26/12/2024

Mohammad Sammak: “Đức Phanxicô là lãnh đạo tinh thần của toàn nhân loại”

“Đức Giáo hoàng Phanxicô đươc xem như nhà lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại khi ngài nói rằng không có tôn giáo tội ác, nhưng có tội ác trong mọi tôn giáo.” Ông Mohammad Sammak, cố vấn chính trị cho Đại Giáo trưởng Hồi giáo của Liban và Tổng Thư ký Uỷ ban Quốc gia về Đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, đã phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị quốc tế về con người và tôn giáo được bắt đầu chiều Chúa Nhật 18/09/2016.

 Mohammad Sammak: “Đức Phanxicô là lãnh đạo tinh thần của toàn nhân loại”

 

 

ĐTC gặp các lãnh đạo tôn giáo tại Assisi – AP

“Đức Giáo hoàng Phanxicô đươc xem như nhà lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại khi ngài nói rằng không có tôn giáo tội ác, nhưng có tội ác trong mọi tôn giáo.” Ông Mohammad Sammak, cố vấn chính trị cho Đại Giáo trưởng Hồi giáo của Liban và Tổng Thư ký Uỷ ban Quốc gia về Đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, đã phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị quốc tế về con người và tôn giáo được bắt đầu chiều Chúa Nhật 18/09/2016.

Ông Sammak miêu tả nhóm “nhà nước Hồi giáo” như “một nhóm của những kẻ báo thù, tuyệt vọng và cực đoan, những kẻ đã cướp Hồi giáo và sử dụng chỉ cho mục đích báo thù, trong khi đối với Hồi giáo” – ông đưa ra ví dụ như việc phá huỷ của các nhà thờ và tu viện ở Syria và Iraq – “không ai được phép sử dụng những viên đá của một thờ để xây nhà của mình”.

Ông nhắc đến Cha Paolo Dall’Oglio, người đã “cống hiến cuộc đời để phục vụ người Hồi giáo và Kitô hữu ở Syria” và Đức cha Mar Gregorios Yohanna Ibrahim, Giám mục của Aleppo, đã bị bắt cóc cách đây 3 năm, là người mà ông đã được biết đến trong các buổi cầu nguyện cho hoà bình tổ chức bởi Sant’Egidio trong những năm qua.

Ông cũng nói về Cha Jacques Hamel, đã bị giết hồi tháng 7 vừa qua trong khi đang dâng Thánh lễ tại một nhà thờ ở Rouen, nước Pháp. Ông nói: “Cha Hamel là một nạn nhân không chỉ đối với Giáo Hội của các bạn, mà còn đối với tôn giáo của chúng tôi.” 

Cuối cùng, ám chỉ tới nước Liban của mình, ông khẳng định rằng “mối quan hệ giữa tín hữu của các tôn giáo khác nhau không thể dựa trên việc loại trừ người khác  – như nhóm “nhà nước Hồi giáo” (IS) muốn – và ngay cả trên sự khoan dung. Nó phải được dựa trên niềm tin vào chủ nghĩa đa nguyên và đa dạng, trên sự tôn trọng đối với nền tảng ý thức hệ và lý trí, những điều là nền tảng cho sự đa dạng.” 

Ông kết luận: “Quyền công dân không thể dựa trên sự khoan dung nhân nhượng, nhưng là dựa trên quyền lợi.” (Zenit 20/09/2016)

 
 

Hồng Thuỷ