Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Chúa nhật 7-8-2016
VATICAN – ĐTC mời gọi các tín hữu sống tỉnh thức, hướng về đời sống vĩnh cửu trong sự chuyên cần làm việc thiện. Ngài cũng báo động và liên đới với thảm cảnh của bao nhiêu thường dân nạn nhân chiến tranh ở thành Aleppo của Syria. Đó là nội dung bài huấn dụ ngắn của Ngài trong buổi đọc Kinh Tuyền Tin trưa Chúa Nhật 7-8-2016 với hàng chục ngàn tín hữu tu tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Chúa nhật 7-8-2016
VATICAN – ĐTC mời gọi các tín hữu sống tỉnh thức, hướng về đời sống vĩnh cửu trong sự chuyên cần làm việc thiện. Ngài cũng báo động và liên đới với thảm cảnh của bao nhiêu thường dân nạn nhân chiến tranh ở thành Aleppo của Syria.
Đó là nội dung bài huấn dụ ngắn của Ngài trong buổi đọc Kinh Tuyền Tin trưa Chúa Nhật 7-8-2016 với hàng chục ngàn tín hữu tu tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC đã diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng Chúa Nhật 18 Thường Niên năm C.
Huấn dụ của Đức Thánh Cha
Trong trang Tin Mừng hôm nay (Lc 12,32-48), Chúa Giêsu nói với các môn đệ về thái độ phải có trước cuộc gặp gỡ chung kết với Chúa, và Người giải thích về việc chờ đợi cuộc gặp gỡ ấy phải thúc đẩy chúng ta có một cuộc sống đầy những công việc lành. Có đoạn Chúa nói: “Các con hãy bán những gì các con sở hữu và làm phúc; hãy sắm những bao bị tiền không bị cũ rách, một kho tàng chắc chắn trên trời, nơi mà kẻ trộm không tới được và mối mọt không làm hư hỏng.” (c. 33). Đó là một lời mời gọi mang lại giá trị cho việc làm phúc như một việc làm từ bi thương xót, đừng tín thác nơi những của cải chóng qua, nhưng hãy dùng sự vật mà không quyến luyến và ích kỷ, trái lại hãy theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa, quan tâm đến tha nhân và yêu thương.
Đó là nội dung bài huấn dụ ngắn của Ngài trong buổi đọc Kinh Tuyền Tin trưa Chúa Nhật 7-8-2016 với hàng chục ngàn tín hữu tu tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC đã diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng Chúa Nhật 18 Thường Niên năm C.
Huấn dụ của Đức Thánh Cha
Trong trang Tin Mừng hôm nay (Lc 12,32-48), Chúa Giêsu nói với các môn đệ về thái độ phải có trước cuộc gặp gỡ chung kết với Chúa, và Người giải thích về việc chờ đợi cuộc gặp gỡ ấy phải thúc đẩy chúng ta có một cuộc sống đầy những công việc lành. Có đoạn Chúa nói: “Các con hãy bán những gì các con sở hữu và làm phúc; hãy sắm những bao bị tiền không bị cũ rách, một kho tàng chắc chắn trên trời, nơi mà kẻ trộm không tới được và mối mọt không làm hư hỏng.” (c. 33). Đó là một lời mời gọi mang lại giá trị cho việc làm phúc như một việc làm từ bi thương xót, đừng tín thác nơi những của cải chóng qua, nhưng hãy dùng sự vật mà không quyến luyến và ích kỷ, trái lại hãy theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa, quan tâm đến tha nhân và yêu thương.
Giáo huấn của Chúa Giêsu được tiếp tục với 3 dụ ngôn ngắn về đề tài tỉnh thức.
Trước tiên là dụ ngôn những người đầy tớ chờ đợi chủ về ban đêm. “Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về mà thấy họ còn tỉnh thức” (c. 37): đó là hạnh phúc chờ đợi Chúa với niềm tin, sẵn sàng, trong thái độ phục vụ. Chúa xuất hiện mỗi ngày, gõ cửa tâm hồn chúng ta. Và thật là phúc cho người mở cửa cho Chúa, vì họ sẽ được phần thưởng lớn: thực vậy chính Chúa sẽ trở nên người phục vụ các tôi tớ của Người; tại bữa tiệc trong Nước của Chúa, chính Người sẽ phục vụ họ. Với dụ ngôn này, trong khung cảnh ban đêm, Chúa Giêsu trình bày cuộc sống như một cuộc canh thức chờ đợi, và hoạt động, đi trước ngày rạng ngời vĩnh cửu. Để có thể đi đến đó, cần sẵn sàng, tỉnh thức và dấn thân phục vụ tha nhân; trong viễn tượng đầy an ủi, “ở đời sau” không phải chúng ta phục vụ Thiên Chúa, nhưng chính Chúa sẽ đón nhận chúng ta vào bàn tiệc của Ngài. Nghĩ cho kỹ, điều này đã xảy ra mỗi lần chúng ta gặp gỡ Chúa trong kinh nguyện, hoặc trong khi phục vụ người nghèo, nhất là trong Thánh Thể, nơi Chúa dọn một bữa tiệc để nuôi sống chúng ta bằng Lời và Mình Ngài.
ĐTC nói tiếp:
Dụ ngôn thứ hai có hình ảnh một kẻ trộm đến bất ngờ. Sự kiện này đòi chúng ta phải cảnh giác; thực vậy, Chúa Giêsu nhắn nhủ: “Các con hãy sẵn sàng, vì vào giờ các con không ngờ, Con Người sẽ đến.” (c. 40). Môn đệ là người chờ đợi Chúa và Nước của Ngài.
Tin Mừng làm sáng tỏ viễn tượng này bằng dụ ngôn thứ ba: người quản gia coi sóc nhà cửa sau khi chủ ra đi. Trong khung cảnh thứ nhất, người quản gia trung thành thi hành nghĩa vụ và được thưởng. Trong cảnh thứ hai, người quản gia lạm dụng quyền bính và đánh đập những người phục vụ, vì thế khi chủ về bất ngờ, người ấy sẽ bị trừng phạt. Cảnh tượng này trình bày một tình trạng cũng thường xảy ra ngày nay: bao nhiêu bất công, bạo lực và những điều xấu xa hằng ngày nảy sinh từ ý tưởng cư xử như chủ nhân ông trên cuộc sống của người khác.
Ngày hôm nay, Chúa Giêu nhắc nhở chúng ta rằng sự chờ đợi hạnh phúc vĩnh cửu không chuẩn chước cho chúng ta khỏi nghĩa vụ dấn thân làm cho thế giới này trở nên công chính hơn và đáng được cư ngụ hơn. Đúng ra, chính niềm hy vọng đạt được Nước Vĩnh Cửu thúc đẩy chúng ta hoạt động để cải tiến cuộc sống trần thế, nhất là cuộc sống của những anh chị em yếu thế hơn. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trở thành những người và cộng đoàn không bám vào hiện tại, hoặc tệ hơn nữa, hoài tưởng quá khứ, trái lại hướng về tương lai của Thiên Chúa, hướng về cuộc gặp gỡ Chúa, là sự sống và hy vọng của chúng ta.
Kêu gọi cho Aleppo, Syria
Sau phép lành, ĐTC nhắc đến tình trạng đau thương ở Syria và nói: Đáng tiếc là từ Syria tiếp tục có những tin tức về các thường dân trở thành nạn nhân chiến tranh, đặc biệt tại thành phố Aleppo. Không thể chấp nhận được sự kiện biết bao nhiêu người vô phương thế tự vệ, kể cả các trẻ em, phải trả giá cho cuộc xung đột. Chúng ta hãy gần gũi trong kinh nguyện và tình liên đới với anh chị em Syria, và phó thác họ cho sự bảo vệ từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
ĐTC không quên chào thăm các tín hữu hành hương ở Roma và những người đến từ các nước. Ngài nêu danh một số nhóm, đặc biệt là các bạn trẻ đến từ thành Verona, bắc Italia, những thiếu niên đến Roma làm việc thiện nguyện trong các trung tâm tiếp đón.
Aleppo mà ĐTC nói đến trong lời kêu gọi là thành phố lớn thứ hai tại Syria và là nơi vốn có đông đảo tín hữu Kitô nhất nước. Một số khu vực của thành này bị lực lượng Nhà Nước Hồi giáo IS chiếm đóng, nhưng nay quân đội Chính phủ Syria với sự hỗ trợ của không lực Nga đang liên tục oanh kích để đánh đuổi phiến quân. Trong các cuộc giao tranh và pháo kích đó, nhiều bom đạn đã rơi trúng các nhà thường dân và cả bệnh viện nhi đồng nữa.
Trước tiên là dụ ngôn những người đầy tớ chờ đợi chủ về ban đêm. “Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về mà thấy họ còn tỉnh thức” (c. 37): đó là hạnh phúc chờ đợi Chúa với niềm tin, sẵn sàng, trong thái độ phục vụ. Chúa xuất hiện mỗi ngày, gõ cửa tâm hồn chúng ta. Và thật là phúc cho người mở cửa cho Chúa, vì họ sẽ được phần thưởng lớn: thực vậy chính Chúa sẽ trở nên người phục vụ các tôi tớ của Người; tại bữa tiệc trong Nước của Chúa, chính Người sẽ phục vụ họ. Với dụ ngôn này, trong khung cảnh ban đêm, Chúa Giêsu trình bày cuộc sống như một cuộc canh thức chờ đợi, và hoạt động, đi trước ngày rạng ngời vĩnh cửu. Để có thể đi đến đó, cần sẵn sàng, tỉnh thức và dấn thân phục vụ tha nhân; trong viễn tượng đầy an ủi, “ở đời sau” không phải chúng ta phục vụ Thiên Chúa, nhưng chính Chúa sẽ đón nhận chúng ta vào bàn tiệc của Ngài. Nghĩ cho kỹ, điều này đã xảy ra mỗi lần chúng ta gặp gỡ Chúa trong kinh nguyện, hoặc trong khi phục vụ người nghèo, nhất là trong Thánh Thể, nơi Chúa dọn một bữa tiệc để nuôi sống chúng ta bằng Lời và Mình Ngài.
ĐTC nói tiếp:
Dụ ngôn thứ hai có hình ảnh một kẻ trộm đến bất ngờ. Sự kiện này đòi chúng ta phải cảnh giác; thực vậy, Chúa Giêsu nhắn nhủ: “Các con hãy sẵn sàng, vì vào giờ các con không ngờ, Con Người sẽ đến.” (c. 40). Môn đệ là người chờ đợi Chúa và Nước của Ngài.
Tin Mừng làm sáng tỏ viễn tượng này bằng dụ ngôn thứ ba: người quản gia coi sóc nhà cửa sau khi chủ ra đi. Trong khung cảnh thứ nhất, người quản gia trung thành thi hành nghĩa vụ và được thưởng. Trong cảnh thứ hai, người quản gia lạm dụng quyền bính và đánh đập những người phục vụ, vì thế khi chủ về bất ngờ, người ấy sẽ bị trừng phạt. Cảnh tượng này trình bày một tình trạng cũng thường xảy ra ngày nay: bao nhiêu bất công, bạo lực và những điều xấu xa hằng ngày nảy sinh từ ý tưởng cư xử như chủ nhân ông trên cuộc sống của người khác.
Ngày hôm nay, Chúa Giêu nhắc nhở chúng ta rằng sự chờ đợi hạnh phúc vĩnh cửu không chuẩn chước cho chúng ta khỏi nghĩa vụ dấn thân làm cho thế giới này trở nên công chính hơn và đáng được cư ngụ hơn. Đúng ra, chính niềm hy vọng đạt được Nước Vĩnh Cửu thúc đẩy chúng ta hoạt động để cải tiến cuộc sống trần thế, nhất là cuộc sống của những anh chị em yếu thế hơn. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trở thành những người và cộng đoàn không bám vào hiện tại, hoặc tệ hơn nữa, hoài tưởng quá khứ, trái lại hướng về tương lai của Thiên Chúa, hướng về cuộc gặp gỡ Chúa, là sự sống và hy vọng của chúng ta.
Kêu gọi cho Aleppo, Syria
Sau phép lành, ĐTC nhắc đến tình trạng đau thương ở Syria và nói: Đáng tiếc là từ Syria tiếp tục có những tin tức về các thường dân trở thành nạn nhân chiến tranh, đặc biệt tại thành phố Aleppo. Không thể chấp nhận được sự kiện biết bao nhiêu người vô phương thế tự vệ, kể cả các trẻ em, phải trả giá cho cuộc xung đột. Chúng ta hãy gần gũi trong kinh nguyện và tình liên đới với anh chị em Syria, và phó thác họ cho sự bảo vệ từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
ĐTC không quên chào thăm các tín hữu hành hương ở Roma và những người đến từ các nước. Ngài nêu danh một số nhóm, đặc biệt là các bạn trẻ đến từ thành Verona, bắc Italia, những thiếu niên đến Roma làm việc thiện nguyện trong các trung tâm tiếp đón.
Aleppo mà ĐTC nói đến trong lời kêu gọi là thành phố lớn thứ hai tại Syria và là nơi vốn có đông đảo tín hữu Kitô nhất nước. Một số khu vực của thành này bị lực lượng Nhà Nước Hồi giáo IS chiếm đóng, nhưng nay quân đội Chính phủ Syria với sự hỗ trợ của không lực Nga đang liên tục oanh kích để đánh đuổi phiến quân. Trong các cuộc giao tranh và pháo kích đó, nhiều bom đạn đã rơi trúng các nhà thường dân và cả bệnh viện nhi đồng nữa.
G. Trần Đức Anh OP