Những chàng trai… lạ: Thành ‘thợ đụng’
‘Thợ đụng’ nôm na là đụng việc gì làm việc đó. Phạm Quang Thành (24 tuổi, Chủ nhiệm câu lạc bộ từ thiện Đồng Quê, TP.Đông Hà, Quảng Trị) lại sắm vai ‘thợ đụng’ chỉ để làm từ thiện!
Những chàng trai… lạ: Thành ‘thợ đụng’
‘Thợ đụng’ nôm na là đụng việc gì làm việc đó. Phạm Quang Thành (24 tuổi, Chủ nhiệm câu lạc bộ từ thiện Đồng Quê, TP.Đông Hà, Quảng Trị) lại sắm vai ‘thợ đụng’ chỉ để làm từ thiện!
Không chăm chăm vun vén cho bản thân, họ đã ‘cháy’ hết mình với các công việc thiện nguyện vì cộng đồng. Họ là những chàng trai rất… lạ.
|
Từ tiếng sáo trúc
Thành là con đầu, cũng là con trai duy nhất trong một gia đình làm nông ở vùng quê chiêm trũng Lệ Thuỷ (Quảng Bình). Biết ba mẹ làm ruộng đồng vất vả nuôi 3 anh em ăn học nên từ thời phổ thông, Thành đã có tiếng trong làng là ngoan hiền, học giỏi. Việc Thành thi đỗ ngành hoá dầu Trường ĐH Công nghiệp 4 thời đó là một chuyện… hết sức bình thường.
Tiếc thay, từ quê ra phố, lần đầu trong đời biết đến sự hào nhoáng của phố phường, của những cuộc ăn nhậu thâu đêm, của những cuộc tình chớp nhoáng…, Thành bỗng trượt dài trên con đường lêu lổng, nợ nần, để rồi bỏ học chỉ sau 1 học kỳ!
Những chuyện cười đến ‘té ghế’ của ‘ hot boy’ trưởng thôn 8X tận tụy, tháo vác lo cho dân làng.
Lang bạt kỳ hồ một thời gian, Thành mới thi đỗ khoa điện tử viễn thông một trường CĐ ở Đà Nẵng. Tốt nghiệp, ra trường năm 2014, Thành bỗng có một niềm đam mê kỳ lạ với sáo trúc. Từ chơi cho vui, Thành đứng ra thành lập câu lạc bộ (CLB) sáo trúc Đồng Quê ở TP.Đồng Hới (Quảng Bình) với sự tham gia của hơn 60 thành viên. Cuối tháng 9.2014, CLB sáo trúc của Thành có chuyến đi dã ngoại ở huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình) và mọi chuyện thay đổi từ đây.
“Đó là lần đầu tiên chúng tôi tiếc xúc với đồng bào vùng cao. Thấy họ thiếu thốn đủ điều nên chúng tôi muốn giúp đỡ. Ngay sau chuyến đi, CLB sáo trúc Đồng Quê trở thành… CLB từ thiện Đồng Quê. Đó cũng là lý do mà đến nay nhiều người vẫn thắc mắc vì sao chúng tôi có cái tên đó, vì đọc lên nghe chẳng có gì liên quan đến việc từ thiện cả”, Thành kể.
|
Chỉ cần “a lô” là có mặt
Bằng tiếng sáo trúc của mình, CLB đã tổ chức một số buổi biểu diễn, quyên tiền làm từ thiện. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, vì cuối năm 2014, Thành vào TP.Đông Hà (Quảng Trị) sinh sống với lý do riêng.
“Không thể mang cả CLB từ ngoài Đồng Hới đi cùng, tôi vào đây gầy dựng một CLB Đồng Quê mới, do tôi làm chủ nhiệm. Từ ngày đầu khó khăn, đến nay, CLB đã có 10 thành viên trụ cột và hàng chục cộng tác viên thân thiết, chỉ cần “a lô” là có mặt, bắt tay làm việc”, Thành khoe.
Sinh ra nơi núi cao, Năm lớn lên hồn nhiên như con nai con hoẵng qua 26 mùa cây rừng đổi lá, khi thành trưởng cái thôn nghèo rách mồng tơi Tà Lao, chàng trai 9X này cố thay đổi nếp sống, nếp nghĩ của dân bản, giúp họ thoát nghèo…
Dù chỉ hoạt động tròm trèm 2 năm nhưng CLB từ thiện Đồng Quê đã đứng ra kêu gọi, phối hợp thực hiện các chương trình từ thiện rộng khắp từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, từ miền núi đến miền biển… với số tiền tỉ. Điều gì đã làm nên kỳ tích này? Theo Chủ nhiệm CLB Phạm Quang Thành, đó chính là niềm tin.
Thành thừa nhận hầu hết thành viên trong CLB đều còn rất trẻ, cơ nghiệp trong tay không có gì nên… nói chẳng ai tin. “Vì thế phương châm của chúng tôi là không nói nhiều mà chúng tôi làm. Chúng tôi làm để mọi người thấy và trao gửi niềm tin nơi chúng tôi. Để chúng tôi là cầu nối giữa họ đến với những người nghèo. Việc thu chi của chúng tôi rất rõ ràng và công bố ngay trên Facebook. Chúng tôi chưa bao giờ tơ hào đến 1 xu của các nhà tài trợ vì chi phí ăn uống, đi lại, thực hiện từ thiện là do các thành viên tự đóng góp… Xem như người ta bỏ của, chúng tôi bỏ công”, chàng trai trẻ phân tích.
CLB từ thiện Đồng Quê đã tổ chức hàng chục chương trình từ thiện có ý nghĩa, có giá trị lớn. Thường niên thì có các chương trình trung thu, tặng quà tết, tặng quà nhân ngày 27.7, chu cấp hằng tháng cho 3 em nhỏ có hoàn cảnh thiệt thòi…
Chuyện khó nhất đối với ‘già làng’ 30 tuổi và đôi lúc khiến anh ‘khóc ròng’ là phải xử lý những vấn đề tế nhị như mâu thuẫn gia đình, vợ chồng, anh em và để giải quyết được những chuyện như vậy, ‘già làng’ phải có ‘bí quyết’.
Trong năm 2016, CLB đã cùng với CLB tình nguyện trẻ Đà Nẵng tổ chức chương trình “Hướng về ngư dân”, tặng gạo, mì gói cho ngư dân 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế với số tiền 550 triệu đồng; cùng nhóm Việt kiều ở Canada và một nhà hảo tâm giấu tên ở Đà Nẵng xây dựng điểm trường bản Cheng (xã Hướng Lộc, H.Hướng Hoá) với vốn đầu tư 370 triệu đồng…
CLB từ thiện Đồng Quê của Thành còn có một quán cơm xã hội tại địa chỉ 18 Thân Nhân Trung (TP.Đông Hà). Hằng ngày, quán mở cửa bán với mỗi suất cơm giá chỉ 10.000 đồng, thứ bảy hằng tuần có chương trình cơm 5.000 đồng/suất, mỗi tháng có 4 ngày cơm chay miễn phí, mỗi tháng 2 lần đi phát 100 suất cơm/lần tại bệnh viện…
29 tuổi, đẹp trai, chưa vợ, chưa có tài sản gì đáng kể, Trần Xuân Tấn (thôn An Xá, xã Trung Sơn, H.Gio Linh, Quảng Trị) chỉ biết miệt mài làm ông trưởng thôn và đi… hiến máu cứu người.
CLB từ thiện Đồng Quê đã làm rất nhiều cách để có quỹ, và điều này đã biến vị chủ nhiệm trở thành… “thợ đụng”. Cụ thể, CLB đã từng lập đội lân đi nhảy, cho thuê giày pa tin, mở quán cà phê…
24 tuổi, chưa giúp gì cho gia đình, chưa có người yêu, nhưng khi được hỏi: “Trong mấy năm làm từ thiện có thấy khó khăn hay buồn chuyện gì không?”, Thành kể: “Lắm lúc cũng buồn, trách mình không đủ tài, không đủ khả năng vận động thêm nhiều quà để tặng cho tất cả mọi người”.
Nguyễn Phúc