia. Năm 1918, các binh sĩ Azeri và Thổ Nhĩ Kỳ tử trận trong cuộc bảo vệ thành phố đuợc chôn cất tại đây. Đây cũng là nơi người dân Azeri biểu tình chống quân đội Liên Xô hồi năm 1990. Những người đã bị tàn sát trong dịp đó cũng được chôn cất nơi đây. Các binh sĩ tử trận trong chiến tranh Nagorno-Karraback năm 1992-1994 cũng được chôn cất ở đây.
Xe chở ĐTC dừng trước đài kỷ niệm. ĐTC đã đặt một vòng hoa tại đài kỷ niệm trước sự hiện diện của ông thị trưởng thành phố.
Tiếp đến, ĐTC đến Trung tâm Heydar Eliyev cách đó 8 cấy số để găp gỡ 1.000 quan khách thuộc giới lãnh đạo chính trị, ngoại giao đoàn và đại diện xã hội dân sự và các cơ cấu khác.
Đáp lời chào của Tổng thống, ĐTC đã nhắc tới ngày 10 tháng 10 Azerbaigian, kỷ niệm 25 năm độc lập. Đây là dịp nhìn vào những gì đã thực hiện được trong các thập niên qua, các tiến bộ cũng như các vấn đề trước mắt. Lịch sử vùng đất này đã cho thấy phần đóng góp của biết bao nhiêu dân tộc và các cố gắng củng cố cơ cấu, phát triển kinh tế và dân sự đã đạt được là nhờ sự chú ý tới thực tại đa văn hoá và đa tôn giáo và thừa nhận sự bổ túc cho nhau giữa mọi nhóm xã hội. Ngoài ra cũng nhờ các tương quan tôn trọng và cộng tác với nhau giữa các nhóm dân sự và tôn giáo khác nhau. Mọi tuỳ thuộc chủng tộc hay ý thức hệ cũng như mọi lộ trình tôn giáo đích thực chỉ có thể loại trừ các thái độ và quan niệm lạm dụng các xác tín, căn tính riêng hay nhân danh Thiên Chúa để hợp thức hoá các ý đồ đàn áp hay thống trị.
ĐTC cầu chúc dân nước Azerbaigian:
“Tôi nhiệt liệt cầu chúc dân nước Azerbaigian tiếp tục trên con đường cộng tác giữa các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau. Ước chi sự hoà hợp và chung sống hoà bình ngày càng dưỡng nuôi cuộc sống xã hội và dân sự của đất nước, trong các diễn tả đa diện của nó, bằng cách bảo đảm cho tất cả mọi người khả thể đóng góp phần mình cho công ích.
Thế giới đang sống thảm cảnh của biết bao nhiêu cuộc xung đột được dưỡng nuôi bởi sự bất khoan nhượng, bởi các ý thức hệ bạo lực và tước bỏ các quyền của những người yếu đuối nhất. Để đương đầu với các lệch lạc này, cần phải làm cho nền văn hoá của hoà bình lớn lên, một nền văn hoá được dưỡng nuôi bằng việc luôn luôn sẵn sàng đối thoại và ý thức rằng không có sự lựa chọn hữu lý nào khác ngoài việc kiên nhẫn và kiên trì liên lỉ thương thuyết để tìm ra các giải pháp. Khi xảy ra các xung đột bên trong quốc gia, cần thăng tiến hoà hợp giữa các thành phần khác nhau, cũng như giữa các quốc gia cần can đảm khôn ngoan theo đuổi con đường dẫn đến tiến bộ và tự do của các dân tộc, mở ra các lộ trình độc đáo nhắm tới các thoả hiệp lâu dài và hoà bình. Như thế cũng là để tránh cho các dân tộc khỏi bị các khổ đau và xé nát thương tâm khó hàn gắn.”
ĐTC đặc biệt nghĩ tới các người tị nạn và khổ đau vì các xung đột đẫm máu và ngài cầu mong cộng đồng quốc tế biết trợ giúp họ đồng thời cho phép một khởi đầu mới cho hoà bình ổn định trong vùng. ĐTC kêu gọi dùng mọi phương thế để đạt tới một giải pháp thoả đáng. Ngài xác tín rằng với sự trợ giúp của Thiên Chúa và với thiện chí của mọi phía, vùng Caucaso sẽ có thể trở thành nơi, qua việc đối thoại và thương thuyết, các tranh chấp và khác biệt sẽ được thắng vượt để cho vùng đất là cánh cửa giữa Đông Tây này cũng trở thành một cửa rộng mở cho hoà bình và là một thí dụ giúp giải quyết các xung khắc cũ và mới.
Tuy là một thực thể bé nhỏ nhưng Giáo hội Công giáo được tháp nhập vào cuộc sống dân sự xã hội Azerbaigian, tham dự vào mọi buồn vui của đất nước và liên đới trong việc đương đầu với các khó khăn. Việc thừa nhận pháp lý được ký kết trong thoả hiệp với Toà Thánh năm 2011 khiến cho cộng đoàn Công giáo có khung cảnh ổn định cho cuộc sống. ĐTC đặc biệt vui mừng vì các tương quan tích cực của cộng đoàn Công giáo với các cộng đoàn Hồi giáo, Chính thống và Do Thái giáo. Việc gắn bó với các giá trị tôn giáo không thể hoà hợp với sự áp đặt bằng bạo lực các quan điểm của mình trên người khác, bằng cách dùng danh Thiên Chúa làm thuẫn đỡ. Trái lại, niềm tin nơi Thiên Chúa là suối nguồn và linh hứng cho sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau vì công ích của xã hội. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Azerbaigian với sự hoà hợp, hoà bình và thịnh vượng.
Vào lúc 5 giờ 30 chiều, ĐTC đã đến Đền thờ Heydar Aliyev để gặp gỡ Sceico của người Hồi vùng Caucaso là ông Allashukur Pashazadeh. Ông đã từng theo học bên Uzbekistan, rồi tại Học viện Imam Albukhari Tashkent. Sau đó, ông trở thành Thư ký Điều hành Hội đồng Hồi vùng Caucaso, rồi được bầu làm chủ tịch. Ông cũng đã là thành viên Quốc hội đầu tiên của Azerbaigian và là thành viên ban cố vấn tôn giáo của Tổ chức UNESCO và của Uỷ ban Đối thoại Liên tôn và được ĐGH Gioan Phaolô II trao tặng Huy chương “Thánh Giorgio” của Vatican.
Đáp lời chào của Sceico, ĐTC nói:
“Thật là ý nghĩa cuộc vặp gỡ thân hữu huynh đệ giữa các tôn giáo trong nơi cầu nguyện này. Nó là dấu chỉ cho thấy các tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng sự hoà hợp, từ các tương quan cá nhân và từ thiện chí của hàng lãnh đạo. Dân nước Azerbaigian ước muốn duy trì di sản lớn lao của các tôn giáo và tìm kiếm một sự rộng mở lớn và phong phú hơn, trong đó Công giáo có chỗ đứng hoà hợp với các tôn giáo khác đông đảo hơn và có thể cộng tác chung xây các xã hội tốt đẹp và hoà bình hơn. Ước chi vùng đất cánh cửa giữa Đông Tây này ngày càng vun trồng ơn gọi rộng mở và gặp gỡ, là các điều kiện cần thiết giúp xây dựng các cây cầu hoà bình và một tương lai xứng đáng với con người. Rộng mở cho tha nhân không làm cho nghèo nàn đi, nhưng làm giàu, vì giúp con người là người hơn, nhận biết mình là thành phần tích cực của một tổng thể lớn hơn và giải thích cuộc sống như là một món quà cho tất cả mọi người, nhìn đích tới không phải với các lợi lộc riêng, nhưng như ích lợi của nhân loại, hành động không với các chủ thuyết lý tưởng và các chủ trương can thiệp, không xen mình một cách nguy hiểm, và không có các hành động áp đặt.
Chính các tôn giáo có một nhiệm vụ lớn là đồng hành với con người trong việc kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống, giúp nó hiểu rằng các khả năng hạn hẹp của con người và các của cải trần gian này không được trở thành các điều tuyệt đối.”
Trích lời thi sĩ Nizami của Azerbaigian, khuyên con người biết rằng các hoa trái của thế giới này không vĩnh cửu, và đừng tôn thờ cái hư mất, rằng “tình yêu là điều bất biến, là điều không có tận cùng”, ĐTC nói: “Các tôn giáo được mời gọi giúp hiểu rằng trung tâm của con người ở ngoài mình, rằng chúng ta hướng tới Đấng cao cả vô tận và hướng tới tha nhân. Tôn giáo là một sự cần thiết cho con người, để nó hiện thực đích điểm của nó, một địa bàn định hướng nó cho sự thiện, và khiến cho nó xa sự dữ, luôn rình rập ngoài cửa con tim nó. Trong nghĩa đó, các tôn giáo có một nhiệm vụ giáo dục: giúp rút tỉa ra từ con người điều tốt lành nhất. Và như là các người lãnh đạo, chúng ta có trách nhiệm lớn là cống hiến các câu trả lời đích thực cho sự tìm kiếm của con người, thường lạc lõng trong các lốc xoáy mâu thuẫn của thời đại chúng ta. Một đàng, có người theo chủ thuyết hư vô, không tin vào cái gì hết nếu không phải là các lợi lộc riêng tư, hay vứt bỏ đời mình và sống theo châm ngôn “nếu Thiên Chúa không hiện hữu, thì tất cả đều được phép”. Đàng khác, ngày càng có các người phản ứng cứng nhắc và cuồng tín, có các lời nói và cử chỉ bạo lực, muốn áp đặt các thái độ quá khích triệt để, xa cách Thiên Chúa hằng sống nhất. Trái lại, các tôn giáo giúp phân định sự thiện sự ác và thực hành với các công việc làm, lời cầu nguyện và sự mệt nhọc của nội tâm, chúng được mời gọi xây dựng nền văn hoá gặp gỡ và hoà bình, được làm với sự kiên nhẫn, cảm thông, với các bước đi khiêm tốn và cụ thể. Không bao giờ được phép lèo lái tôn giáo và tôn giáo không bao giờ được cho vay mượn và trợ giúp các xung đột và các đối kháng.”
ĐTC đã dùng hình ảnh nghệ thuật làm kính màu bằng gỗ và kính Shekele, đã có từ nhiều thế kỷ tại Azerbaigian, để diễn tả sự gắn bó giữa xã hội và tôn giáo. “Người ta không dùng keo dính, không dùng đinh, nhưng chỉ dùng gỗ bọc kính với nhau để cho ánh sáng lùa vào. Cũng thế, mỗi xã hội dân sự đều phải nâng đỡ tôn giáo để cho ánh sáng cần thiết cho sự sống tràn vào. Vì thế, cần bảo đảm cho tôn giáo được tự do thực sự. Không dùng keo dán giả tạo bắt buộc con người tin, không áp đặt một niềm tin xác định, đánh mất sự tự do lựa chọn, không có các đinh đóng từ bên ngoài của các lợi lộc trần thế, của các tham vọng quyền bính và tiền bạc. Bởi vì Thiên Chúa không thể được khẩn nài cho các lợi nhuận riêng tư, hay cho các mục đích ích kỷ, không thể biện minh cho bất cứ hình thức nào của chủ thuyết cuồng tín, đế quốc hay thực dân. Một lần nữa, từ nơi ý nghĩa này vang lên tiếng kêu mời: đừng bao giờ dùng bạo lực nhân danh Thiên Chúa nữa! Ước chi danh thánh của Ngài được tôn thờ, không bị phạm thánh và buôn bán bởi các thù hận và các đối nghịch của con người. Chúng ta hãy tôn vinh Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện kiên trì và bằng việc đối thoại cụ thể. Cầu nguyện và đối thoại mở rộng con tim hướng tới thiện ích của tha nhân và tương ứng sâu xa với nhau.
Theo tinh thần Công đồng Chung Vatican II, Giáo hội Công giáo khích lệ con cái mình nhận ra các giá trị tinh thần, luân lý, xã hội, văn hoá nơi tín hữu các tôn giáo khác, giữ gìn chúng và làm cho chúng tiến triển. Không có khuynh hướng trộn lẫn tôn giáo, cũng không có sự cởi mở ngoại giao, nhưng là đối thoại với người khác và cầu nguyện cho họ. Đó là các phương thế để biến giáo mác thành liềm, dấy lên tình yêu nơi có thù hận và tha thứ nơi có xúc phạm, để không mệt mỏi khẩn nài đi trên các con đường hoà bình.
Một nền hoà bình đích thực được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau, trên ý chí vượt qua các thành kiến và các lầm lỗi quá khứ, trên việc từ bỏ các thái độ hai lòng và các lợi lộc phe phái; một nền hoà bình lâu bền được linh hoạt bởi lòng can đảm vượt qua các hàng rào, triệt hạ nghèo túng và các bất công, tố cáo và ngăn chặn việc gia tăng phổ biến các vũ khí và các lợi nhuận gian ác trên da thịt người khác. Tiếng của quá nhiều máu đổ ra từ trái đất căn nhà chung kêu lên tới Thiên Chúa. Giờ đây, chúng ta được chất vấn đưa ra một câu trả lời không thể chần chừ được nữa cho việc cùng nhau xây dựng một tương lai hoà bình: không phải với những giải pháp bạo lực và bất thình lình, nhưng đã đến lúc cấp thiết sử dụng các tiến trình kiên nhẫn của hoà giải. Vấn đề thực sự của thời đại chúng ta không phải là làm thế nào tiếp tục các lợi lộc của chúng ta, nhưng đâu là viễn tượng cuộc sống cống hiến cho các thế hệ tương lai, làm sao để lại cho họ một thế giới tốt đẹp hơn thế giới chúng ta đã nhận được. Thiên Chúa và lịch sử sẽ hỏi chúng ta có tạo dựng hoà bình không, và các thế hệ trẻ mơ một tương lai khác đang hỏi chúng ta rồi.
Ước chi trong đêm đen của các xung khắc mà chúng ta đang trải qua, các tôn giáo là các bình minh của hoà bình; là hạt giống của tái sinh giữa các tàn phá, chết choc; là các tiếng vọng của đối thoại vang lên không mệt mỏi; là các con đường của gặp gỡ và hoà giải để đến nơi mà các cố gắng làm trung gian chính thức xem ra không đem lại kết quả. Nhất là trong vùng Caucaso thân yêu này, mà tôi đã ước ao đến thăm như người hành hương hoà bình, ước chi các tôn giáo là các phương thế tích cực giúp thắng vượt các thảm kịch của quá khứ và các căng thẳng hiện tại.”
Sau khi từ giã đại diện các tôn giáo, ĐTC đã đi xe ra phi trường từ giã Azerbaigian để về Roma. Lễ nghi từ biệt đã diễn ra đơn sơ. Phó thủ tướng đã tiễn ĐTC tới chân thang máy bay. Máy bay chở ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh lúc 7 giờ tối giờ địa phương và về tới Ciampino lúc 10 giờ tối giờ Roma, kết thúc chuyến công du thứ 16 của ĐTC ở nước ngoài.
Lịch sử Azerbaigian rất cổ xưa, nó gắn liền với các nền văn hoá nở hoa trong vùng Lưỡng Hà, tức Iran, Iraq ngày nay. Nó là vùng đất nằm giữa Đế quốc Roma, rồi Bisanzio và Ba Tư Sasanít. Bị người Ảrập chiếm đóng hồi thế kỷ thứ VII, Azerbaigian bị phân chia giữa các triều đại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thế kỷ XVI, nó thuộc Ba Tư Safawít. Từ thế kỷ XVIII, nó chịu áp lực của Nga cho tới khi bị chia đôi: phía tây thuộc Nga rồi Liên Xô, phía đông thuộc Ba Tư. Năm 1991, Azerbaigian được độc lập khỏi Liên Xô. Từ năm 2001 là thành viên Hội đồng Âu châu. Năm 1988, chiến tranh bùng nổ giữa Azerbaigian và Armenia trong vùng Nagorno Karabakh, có đa số dân người Armeni, đã bị Staline sát nhập vào Azerbaigian năm 1921. Chiến tranh bùng nổ vì phong trào quốc gia muốn hiệp nhất trở lại với Armenia đã khiến cho 30.000 người chết và hàng chục ngàn người tị nạn. Năm 1994, hai bên đình chiến, nhưng quân đội Armeni vẫn hiện diện. Năm 1997, vùng này được tự trị nhiều hơn và có môt hành lang thông thương với Armenia. Tháng 4 năm 2016, thoả hiệp ngưng chiến bị vi phạm và chiến tranh tái bùng nổ khiến cho hơn 100 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Ngày mồng 2 tháng 6 năm nay, qua trung gian của Nga và Hoa Kỳ, một thoả hiệp ngưng bắn mới được ký kết tại Vienne. Hiện nay dầu lửa là nguồn lợi kinh tế chính của Azerbaigian.
Kitô giáo có lịch sử cổ xưa. Theo truyền thống, Thánh Bartolomeo đã sang truyền giáo tại Ấn Độ và tử vì đạo tại Azerbaigian hồi hậu bán thế kỷ thứ I. Công việc rao truyền Tin Mừng được Thánh Eliseo, môn đệ của Tông đồ Tađêo, tiếp tục. Thánh Eliseo cũng là người đầu tiên xây nhà thờ trong xứ và xác ngài được chôn cất tại làng Kish, gần thành phố Sheki, được gọi là “Mẹ của các Giáo Hội Đông phương” . Tuy nhiên, Gregorio, đấng đuợc soi sáng, mới là người rao giảng Tin Mừng tại Armenia và thành công trong việc hoán cải vua Urmayr, vua người Albani, năm 313. Nhà vua chọn Kitô giáo làm quốc giáo.
Giáo hội Tông truyền Albania tách rời khỏi Giáo hội Roma sau Công đồng Calcedonia năm 451 và độc lập cho tới khi nhập chung với Giáo hội Tông truyền Armeni trước khi người Ảrập xâm nhập vùng Caucaso hồi thế kỷ thứ VIII và làm thành một Catholicato tự trị, sau đó rời về Đan viện Gandzasar trong vùng Nagorno Karabakh cho tới năm 1836 thì bị Nga hoàng bãi bỏ và giảm xuống hàng tổng giám mục của Giáo hội Tông truyền Armeni. Vào thế kỷ XIV, Công giáo được du nhập vào đây nhờ các tu sĩ Dòng Đa Minh, Cát Minh và Agostino, và đạt sự phát triển tột đỉnh vào thế kỷ XVIII với sự trợ giúp của các tu sĩ Dòng Tên. Giáo Hội có các nhà thờ, trường học và đan viện tại nhiều thành phố khác nhau.
Các sinh hoạt của Giáo hội Công giáo bị gián đoạn sau khi Azerbaigian bị Đế quốc Nga xâm lăng vào đầu thế kỷ XIX và dành ưu tiên cho Giáo hội Chính thống. Giáo xứ đầu tiên được thành lập năm 1882, nhưng tới năm 1900 mới được thừa nhận, và năm 1912 mới có nhà thờ đầu tiên là Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Giữa các năm 1917-1991, Giáo hội Công giáo bị chế độ Cộng sản Liên Xô bách hại khốc liệt. Năm 1930, nhà thờ bị phá huỷ. Linh mục cuối cùng là Cha Stefan Demurow bị giết. Kể từ đó, trong vòng 60 năm, đã không có linh mục Công giáo nào được phép đặt chân tới đây. Sau khi Azerbaigian được độc lập năm 1991, Giáo hội Công giáo chỉ có khoảng 30 giáo dân, không có nhà thờ và linh mục. Năm 1997, linh mục đầu tiên tới Baku theo lời xin của tín hữu là Cha Jerzy Pilus, người Ba Lan. Kể từ đó trở đi, Giáo hội Azerbaigian bắt đầu hồi sinh.
Chúa Nhật mồng 2-10, ĐTC đã có 4 sinh hoạt chính: Sau lễ nghi tiếp đón ngài đã đến Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm của Dòng Salesien để dâng Thánh lễ. Tiếp đến, vào ban chiều, có lễ nghi chào đón tại Dinh Tổng thống, thăm xã giao Tổng thống và đài tưởng niệm các chiến sĩ trận vong. Lúc 5 giờ chiều, ĐTC gặp gỡ các giới chức chính quyền, đại điện các cơ quan và ngoại giao đoàn tại Trung tâm Heydar Aliyev. Tiếp đến, ĐTC gặp gỡ Sceico của người Hồi vùng Caucaso và đại diện các tôn giáo khác tại phòng chính của Đền thờ Hồi giáo Heydar Aliyev, trước khi từ giã Azerbaigian lấy máy bay trở về Roma. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của ĐTC.
Sáng Chúa Nhật, lúc sau 7 giờ, ĐTC từ giã Toà Sứ thần Toà Thánh để đi xe ra Phi trường Tbilisi cách đó 26 cây số. ĐTC đã được Tổng thống Cộng hoà Georgia và Đức Thượng phụ tiếp đón. Lễ nghi tiễn biệt đã diễn ra long trọng. Máy bay chở ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh rời Phi trường Tbilisi để trực chỉ Baku cách đó 448 cây số. Sau 1 giờ 20 phút bay, chiếc A321 của Hãng Hàng không Alitalia đã hạ cánh tại Phi trường Quốc tế Heydar Aliyev của thủ đô Baku. Tiếp đón ĐTC tại phi trường có Phó Thủ tướng Azerbaigian và Linh mục Vladimir Fekete, giám quản giáo phận. Đức TGM Marek Solczýnski, Sứ thần Toà Thánh ở trong đoàn tuỳ tùng vì ngài cũng là Sứ thần tại Georgia.
Thủ đô Baku có gần 2 triệu dân nằm trên bờ phía tây của biển Caspio, trên bán đảo Asheron, là điểm nối liền Đông Tây. Tên gọi phát xuất từ tiếng Ba Tư cổ “Badu-Kube” là “thành phố gió” có hải cảng thương mại trong một vùng có nhiều mỏ dầu hoả và nhà máy lọc dầu. Năm 2005, có một ống dẫn dầu dài 1.770 cây số đi qua Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ đến thành phố Ceyhan trên bờ biển Địa Trung Hải. Thủ đô tân tiến là trung tâm chính trị, văn hoá và kỹ nghệ. Trong số nhiều viện bảo tàng nổi tiếng nhất là viện bảo tàng trưng bày các thảm dệt, các tác phẩm nghệ thuật áp dụng như đồ trang sức, thêu và các vật dụng bằng kim loại và gỗ khắc. Trung tâm thành cổ nằm bên trong một pháo đài có chiếc tháp Trinh Nữ cao 29 mét, được Liên Hiêp Quốc tuyên bố là di sản của nhân loại năm 2000; dinh thự của vua Shirvan thuộc thế kỷ XV và Đền thờ Hồi giáo Taza Pir được xây đầu thế kỷ XX. Ngoài ra còn có dinh chính quyền theo kiểu Liên Xô. Ba Ku đã do Alexandre đại đế thành lập. Từ thế kỷ thứ VII, nó nằm trong tay người Ảrập. Từ 1583 tới 1606, nó thuộc Đế quốc Ottoman. Nga hoàng Phêrô Cả đánh chiếm thành phố năm 1723. Trong thế kỷ XVIII, nó là vùng tranh chấp giữa Nga và Ba Tư, cho tới khi bị Nga tái chiếm năm 1806. Năm 1991, Azerbaigian được độc lập.
Giáo quận Tông toà Baku được thành lập năm 2000, gồm 9,5 triệu dân, nhưng chỉ có 560 tín hữu Công giáo, 1 giáo xứ, 1 cứ điểm truyền giáo. Nhân lực của giáo quận gồm 7 linh mục dòng, 10 tuy huynh, 5 nữ tu và 1 đại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 1 trung tâm giáo dục và 1 trung tâm bác ái.
Sau lễ nghi tiếp đón tại phi trường, ĐTC đã đi xe về Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm cách đó 23 cây số để dâng Thánh lễ cho tín hữu.
Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm được xây năm 1909, năm 1931 bị người Bônxêvích phá huỷ. Cộng đoàn tín hữu nảy sinh năm 1992. Họ viết thư về Toà Thánh để xin một linh mục. Năm 2002, sau chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Gioan Phaolô II, Tổng thống Heydar Aliyev tặng Giáo Hội một mảnh đất để xây nhà thờ. Nhà thờ đã được khánh thành năm 2007 với sự tham dự của ĐHY Bertone, hồi đó là Quốc vụ khanh Toà Thánh. Nhà thờ thuộc trung tâm Salesien, gồm 6 linh mục, 3 tu huynh và 1 thanh niên Azero đang theo học để làm phó tế. Đây là trung tâm giáo dục trẻ em và người trẻ, và cung cấp thực phẩm cho người nghèo và người tị nạn. Bên cạnh đó cũng có các nữ tu Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêxa Calcutta hoạt động cho người già và dân nghèo, và từ năm 2015 cũng có thêm các nữ tu Salesien nữa.
Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh. Các bài đọc và thánh ca gồm nhiều thứ tiếng khác nhau. Hàng trăm tín hữu khác đã theo dõi Thánh lễ ở bên ngoài nhà thờ.
Giảng trong Thánh lễ, ĐTC nêu bật 2 khía canh của cuộc sống Kitô là đức tin và phục vụ.
Bài đọc I kể lại lời Ngôn sứ Khabacúc khẩn nài Thiên Chúa can thiệp để tái lập công lý và hoà bình, bị con người dùng bạo lực đập tan. Khi trả lời. Thiên Chúa không can thiệp và giải quyết vấn đề một cách đột ngột và với sức mạnh. Trái lại, Ngài mời gọi kiên nhẫn chờ đợi và không đánh mất đi niềm hy vọng, và nhất là nhấn mạnh tới lòng tin, vì chính nhờ đức tin mà con người sẽ sống (x. Kbc 2,4). Thiên Chúa cũng làm như thế đối với chúng ta: Ngài muốn chữa lành con tim của tôi, của bạn, của từng người.
ĐTC giải thích kiểu Thiên Chúa làm:
“Ngài thay đổi thế giới bằng cách thay đổi con tim chúng ta và Ngài không thể làm điều này mà không có sự cộng tác chúng ta. Thật thế, Thiên Chúa muốn chúng ta mở cửa con tim cho Ngài để có thể bước vào cuộc sống chúng ta. Bởi vì khi Thiên Chúa tìm thấy một con tim rộng mở và tin tưởng, ở đó Ngài có thể làm các điều kỳ diệu.
Nhưng có đức tin, một đức tin sống động, không phải là điều dễ dàng. Chính vì thế, chúng ta hiểu tại sao các tông đồ lại xin Chúa gia tăng lòng tin cho các ngài. Đây là một lời cầu xin đẹp, một lời cầu mà chúng ta có thể hướng lên Chúa mỗi ngày. Đức tin là một ơn của Chúa, nhưng luôn luôn phải được chúng ta cầu xin và vun trồng mỗi ngày. Nó không phải là một sức mạnh ma thuật từ trời xuống, nó không phải là một “của hồi môn” nhận một lần cho luôn mãi, lại càng không phải là một quyền lực siêu phàm giúp giải quyết các vấn đề của cuộc sống.”
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói:
“Không được lẫn lộn đức tin với sự thoải mái với việc được an ủi trong tâm hồn, vì chúng ta có được một chút bình an. Đức tin là sợi chỉ vàng nối liền chúng ta với Chúa, là niềm vui tinh tuyền được ở với Ngài, đuợc hiệp nhất trong Ngài. Nó là món quà đáng giá toàn cuộc sống, nhưng chỉ sinh hoa trái nếu chúng ta làm phần mình. Và phần của chúng ta là việc phục vụ. Không thể tách rời đức tin và sự phục vụ; chúng gắn liền với nhau và được cột buộc vào nhau, y như các tấm thảm, là các tác phẩm nghệ thuật có một lịch sử rất xa xưa của anh chị em. Đức tin của chúng ta cũng thế đến từ xa xưa, là một món quà, mà chúng ta nhận được trong Giáo Hội, phát xuất từ con tim của Thiên Chúa Cha, là Đấng muốn biến từng người trong chúng ta thành một tác phẩm của thụ tạo và của lịch sử. Cuộc sống Kitô của chúng ta cũng thế: nó được dệt từng ngày một cách kiên nhẫn: sợi ngang sợi dọc đan nhau một cách chính xác: sợi dọc của đức tin và sợi ngang của phục vụ. Khi đức tin giao thoa với phục vụ, nó trở thành quyền năng và làm những điều kỳ diệu.
Phục vụ không phải chỉ là thực thi nhiệm vụ của mình và làm một vài việc thiện. Đối với Chúa Giêsu, nó còn hơn thế rất nhiều. Nó là một sự sẵn sàng hoàn toàn trong suốt cuộc đời, không tính toán và không lợi lộc. Trao ban tận hiến hoàn toàn như Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Như thế, chúng ta không chỉ được mời gọi phục vụ để được một phần thưởng, nhưng noi gương Chúa trở thành người phục vụ vì yêu thương.”
ĐTC giải thích thêm:
“Khi đó phục là một kiểu sống, còn hơn thế nữa, nó tóm gọn kiếu sống Kitô: phục vụ Thiên Chúa trong thờ lạy và cầu nguyện, rộng mở và sẵn sàng, yêu thương tha nhân một cách cụ thể, hăng hái lo cho công ích.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, đức tin cũng có các cám dỗ: trước hết là một con tim nguội lạnh khiến cho tín hữu sống uơn lười và bóp nghẹt tình yêu, chỉ sống để thoả mãn các thoải mái riêng không bao giờ đủ và không bao giờ hài lòng, và rốt cuộc sống tầm thường, xoàng xĩnh. Họ dành phần trăm cho Chúa và cho tha nhân và luôn luôn tiết kiệm. Anh chị em đừng để cho con tim mình nguội lạnh đi. Toàn Giáo Hội nhìn anh chị em và khích lệ anh chị em: anh chị em là một đoàn chiên nhỏ bé nhưng quý báu đối với Thiên Chúa.
Cám dỗ thứ hai là “quá hoạt động”, nghĩ rằng mình là chủ nhân ông, cho đi chỉ để có điểm, để trở thành nhân vật quan trọng. Khi đó phục vụ trở thành phương tiện chứ không phải là mục đích, bởi vì mục đích đã trở thành uy tín, rồi quyền lực, muốn làm lớn.
Lấy lại hình ảnh các sợi chỉ của tấm thảm, ĐTC khích lệ từng người hãy là sợi tơ đan chặt vào nhau, giao thoa nhau, hiệp nhất với nhau, sống tươi vui khiêm tốn, bác ái, tạo dựng hoà hợp, và họ sẽ là một tác phẩm tuyệt đẹp của Chúa. ĐTC xin Mẹ Maria và Thánh Terexa Calcutta bầu cử cho họ và xin họ ghi nhớ sứ điệp của Mẹ: “Hoa trái của đức tin là tình yêu, hoa trái của tình yêu là phục vụ, hoa trái của phục vụ và bình an.” (Il cammino semplice, Introduzione).”
Cuối Thánh lễ, Linh mục Vladimir Fekete, Giám quản Tông toà Baku, đã cám ơn ĐTC vì món quà lớn là chuyến viếng thăm của ngài. Là người yêu thương dân nghèo và những người bị bỏ rơi và hiểu ý nghĩa các từ kỳ thị, gạt bỏ ngoài lề xã hội và nghèo túng là gì, ĐTC đang nỗ lực chỉ cho mọi người thấy có thể thay đổi các thực tại này thành thương xót, lòng tốt, sự khoan dung và tất cả mọi từ khác diễn tả tình bác ái.
ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Vào cuối Thành lễ, ĐTC đã ứng khẩu nói:
“Có ngưòi nghĩ là GGH mất thời giờ đi biết bao cây số để thăm một cộng đoàn 700 người trong một vùng có 2 triệu tín hữu. Một cộng đoàn không đồng nhất vì nói tiếng Azero, Ý, Anh, Tây Ban Nha… Một cộng đoàn ở ngoại biên thế giới. Nhưng ĐGH bắt chước Chúa Thánh Thần, là Đấng đã ngự xuống trên một cộng đoàn bé nhỏ ở ngoại biên đóng kín trong Nhà Tiệc Ly. Một cộng đoàn cảm thấy mình sợ hãi nghèo nàn và có lẽ bị bách hại và bị bỏ ra ngoài. Chúa Thánh Thần ban lòng can đảm, sức mạnh và sự “tự do nói tất cả” để tiến lên rao giảng danh Chúa Giêsu. Và các cửa của cộng đoàn Giêrusalem, vốn đóng lại vì sợ hãi hay xấu hổ, đã mở toang ra và sức mạnh của Chúa Thánh Thần đi ra. ĐGH mất thời giờ như Chúa Thánh Thần mất thời giờ hồi đó.
Chỉ có hai điều cần thiết. Trong cộng đoàn đó đã có Mẹ. Anh chị em đừng quên Mẹ! Trong cộng đoàn đó có tình bác ái, tình yêu huynh đệ mà Chúa Thánh Thần đã đổ tràn đầy xuống cho họ. Hãy can đảm lên, Hãy tiến lên! Không sợ hãi! Hãy tiến lên!”
Sau Thánh lễ, ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã dùng bữa trưa với cộng đoàn các cha Salesien.
Lúc 3 giờ chiều, ĐTC từ giã nhân viên và các cộng sự viên của trung tâm, rồi đi xe tới Dinh Tổng thống để thăm xã giao Tổng thống Hham Heydar Aliyev và gặp các giới chức chính trị, ngoại giao đoàn và giới chức xã hội dân sự. Tổng thống sinh năm 1961, theo học ngành tương giao quốc tế và làm chủ doanh nghiệp tư, sau đó làm Phó Chủ tịch Hãng Dầu hoả Quốc gia SOCAR từ năm 1994-2003, dân biểu, dẫn đầu Đảng Tân Azerbaigian, thủ tướng, rồi được bầu làm tổng thống năm 2003.
Tổng thống đã tiếp đón ĐTC tại cửa dinh nơi diễn ra lễ nghi tiếp đón. Sau khi chụp hình lưu niệm, Tổng thống và ĐTC đã lên thư phòng ở lầu một để đàm đạo với nhau. Tiếp đến, Tổng thống giới thiệu gia đình, vợ, 3 con, 3 cháu với ĐTC, hai bên trao đổi quà tặng.
Khoảng 4 giờ 30 chiều, ĐTC đi thăm đài tưởng niệm các chiến sĩ trận vong cho nền độc lập quốc gia, cách đó 8 cây số. Đài kỷ niệm này được xây năm 1998 trên vùng đất gọi là “Đại lộ các vị tử đạo”, biểu tượng cho cuộc chiến đấu cho tự do và sự vẹn toàn của lãnh thổ quốc gia. Năm 1918, các binh sĩ Azeri và Thổ Nhĩ Kỳ tử trận trong cuộc bảo vệ thành phố đuợc chôn cất tại đây. Đây cũng là nơi người dân Azeri biểu tình chống quân đội Liên Xô hồi năm 1990. Những người đã bị tàn sát trong dịp đó cũng được chôn cất nơi đây. Các binh sĩ tử trận trong chiến tranh Nagorno-Karraback năm 1992-1994 cũng được chôn cất ở đây.
Xe chở ĐTC dừng trước đài kỷ niệm. ĐTC đã đặt một vòng hoa tại đài kỷ niệm trước sự hiện diện của ông thị trưởng thành phố.
Tiếp đến, ĐTC đến Trung tâm Heydar Eliyev cách đó 8 cấy số để găp gỡ 1.000 quan khách thuộc giới lãnh đạo chính trị, ngoại giao đoàn và đại diện xã hội dân sự và các cơ cấu khác.
Đáp lời chào của Tổng thống, ĐTC đã nhắc tới ngày 10 tháng 10 Azerbaigian, kỷ niệm 25 năm độc lập. Đây là dịp nhìn vào những gì đã thực hiện được trong các thập niên qua, các tiến bộ cũng như các vấn đề trước mắt. Lịch sử vùng đất này đã cho thấy phần đóng góp của biết bao nhiêu dân tộc và các cố gắng củng cố cơ cấu, phát triển kinh tế và dân sự đã đạt được là nhờ sự chú ý tới thực tại đa văn hoá và đa tôn giáo và thừa nhận sự bổ túc cho nhau giữa mọi nhóm xã hội. Ngoài ra cũng nhờ các tương quan tôn trọng và cộng tác với nhau giữa các nhóm dân sự và tôn giáo khác nhau. Mọi tuỳ thuộc chủng tộc hay ý thức hệ cũng như mọi lộ trình tôn giáo đích thực chỉ có thể loại trừ các thái độ và quan niệm lạm dụng các xác tín, căn tính riêng hay nhân danh Thiên Chúa để hợp thức hoá các ý đồ đàn áp hay thống trị.
ĐTC cầu chúc dân nước Azerbaigian:
“Tôi nhiệt liệt cầu chúc dân nước Azerbaigian tiếp tục trên con đường cộng tác giữa các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau. Ước chi sự hoà hợp và chung sống hoà bình ngày càng dưỡng nuôi cuộc sống xã hội và dân sự của đất nước, trong các diễn tả đa diện của nó, bằng cách bảo đảm cho tất cả mọi người khả thể đóng góp phần mình cho công ích.
Thế giới đang sống thảm cảnh của biết bao nhiêu cuộc xung đột được dưỡng nuôi bởi sự bất khoan nhượng, bởi các ý thức hệ bạo lực và tước bỏ các quyền của những người yếu đuối nhất. Để đương đầu với các lệch lạc này, cần phải làm cho nền văn hoá của hoà bình lớn lên, một nền văn hoá được dưỡng nuôi bằng việc luôn luôn sẵn sàng đối thoại và ý thức rằng không có sự lựa chọn hữu lý nào khác ngoài việc kiên nhẫn và kiên trì liên lỉ thương thuyết để tìm ra các giải pháp. Khi xảy ra các xung đột bên trong quốc gia, cần thăng tiến hoà hợp giữa các thành phần khác nhau, cũng như giữa các quốc gia cần can đảm khôn ngoan theo đuổi con đường dẫn đến tiến bộ và tự do của các dân tộc, mở ra các lộ trình độc đáo nhắm tới các thoả hiệp lâu dài và hoà bình. Như thế cũng là để tránh cho các dân tộc khỏi bị các khổ đau và xé nát thương tâm khó hàn gắn.”
ĐTC đặc biệt nghĩ tới các người tị nạn và khổ đau vì các xung đột đẫm máu và ngài cầu mong cộng đồng quốc tế biết trợ giúp họ đồng thời cho phép một khởi đầu mới cho hoà bình ổn định trong vùng. ĐTC kêu gọi dùng mọi phương thế để đạt tới một giải pháp thoả đáng. Ngài xác tín rằng với sự trợ giúp của Thiên Chúa và với thiện chí của mọi phía, vùng Caucaso sẽ có thể trở thành nơi, qua việc đối thoại và thương thuyết, các tranh chấp và khác biệt sẽ được thắng vượt để cho vùng đất là cánh cửa giữa Đông Tây này cũng trở thành một cửa rộng mở cho hoà bình và là một thí dụ giúp giải quyết các xung khắc cũ và mới.
Tuy là một thực thể bé nhỏ nhưng Giáo hội Công giáo được tháp nhập vào cuộc sống dân sự xã hội Azerbaigian, tham dự vào mọi buồn vui của đất nước và liên đới trong việc đương đầu với các khó khăn. Việc thừa nhận pháp lý được ký kết trong thoả hiệp với Toà Thánh năm 2011 khiến cho cộng đoàn Công giáo có khung cảnh ổn định cho cuộc sống. ĐTC đặc biệt vui mừng vì các tương quan tích cực của cộng đoàn Công giáo với các cộng đoàn Hồi giáo, Chính thống và Do Thái giáo. Việc gắn bó với các giá trị tôn giáo không thể hoà hợp với sự áp đặt bằng bạo lực các quan điểm của mình trên người khác, bằng cách dùng danh Thiên Chúa làm thuẫn đỡ. Trái lại, niềm tin nơi Thiên Chúa là suối nguồn và linh hứng cho sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau vì công ích của xã hội. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Azerbaigian với sự hoà hợp, hoà bình và thịnh vượng.
Vào lúc 5 giờ 30 chiều, ĐTC đã đến Đền thờ Heydar Aliyev để gặp gỡ Sceico của người Hồi vùng Caucaso là ông Allashukur Pashazadeh. Ông đã từng theo học bên Uzbekistan, rồi tại Học viện Imam Albukhari Tashkent. Sau đó, ông trở thành Thư ký Điều hành Hội đồng Hồi vùng Caucaso, rồi được bầu làm chủ tịch. Ông cũng đã là thành viên Quốc hội đầu tiên của Azerbaigian và là thành viên ban cố vấn tôn giáo của Tổ chức UNESCO và của Uỷ ban Đối thoại Liên tôn và được ĐGH Gioan Phaolô II trao tặng Huy chương “Thánh Giorgio” của Vatican.
Đáp lời chào của Sceico, ĐTC nói:
“Thật là ý nghĩa cuộc vặp gỡ thân hữu huynh đệ giữa các tôn giáo trong nơi cầu nguyện này. Nó là dấu chỉ cho thấy các tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng sự hoà hợp, từ các tương quan cá nhân và từ thiện chí của hàng lãnh đạo. Dân nước Azerbaigian ước muốn duy trì di sản lớn lao của các tôn giáo và tìm kiếm một sự rộng mở lớn và phong phú hơn, trong đó Công giáo có chỗ đứng hoà hợp với các tôn giáo khác đông đảo hơn và có thể cộng tác chung xây các xã hội tốt đẹp và hoà bình hơn. Ước chi vùng đất cánh cửa giữa Đông Tây này ngày càng vun trồng ơn gọi rộng mở và gặp gỡ, là các điều kiện cần thiết giúp xây dựng các cây cầu hoà bình và một tương lai xứng đáng với con người. Rộng mở cho tha nhân không làm cho nghèo nàn đi, nhưng làm giàu, vì giúp con người là người hơn, nhận biết mình là thành phần tích cực của một tổng thể lớn hơn và giải thích cuộc sống như là một món quà cho tất cả mọi người, nhìn đích tới không phải với các lợi lộc riêng, nhưng như ích lợi của nhân loại, hành động không với các chủ thuyết lý tưởng và các chủ trương can thiệp, không xen mình một cách nguy hiểm, và không có các hành động áp đặt.
Chính các tôn giáo có một nhiệm vụ lớn là đồng hành với con người trong việc kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống, giúp nó hiểu rằng các khả năng hạn hẹp của con người và các của cải trần gian này không được trở thành các điều tuyệt đối.”
Trích lời thi sĩ Nizami của Azerbaigian, khuyên con người biết rằng các hoa trái của thế giới này không vĩnh cửu, và đừng tôn thờ cái hư mất, rằng “tình yêu là điều bất biến, là điều không có tận cùng”, ĐTC nói: “Các tôn giáo được mời gọi giúp hiểu rằng trung tâm của con người ở ngoài mình, rằng chúng ta hướng tới Đấng cao cả vô tận và hướng tới tha nhân. Tôn giáo là một sự cần thiết cho con người, để nó hiện thực đích điểm của nó, một địa bàn định hướng nó cho sự thiện, và khiến cho nó xa sự dữ, luôn rình rập ngoài cửa con tim nó. Trong nghĩa đó, các tôn giáo có một nhiệm vụ giáo dục: giúp rút tỉa ra từ con người điều tốt lành nhất. Và như là các người lãnh đạo, chúng ta có trách nhiệm lớn là cống hiến các câu trả lời đích thực cho sự tìm kiếm của con người, thường lạc lõng trong các lốc xoáy mâu thuẫn của thời đại chúng ta. Một đàng, có người theo chủ thuyết hư vô, không tin vào cái gì hết nếu không phải là các lợi lộc riêng tư, hay vứt bỏ đời mình và sống theo châm ngôn “nếu Thiên Chúa không hiện hữu, thì tất cả đều được phép”. Đàng khác, ngày càng có các người phản ứng cứng nhắc và cuồng tín, có các lời nói và cử chỉ bạo lực, muốn áp đặt các thái độ quá khích triệt để, xa cách Thiên Chúa hằng sống nhất. Trái lại, các tôn giáo giúp phân định sự thiện sự ác và thực hành với các công việc làm, lời cầu nguyện và sự mệt nhọc của nội tâm, chúng được mời gọi xây dựng nền văn hoá gặp gỡ và hoà bình, được làm với sự kiên nhẫn, cảm thông, với các bước đi khiêm tốn và cụ thể. Không bao giờ được phép lèo lái tôn giáo và tôn giáo không bao giờ được cho vay mượn và trợ giúp các xung đột và các đối kháng.”
ĐTC đã dùng hình ảnh nghệ thuật làm kính màu bằng gỗ và kính Shekele, đã có từ nhiều thế kỷ tại Azerbaigian, để diễn tả sự gắn bó giữa xã hội và tôn giáo. “Người ta không dùng keo dính, không dùng đinh, nhưng chỉ dùng gỗ bọc kính với nhau để cho ánh sáng lùa vào. Cũng thế, mỗi xã hội dân sự đều phải nâng đỡ tôn giáo để cho ánh sáng cần thiết cho sự sống tràn vào. Vì thế, cần bảo đảm cho tôn giáo được tự do thực sự. Không dùng keo dán giả tạo bắt buộc con người tin, không áp đặt một niềm tin xác định, đánh mất sự tự do lựa chọn, không có các đinh đóng từ bên ngoài của các lợi lộc trần thế, của các tham vọng quyền bính và tiền bạc. Bởi vì Thiên Chúa không thể được khẩn nài cho các lợi nhuận riêng tư, hay cho các mục đích ích kỷ, không thể biện minh cho bất cứ hình thức nào của chủ thuyết cuồng tín, đế quốc hay thực dân. Một lần nữa, từ nơi ý nghĩa này vang lên tiếng kêu mời: đừng bao giờ dùng bạo lực nhân danh Thiên Chúa nữa! Ước chi danh thánh của Ngài được tôn thờ, không bị phạm thánh và buôn bán bởi các thù hận và các đối nghịch của con người. Chúng ta hãy tôn vinh Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện kiên trì và bằng việc đối thoại cụ thể. Cầu nguyện và đối thoại mở rộng con tim hướng tới thiện ích của tha nhân và tương ứng sâu xa với nhau.
Theo tinh thần Công đồng Chung Vatican II, Giáo hội Công giáo khích lệ con cái mình nhận ra các giá trị tinh thần, luân lý, xã hội, văn hoá nơi tín hữu các tôn giáo khác, giữ gìn chúng và làm cho chúng tiến triển. Không có khuynh hướng trộn lẫn tôn giáo, cũng không có sự cởi mở ngoại giao, nhưng là đối thoại với người khác và cầu nguyện cho họ. Đó là các phương thế để biến giáo mác thành liềm, dấy lên tình yêu nơi có thù hận và tha thứ nơi có xúc phạm, để không mệt mỏi khẩn nài đi trên các con đường hoà bình.
Một nền hoà bình đích thực được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau, trên ý chí vượt qua các thành kiến và các lầm lỗi quá khứ, trên việc từ bỏ các thái độ hai lòng và các lợi lộc phe phái; một nền hoà bình lâu bền được linh hoạt bởi lòng can đảm vượt qua các hàng rào, triệt hạ nghèo túng và các bất công, tố cáo và ngăn chặn việc gia tăng phổ biến các vũ khí và các lợi nhuận gian ác trên da thịt người khác. Tiếng của quá nhiều máu đổ ra từ trái đất căn nhà chung kêu lên tới Thiên Chúa. Giờ đây, chúng ta được chất vấn đưa ra một câu trả lời không thể chần chừ được nữa cho việc cùng nhau xây dựng một tương lai hoà bình: không phải với những giải pháp bạo lực và bất thình lình, nhưng đã đến lúc cấp thiết sử dụng các tiến trình kiên nhẫn của hoà giải. Vấn đề thực sự của thời đại chúng ta không phải là làm thế nào tiếp tục các lợi lộc của chúng ta, nhưng đâu là viễn tượng cuộc sống cống hiến cho các thế hệ tương lai, làm sao để lại cho họ một thế giới tốt đẹp hơn thế giới chúng ta đã nhận được. Thiên Chúa và lịch sử sẽ hỏi chúng ta có tạo dựng hoà bình không, và các thế hệ trẻ mơ một tương lai khác đang hỏi chúng ta rồi.
Ước chi trong đêm đen của các xung khắc mà chúng ta đang trải qua, các tôn giáo là các bình minh của hoà bình; là hạt giống của tái sinh giữa các tàn phá, chết choc; là các tiếng vọng của đối thoại vang lên không mệt mỏi; là các con đường của gặp gỡ và hoà giải để đến nơi mà các cố gắng làm trung gian chính thức xem ra không đem lại kết quả. Nhất là trong vùng Caucaso thân yêu này, mà tôi đã ước ao đến thăm như người hành hương hoà bình, ước chi các tôn giáo là các phương thế tích cực giúp thắng vượt các thảm kịch của quá khứ và các căng thẳng hiện tại.”
Sau khi từ giã đại diện các tôn giáo, ĐTC đã đi xe ra phi trường từ giã Azerbaigian để về Roma. Lễ nghi từ biệt đã diễn ra đơn sơ. Phó thủ tướng đã tiễn ĐTC tới chân thang máy bay. Máy bay chở ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh lúc 7 giờ tối giờ địa phương và về tới Ciampino lúc 10 giờ tối giờ Roma, kết thúc chuyến công du thứ 16 của ĐTC ở nước ngoài.
Linh Tiến Khải